Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp tại công ty cho thuê tài chính 2 chi nhánh Khánh Hòa (Trang 29 - 32)

1. 2 Cho thuê tài chính thuần

1.3.5.2 Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án

Về quan điểm, không nên đồng nghĩa hiệu quả của dự án với hiệu quả tài chính của dự án; hiệu quả dự án bao hàm hiệu quả tài chính và mang tính tổng thể về nhiều vấn đề, còn hiệu quả tài chính của dự án, chủ yếu phản ánh về phƣơng diện tài chính mà dự án đó có thể chịu đừng đƣợc qua các chỉ tiêu nhƣ: Vốn đầu tƣ, vòng đời của dự án, lợi nhuận, khấu hao, lãi vay vốn cố định và lãi suất chiết khấu trong vòng đời của dự án, hay nói cách khác là phụ thuộc vào dòng tiền của dự án.

Thẩm định tài chính DAĐT là hoạt động đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Là sử dụng các phƣơng pháp phân tích, đánh giá để kết luận tính khả thi và tính hiệu quả của dự án. Thẩm định tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chấp thuận hay không chấp thuận dự án. Đặc biệt đối với các ngân hàng thƣơng mại, đánh giá về tài chính DAĐT đƣợc coi là trung tâm và quan trọng nhất khi tài trợ dự án. Để thẩm định tài chính một cách có hiệu quả, cán bộ thẩm định phải thiết lập đƣợc các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.

Các bảng tính cơ bản bao gồm : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự kiến nguồn trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của các DAĐT. Có hai nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản:

Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của DAĐT :

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value):

Chỉ tiêu NPV dùng để phản ánh lợi nhuận tuyệt đối của dự án, là mức chênh lệch giữa thu nhập và toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng, vận hành dự án. Trên thực tế dòng thu nhập phát sinh ở nhiều thời kỳ khác nhau nên chúng ta phải sử dụng phƣơng pháp hiện giá để đánh giá chính xác lợi ích của DAĐT Trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh ổn định, lạm phát đƣợc kiềm chế ở mức thấp, thì việc tính toán thu nhập chính xác hơn.:

NPV = n t t t r CF TN 0 (1 )

Trong đó : - TNt : Thu nhập của dự án năm thứ t CFt : Chi phí của dự án năm t

r : lãi suất chiết khấu đƣợc lựa chọn.

t

r) 1 (

1

: hệ số chiết khấu tại năm t ứng với suất sinh lời mong đợi của dự án.

Nếu NPV <0 thì giá trị hiện tại ròng của dự án bị âm vì thế nhà đầu tƣ sẽ loại bỏ dự án.

Nếu NPV = 0 tùy vào tình hình cụ thể.

Nếu NPV > 0, DAĐT khả thi về mặt tài chính, nếu NPV càng lớn, thì hiệu quả tài chính càng cao, dự án càng hấp dẫn.

Tỷ suất sinh lợi nội bộ(International rate of return-IRR):

Tỷ suất sinh lợi nội bộ hay lãi suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà với mức lãi suất đó giá trị hiện tại các khoản thu trong tƣơng lai do đầu tƣ mang lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tƣ. Để xác định IRR ngƣời ta tìm một suất chiết khấu sao cho NPV= 0:

NPV = n t t t IRR CF TN 0 0 ) 1 (

IRR chính là suất thu hồi vốn mà dự án có thể tạo ra. Vì vậy để xác định hiệu quả về mặt tài chính, ta so sánh IRR với lãi suất i của ngân hàng. Nếu IRR<i, dự án bị loại và IRR> i thì tùy từng trƣờng hợp dự án có thể đƣợc chọn. Nhìn chung, IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì dự án có hiệu quả tài chính và ngƣợc lại.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity):

Đƣợc tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế TNDN chia cho vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của đồng vốn mà nhà đầu tƣ đã bỏ ra thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất sinh lời của doanh thu: là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng doanh thu hàng năm của dự án.

=

Lợi nhuận ròng năm thứ t

Doanh thu năm thứ t Tỷ suất sinh lời

Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của dự án.

Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (Return on Investment-ROI):

Tỷ suất sinh lời vốn đầu tƣ là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tƣ để thực hiện dự án.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tƣ ban đầu tạo ra đƣợc mấy đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ :

Nguồn trả nợ hàng năm: bao gồm khấu hao hằng năm và lợi nhuận sau thuế.

Thời gian hoàn vốn đầu tư (the payback period – PP): thời gian hoàn vốn đầu tƣ(còn gọi là thời gian hoàn vốn giản đơn) là khoảng thời gian cần thiết để DAĐT thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra. Nếu lợi nhuận và khấu hao hàng năm giống nhau, PP đƣợc xác định theo công thức:

KH P

V PP

Trong đó: - PP : thời gian hoàn vốn. - V: tổng vốn đầu tƣ. - P : lợi nhuận sau thuế TNDN.

- KH : khấu hao tài sản hằng năm.

Nếu khấu hao và lợi nhuận sau thuế TNDN hàng năm khác nhau, ta tính bằng cách lấy vốn đầu tƣ trừ dần thu nhập mỗi năm cho đến khi thu hồi hết vốn.

=

Lợi nhuận ròng năm thứ t Tổng vốn đầu tƣ

ban đầu Tỷ suất sinh lời

Khả năng thanh toán nợ dài hạn DSCR( Debt Service Cover Ratio): chỉ số khả năng thanh toán nợ của dự án đƣợc tính trên cơ sở so sánh giữa nguồn trả nợ hàng năm từ dự án với nợ phải trả (gốc và lãi theo kế hoạch trả nợ).

Nếu DSCRt >1 dự án đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay nhƣ dự kiến tính toán. Nếu DSCR < 1 thì dự án không có khả năng hoàn trả nợ vay theo kế hoạch trả nợ và thời gian dự kiến. Sử dụng chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ từ nguồn trả hình thành từ hoạt động của dự án so với kế hoạch trả nợ ban đầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp tại công ty cho thuê tài chính 2 chi nhánh Khánh Hòa (Trang 29 - 32)