Điều kiện pháp lý để được hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp (Trang 56 - 60)

8. Bố cục của luận văn

2.2.2. Điều kiện pháp lý để được hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp

thành quả sáng tạo của khách hàng được pháp luật chính thức bảo hộ, Đại diện phải có khả năng đáp ứng những đòi hỏi theo quy định và thực tiễn, xứng đáng với vai trò quan trọng của mình.

2.2.2. Điều kiện pháp lý để được hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp nghiệp

2.2.2.1. Tiêu chuẩn để trở thành Đại diện sở hữu công nghiệp

Các tiêu chuẩn để trở thành Đại diện sở hữu công nghiệp được quy định ở hầu hết các nước. Các nước có thể quy định các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng những nước có lịch sử phát triển trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp càng lâu dài thì tiêu chuẩn để được phép hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp càng khắt khe và nghiêm ngặt. Nói chung, luật của các nước và khu vực đều quy định các tiêu chuẩn cơ bản để trở thành Đại diện sở hữu công nghiệp như sau:

(i) Là công dân thường trú ở nước sở tại;

(ii) Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành kỹ thuật hoặc pháp lý; (iv) Đã thi đỗ kỳ thi sát hạch nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp; (v) Có trình độ ngoại ngữ tốt.

Ngoài ra, Người đại diện sở hữu công nghiệp cần phải có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt để có khả năng làm việc với cường độ cao khi cần thiết, cũng như có đầy đủ các phẩm chất quan trọng như trung thực, cẩn thận, chính xác... để phát huy vai trò quan trọng của mình và là nhịp cầu nối đáng tin cậy giữa khách hàng với cơ quan có thẩm quyền. Nhưng chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn đó thì chưa đủ để có khả năng hành nghề. Những người muốn trở thành Đại diện sở hữu công nghiệp phải am hiểu kỹ thuật (vì hầu hết

các sáng chế - một đối tượng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp - liên quan đến những công nghệ mới, những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến), đồng thời phải am hiểu pháp luật, đặc biệt là luật sở hữu công nghiệp (vì hầu hết các vấn đề về sở hữu công nghiệp đều liên quan đến khía cạnh pháp lý). Bởi vậy, những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật lại phải được đào tạo thêm về luật sở hữu công nghiệp và các luật liên quan, còn những người đã tốt nghiệp đại học ngành luật lại cần được đào tạo thêm về luật sở hữu công nghiệp và kỹ thuật. Sau khi được đào tạo về lý thuyết như trên, những người đó phải tiếp tục tích luỹ những kinh nghiệm cần thiết trong thực tiễn hành nghề. Vì vậy, họ phải được thực tập tại các cơ quan sở hữu công nghiệp, tại toà án..., thực hành kỹ năng nghiệp vụ tại các Văn phòng Đại diện sở hữu công nghiệp, dưới sự hướng dẫn của một hoặc một số Đại diện có nhiều kinh nghiệm. Quá trình tự đào tạo này thường kéo dài tới vài năm trước khi được phép hành nghề.

Trước khi được phép hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, những người muốn hành nghề đều phải trải qua một kỳ thi tuyển thường rất khó khăn nhằm đánh giá khả năng hành nghề của từng thí sinh. Tỷ lệ thí sinh thi đỗ trong các kỳ thi tuyển này thường rất thấp, và chỉ những người thi đỗ mới được công nhận trong Sổ Đăng ký quốc gia/khu vực về Đại diện sở hữu công nghiệp (Đăng bạ Đại diện sở hữu công nghiệp), và được chính thức hoạt động với tư cách là Đại diện sở hữu công nghiệp. Như vậy, người được phép hành nghề đại diện phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, trong đó tiêu chuẩn quan trọng nhất là hiểu biết pháp luật sở hữu công nghiệp và thành thạo nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

2.2.2.2. Điều kiện pháp lý để được hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

nghiệp, để được phép hành nghề dưới danh nghĩa là Người đại diện sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, các cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

 Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 Thường trú tại Việt Nam;  Có Bằng tốt nghiệp đại học;

 Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên

tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

 Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

 Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

Sau khi được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) công nhận (thông qua việc cấp Chứng chỉ hành nghề hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp - Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp), Người đại diện sở hữu công nghiệp mới chính thức trở thành Thành viên chuyên nghiệp thực hiện hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp trong Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ sau đây:

 Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

 Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

 Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

Để được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

 Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;

 Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

 Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định đã nêu trên.

Như vậy, để được chính thức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trước tiên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Những người được cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp và những Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đều được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở

hữu công nghiệp và chỉ những người được cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp mới được hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp và khi thực hiện việc giao dịch, ký kết hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải xuất trình Thẻ đang có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)