Thẩm định về thị trƣờng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp tại công ty cho thuê tài chính 2 chi nhánh Khánh Hòa (Trang 25 - 28)

1. 2 Cho thuê tài chính thuần

1.3.4.2 Thẩm định về thị trƣờng

Thị trường cung cấp nguyên vật liệu

- Nguồn cung vấp nguyên vật liệu cho nhà máy : nguồn trong nƣớc hay nƣớc ngoài, nguồn trong nƣớc thƣờng ổn định hơn nguồn nhập khẩu, không chịu biến động về mặt tỷ giá, phƣơng thức thanh toán hay biến động về tình hình tài chính khu vực…. - Vị trí nhà máy :gần nguồn cung cấp nguyên liệu chính không, trữ lƣợng nguồn NVL, tính ổn định của nguồn này.

- Địa điểm đặt nhà máy có thuận lợi về giao thông thủy, bộ để tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm.

- Tính độc quyền hay cạnh tranh của giá cả nguyên vật liệu.

- Việc khai thác nguyên vật liệu phù hợp với việc quy hoạch vùng nguyên vật liệu hay không?

- Nhu cầu về nguyên vật liệu của thị trƣờng nói chung và của nhà máy nói riêng có vƣợt quá nhu cầu cung cấp hay không.

- Dự đoán nguyên vật liệu của nhà máy trong tƣơng lai có bị thu hẹp hay phải sử dụng các nguyên liệu khác thay thế

Do vậy thị trƣờng cung cấp nguyên vật liệu cần phải đƣợc thẩm định, nghiên cứu kỹ, nếu không dự án khó có thể thực hiện một cách khả thi.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ đƣợc hay không, đây là vấn đề mà các nhà đầu tƣ, nhà tài trợ vốn hết sức quan tâm. Một dự án đầu tƣ, dù là quy trình công nghệ có tiên tiến đến đâu, nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc, hoặc tiêu thụ gián đoạn, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng và tính khả thi của dự án và tất nhiên ảnh hƣởng đến việc trả nợ ngân hàng.

Do vậy khi thẩm định về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, dƣới giác độ nhà tài trợ vốn, Ngân hàng cần quan tâm xem xét và tƣ vấn cho chủ đầu tƣ trong một số lĩnh vực có liên quan:

Cần xem xét các tài liệu, thông tin về quá khứ, hiện tại và tƣơng lai cho sản phẩm. Mục tiêu xem xét thị trƣờng cần phải xác định các yếu tố sau:

Thị trƣờng hiện tại của sản phẩm dự trù sản xuất và tiềm năng phát triển của nó, các yếu tố kinh tế xã hội và ngoại cảnh tác động đến nhu cầu của sản phẩm.

Các biện pháp tiếp thị, khuyến thị cần thiết để giúp tiêu thụ sản phẩm, kể cả chính sách giá cả, tổ chức hệ thống phân phối, bao bì, quảng cáo..

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so sánh với các sản phẩm cùng loại sẵn có trong nƣớc, nƣớc ngoài và sản phẩm ra đời sau này…

Thị trường

- Sản phẩm của dự án thuộc loại gì, sản phẩm thô hay tinh chất.

- Xác định đối tƣợng tiêu thụ sản phẩm của dự án nhƣ thế nào: đối tƣợng đông đảo ngƣời tiêu dùng hay mang tính cá biệt, nhƣ cầu của ngƣời tiêu dùng, mức độ tiêu dùng…

- Đánh giá nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cùng loại của các cơ sở hiện hữu, kể cả số lƣợng sản xuất, mức tiêu thụ, tồn kho, giá cả..

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tƣơng lai; việc dự đoán tiêu thụ sản phẩm trong tƣơng lai phải có cơ sở khoa học, nếu sai lệch lớn sẽ phá vỡ kết cấu sản phẩm, công suất máy móc thiết bị…

- Những sản phẩm sản xuất ra, hoàn toàn mới với thị trƣờng, cần thăm dò thị trƣờng, khu vực dự định làm thị trƣờng.

- Mặt hàng mới có giá trị kinh tế cao và dẫn đến giá cả cao, thì ngƣời tiêu dùng càng đắn đo khi mua mặt hàng này, nên phải có thời gian kiểm nghiệm, do đó kế hoạch sản xuất cũng phải mang tính đàn hồi co dãn so với nhu cầu thị trƣờng, nếu ồ ạt sản xuất ra tiêu thụ không đƣợc gây ứ đọng vốn

- Sản phẩm tung ra thị trƣờng,ngoài việc đáp ứng thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, còn phải gắn với thu nhập của ngƣời tiêu dùng.

* Thị trƣờng tiêu thụ cụ thể có tính đến các yếu tố cạnh tranh - Đối với thị trƣờng nội địa

+ Giá cả, chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm so với sản phẩm cùng loại cạnh tranh của các đơn vị khác; sản phẩm của mình có bị các sản phẩm khác thay thế không, khả năng trong tƣơng lại có phải giảm giá không.

+ Các hợp đồng mua bán sản phẩm đã đƣợc ký kết, độ tin cậy của hợp đồng.

+ Khả năng về khối lƣợng tiêu thụ, các biện pháp đối phó với hàng giả, hàng nhái có thể xảy ra..

- Đối với thị trƣờng xuất khẩu.

+ Sản phẩm có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng thế giới và trong khu vực không (kể cả mẫu mã, chất lƣợng, giá cả).

+ Xuất khẩu vào khu vực nào, thị trƣờng khó tính hay dễ tính.

+ Phân tích giá cả sản phẩm của các nƣớc khác đầu tƣ vào khu vực mà doanh nghiệp dự kiến đƣa hàng vào.

+ Các bản ghi nhớ và các hợp đồng đã ký kết với nƣớc ngoài về tiêu thụ sản phẩm, độ tin cậy và tính khả thi của nó.

+ Các cơ chế chính sách về hỗ trợ xuất khẩu của nhà nƣớc. Các hiệp định thƣơng mại, thƣơng mại có liên quan…

Nếu chỉ căn cứ vào các hợp đồng bao tiêu của nƣớc ngoài mà không căn cứ vào thị trƣờng thế giới, nhất là những nơi mà ngƣời bao tiêu sẽ bán thì rất nguy hiểm. Do vậy khi thẩm định đánh giá thị trƣờng nƣớc ngoài, phải xem xét tính hai mặt của vấn đề.

Về tiếp thị, khuyến mại

Việc xác định nhu cầu thị trƣờng cho sản phẩm, mới chỉ giải quyết một phần vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Mấu chốt là làm sao cho ngƣời tiêu thụ cẩn sử dụng sản phẩm, và đƣa sản phẩm của mình đến tay ngƣời tiêu dùng… Do vậy phải có vai trò của tiếp thị, khuyến thị, bằng cách nào, với chi phí ra sao để đạt khối lƣợng tiêu thụ của dự án.

Có chính sách khuyến thi dẫn dụ khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, thay vì sử dụng sản phẩm cạnh tranh của các đơn vị khác.

Sử dụng mọi kênh thông tin quảng cáo, tiếp thị để đƣa sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp tại công ty cho thuê tài chính 2 chi nhánh Khánh Hòa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)