Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tổ chức, cá nhân

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp (Trang 36 - 42)

8. Bố cục của luận văn

2.1.2. Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tổ chức, cá nhân

nhân hành nghề giám định sở hữu công nghiệp

Trước đây, khi giải quyết những tranh chấp có liên quan đến sở hữu công nghiệp, các cơ quan chức năng thường phải gửi công văn hỏi ý kiến Cục sở hữu trí tuệ để xác định có sự vi phạm hay không và căn cứ vào trả lời của Cục, cơ quan quản lý thị trường, công an, hải quan,… mới ra quyết định giải quyết tranh chấp. Việc này đặt Cục Sở hữu trí tuệ vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, vừa cấp đăng ký bảo hộ cũng vừa giám định mình đã cấp đúng hay sai. Vì lẽ đó Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Thông báo số 2543/TB-SHTT ngày 26/10/2006 về việc dừng tiếp nhận yêu câu cầu giám định về sở hữu công nghiệp. Căn cứ vào Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 105 quy định về tổ chức giám định sở hữu công nghiệp và giám định viên sở hữu công nghiệp, hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cung cấp thông tin liên quan đến việc bảo hộ sản phẩm để các cơ quan tham khảo và Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn giám định nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Các đơn xin giám định nhằm xác định vi phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ do các giám định viên sở hữu công nghiệp trong các tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định sở hữu công nghiệp đảm nhiệm.

2.1.2.1. Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và mới đây nhất là Nghị định số 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 105 quy định về tổ chức giám định sở hữu công nghiệp và giám định viên sở hữu công nghiệp. Theo Điều 1 điểm 10 về sửa đổi, bổ sung Điều 42 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP: Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ là tổ chức đáp ứng các điều kiện để thực hiện giám định về sở hữu trí tuệ. Các quy định về điều kiện của một tổ chức giám định được quy định trong Nghị định số 119/2010/NĐ-CP, theo đó một tổ chức chỉ được hành nghề giám định khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

 Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ;  Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc;

 Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.

Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp phải là tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện như quy định trong Nghị định số 119/2010/NĐ-CP. Khi có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ thì được thành lập tổ chức giám định, còn để thực hiện giám định thì phải có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định. Thêm một điều kiện nữa là tổ chức giám định có đầy đủ điều kiện thì chỉ được hành nghề giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động và đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, chưa có quy định rõ ràng về thẻ giám định viên, đây là thẻ giám định chung cấp cho mọi đối tượng đạt yêu cầu hay có những thẻ giám định viên cụ thể như thẻ giám định viên về lĩnh vực nhãn hiệu, thẻ giám định viên trong lĩnh vực sáng chế. Bởi vì, theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP thì tổ chức đó chỉ được hành nghề trong lĩnh vực mà mình đã đăng ký. Vậy thì nếu có phân loại thẻ giám định viên theo các lĩnh vực thì

một giám định viên mà một tổ chức giám định cần có để được thành lập đó cần phải được cấp về cùng một lĩnh vực hay không. Quy định này còn mập mờ sẽ dẫn đến cơ quan có thẩm quyền khó có thể xác định lĩnh vực hoạt động mà tổ chức giám định được thực hiện.

Một tổ chức cung cấp dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp nếu là một doanh nghiệp thì trước hết doanh nghiệp đó phải có Giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề giám định sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 cũng bổ sung thêm quy định tổ chức giám định không được là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Vì dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp phải có giấy phép (hoặc đăng ký, chấp thuận hoặc bằng bất cứ một hình thức nào khác thể hiện việc chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền) đối với hoạt động dịch vụ này. Vì lẽ đó, nên phân biệt rạch ròi giừa Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giám định (do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp) và Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp (do cơ quan quản lý chuyên ngành về sở hữu trí tuệ cấp) cũng như các giấy tờ có liên quan khác (Giấy đăng ký hoạt động khoa học công nghệ) để đảm bảo minh bạch hơn.

Thay vì chỉ có Cục sở hữu trí tuệ thực hiện giám định sở hữu công nghiệp như trước đây, việc giao trách nhiệm cho các tổ chức tư nhân có đủ điều kiện để hành nghề giám định, một mặt giám bớt sức ép cho Cục sở hữu trí tuệ, một mặt làm cho cơ quan chức năng nhanh chóng khi ra quyết định xử lý tranh chấp. Điều này phù hợp với xu hướng chung về cơ chế thị trường cũng như quy định đòi hỏi của Tổ chức WTO. Tuy nhiên, các quy định về tổ chức giám định sở hữu công nghiệp cũng cần phải cụ thể hơn, đặc biệt là quy định về loại thẻ giám định viên, lĩnh vực giám định có trên thẻ và tổ chức giám định đạt yêu cầu.

b) Quyền, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề giám định sở hữu công nghiệp

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề giám định sở hữu công nghiệp được quy định trong Điều 1 điểm 11 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 105/2006/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thi hành. Ngoài những quyền và nghĩa vụ tương tự như quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, tổ chức hành nghề giám định còn có trách nhiệm hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định đã đăng ký, bảo quản và lưu trữ tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định, giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2.1.2.2. Giám định viên sở hữu công nghiệp

a) Điều kiện được cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp

Ngoài các quy định về tổ chức giám định, thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, đối tượng và điều kiện cấp thẻ cũng được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Điều 67 Bộ Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 quy định về người giám định: “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự”.

Như vậy, giám định viên theo quy định của luật này quy định rất chung chung, khó có thể hiểu được thế nào là người giám định. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật ra sau đó quy định cụ thể và khá chi tiết về giám định viên sở hữu trí tuệ.

sung năm 2009 thì để trở thành một giám định viên cần các điều kiện:

 Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 Thường trú tại Việt Nam;  Có phẩm chất đạo đức tốt;

 Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

Thứ nhất là điều kiện có trình độ đại học về lĩnh vực giám định được hiểu là có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành kỹ thuật, các ngành khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với chuyên ngành giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; còn đối với các chuyên ngành giám định khác thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thuộc bất kỳ ngành nào.

Thứ hai là điều kiện về phẩm chất đạo đức được hiểu là chưa bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp hoặc hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

Phần điều kiện về trình độ nghiệp vụ sở hữu công nghiệp được hiểu là được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiệp vụ làm giám định viên sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 6 Mục II của Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN.

Chỉ có thẻ giám định viên trong lĩnh vực sáng chế và bố trí mạch tích hợp bán dẫn thì mới yêu cầu tốt nghiệp đại học chuyên ngành cụ thể như khoa học vật lý, hóa học, sinh học hoặc các ngành kỹ thuật, còn đối với các chuyên ngành giám định khác như giám định nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,… thì tốt nghiệp đại học bất kể ngành nào.

Một điều kiện bắt buộc nữa là các cá nhân đó đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và thi qua lớp kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp. Nội dung kiểm tra và đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể trong Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN.

b) Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề giám định sở hữu công nghiệp được quy định trong Điều 1 điểm 12 Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 105/2006/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thi hành.

Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình, giám định viên sở hữu công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây: Có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong một tổ chức giám định; từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; Giám định viên hoạt động độc lập có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, hiện vật, thông tin liên quan đến đối tượng giám định và lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định; sử dụng kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định; có nghĩa vụ lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu; Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định; giữ bí mật về kết quả giám định, các thông tin, tài liệu giám định; Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình; Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, gây thiệt hai cho cá nhân, tổ chức liên quan; Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp và tổ chức hành nghề giám định đã được quy định khá cụ thể, tuy nhiên nên quy định

tách biệt rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ. Bên cạnh đó luật cũng nên quy định cụ thể biện pháp xử lỷ khi các giám định viên làm sai quy định hay các tổ chức giám định không làm đúng trách nhiệm của mình. Quy định như vậy vừa đảm bảo quyền lợi của họ và vừa có biện pháp cưỡng chế, răn đe khi các giám định viên hay tổ chức giám định không làm tròn nghĩa vụ của mình.

2.2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Đại diện sở hữu công nghiệp là những người chuyên nghiệp, hành nghề dịch vụ đại diện trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp là một hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, liên quan đến các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ, đó là: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Các dịch vụ do Đại diện sở hữu công nghiệp cung cấp là những dịch vụ pháp lý, bao gồm hai nội dung chủ yếu là tư vấn và đại diện, cụ thể như sau:

 Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

 Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

 Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

Đại diện sở hữu công nghiệp cung cấp những dịch vụ trên đây theo uỷ quyền của khách hàng.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)