8. Bố cục của luận văn
3.2.1. Hoàn thiện chung các quy định pháp luật về dịch vụ sở hữu công
giảm đột ngột này không hẳn là do số lượng xâm phạm đã giảm đi, mà do Cục không đảm nhận việc giám định này nữa, vậy thì số phận đơn khiếu nại muốn giám định sẽ đi về đâu, bởi lẽ mặc dù Nghị định số 105/NĐ-CP đã ra đời nhưng các tổ chức giám định sở hữu công nghiệp và cá nhân xin cấp bằng giám định viên vẫn lẻ tẻ và hiếm hoi.
3.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LUẬT VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
3.2.1. Hoàn thiện chung các quy định pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp công nghiệp
Hiện nay, các quy định về dịch vụ sở hữu trí tuệ nói chung và dịch vụ sở hữu công nghiệp nói riêng còn nằm rải rác trong quá nhiều văn bản như: Hiến pháp 1992, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật khoa học và công nghệ, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2008), Bộ Luật tổ tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự,… và trong nhiều văn bản hướng dẫn, thi hành các luật, pháp lệnh trên. Không chỉ có thế, một vấn đề được quy định trong rất nhiều văn bản, những văn bản này có hiệu lực khác nhau thậm chí hiệu lực như nhau nhưng cơ quan khác nhau ban hành. Các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ không được quy định chung trong một văn bản pháp luật, sau đó hướng dẫn cụ thể tại một số văn bản pháp luật có hiệu lực thấp hơn. Kêt quả, khiến người dân thi hành pháp luật khó có thể vẽ nổi mô hình hoàn mỹ về các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chưa có một văn bản thật sự chính thống nào quy định về dịch vụ sở hữu công nghiệp hay danh mục dịch vụ sở hữu công nghiệp.
các nhóm dịch vụ sở hữu công nghiệp mà cá nhân được tham gia thành lập, hoạt động mà thôi. Các nhóm dịch vụ công do cơ quan nhà nước về sở hữu trí tuệ quản lý (ở đây chủ yếu là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam) thì chỉ đề cập cụ thể trong Điều lệ tổ chức, hoạt động của các tổ chức này. Hiện nay, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đang xây dựng đề án “Thiết lập hệ thống các dịch vụ công về sở hữu công nghiệp” (dự kiến hoàn thành vào năm 2011) mở ra khả năng lớn về việc thiết lập một văn bản pháp luật chung về dịch vụ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
Hoàn thiện sớm hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thuận lợi cho hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp là một nhu cầu bức thiết. Năm 2005 đánh dấu những thành tựu to lớn trong tiến trình đối mới hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc thông qua Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ thể hiện thành công của quá trình hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hàng loạt các Nghị định và Thông tư ra đời. Tuy nhiên, việc ban hành thành công những văn bản này không có nghĩa là pháp luật sở hữu trí tuệ của chúng ta đã hoàn thiện mà hệ thống pháp luật Việt Nam cần bổ sung và thống nhất hơn nữa.
Hoàn thiện về mặt luật pháp gồm hai phần, thứ nhất là hoàn thiện về pháp luật sở hữu công nghiệp nói chung và hoàn thiện các quy định về dịch vụ sở hữu công nghiệp nói riêng.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và quy tụ các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế. Hiện nay, các quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế. Cần quy tụ các quy định về dịch vụ sở hữu công nghiệp về một hoặc một số văn bản pháp luật, sắp xếp lại các phần cho hợp lý, chỉnh
sửa những phần còn thiếu sót. Các quy định của luật nên rõ ràng hơn, tạo hành lang pháp lý tốt cho các cá nhân và tổ chức mong muốn hoạt động trong lĩnh vực này (đặc biệt là trong lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp).
Bên cạnh quy tụ và hoàn thiện cần đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp và giữa các quy định liên quan đến sở hữu công nghiệp của các ngành luật khác; tiếp tục tổng kết thực tiễn thi hành những năm qua để bổ sung các quy định đầy đủ và cụ thể hơn, pháp điên hóa các quy định, văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tham gia bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với tài sản sở hữu trí tuệ; ngoài ra cần đảm bảo sự tương thich giữa các quy định sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các công ước quốc tế mà chúng ta đã và sẽ là thành viên, các hiệp định song phương, đa phương khác chúng ta đã ký kết; đảm bảo các quy định về quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Việc này có vẻ không liên quan trực tiếp đến mảng dịch vụ sở hữu công nghiệp nhưng thực chất nó liên đới rất lớn, bởi nếu các quy định của luật về sở hữu công nghiệp cụ thể và rõ ràng, công tác dịch vụ sở hữu công nghiệp cũng sẽ bớt phức tạp và ổn định hơn.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp. Pháp luật Việt Nam đã quy đinh cụ thể và khá đầy đủ về dịch vụ sở hữu công nghiệp tuy nhiên các quy định này còn quá rải rác, trong Nghị định, thông tư, thông tư sửa đổi, công văn hướng dẫn, … trong một số trường hợp còn chưa có sự dẫn chiếu thích hợp giữa các văn bản pháp luật khác nhau. Vì vậy, cần quy định thống nhất giữa các văn bản để dễ tiếp cận và ứng dụng nhất. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật kể trên không chỉ giúp cho các cá nhân, những người muốn tìm hiểu pháp luật và thực hiện theo đúng pháp luật, mà quan trọng hơn, giúp cho những nhà nghiên cứu luật tìm hiểu, từ đó họ có hứng thú hơn với lĩnh vực dịch vụ sở hữu công nghiệp.