1. 2 Cho thuê tài chính thuần
1.5.3.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tài chính
luận về tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của DAĐT, mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng, mức độ đáp ứng các điều kiện của tài sản bảo đảm(nếu cho thuê bảo đảm bằng tài sản), từ đó đề xuất ý kiến :
Đề nghị duyệt cho thuê/ không duyệt cho thuê và nêu rõ lý do Số tiền cho thuê cao nhất
Thời hạn cho thuê, trong đó : Thời gian ân hạn, thời hạn trả nợ Lãi suất cho thuê
Cách thức trả nợ gốc, lãi tiền thuê.
1.5.3.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tài chính DAĐT DAĐT
Chất lƣợng thẩm định tài chính bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố song có thể chia thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ nội bộ mà công ty có thể kiểm soát đƣợc. Nhân tố khách quan
là những nhân tố đến từ môi trƣờng bên ngoài mà công ty không thể tránh đƣợc cũng nhƣ không thể kiểm soát đƣợc.
a. Nhân tố chủ quan :
Nhân tố con người :
Con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thất bại hay thành công của một hoạt động. Nếu cán bộ thẩm định có kiến thức, có năng lực, nhiệt tình với công việc thi kêt quả thẩm định tài chính mang lại sẽ chính xác, đánh giá đúng về hiệu quả tài chính của dự án, tránh đƣợc những tổn thất cho chi nhánh. Mọi nhân tố khác sẽ trở nên không có ý nghĩa nếu CBTĐ là những ngƣời thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Sai lầm của CBTĐ sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng thẩm định tài chính, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định :
Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc, việc lựa chọn phƣơng pháp thẩm định là công tác quan trọng bởi các dự án thuộc những ngành nghề khác nhau sẽ có những đặc thù riêng. Vì thế lựa chọn phƣơng pháp và những tiêu chuẩn thẩm định thích hợp sẽ giúp các TCTD đánh giá toàn diện và chính xác hơn về dự án.
Công tác tổ chức điều hành :
Công tác thẩm định đƣợc tổ chức điều hành một cách có khoa học, chặt chẽ sẽ phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp. Tận dụng tối đa nguồn lực, trang thiết bị kỹ thuật cũng nhƣ thời gian để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Công tác tổ chức, điều hành tốt sẽ nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính đồng thời rút ngắn thời gian thẩm định, đem lại nhiều lợi ích cho cả chi nhánh lẫn chủ đầu tƣ.
Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định :
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin nhƣ hiện nay, các ngân hàng cũng đã trang bị cho mình những phần mềm tiện ích và phù hợp để hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ của cán bộ. với hệ thống máy tính hiện đại và các phần mềm hỗ trợ, việc tính toán các chỉ tiêu, phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của dự
án trở nên đơn giản hơn, công việc đƣợc máy tính giải quyết trong tích tắc giúp rút ngắn thời gian thẩm định tài chính dự án.
Các nhân tố khác :
Ngoài những nhân tố quan trọng trên còn có những nhân tố khác có ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ. Trong đó nguồn thông tin là một nhân tố có ảnh hƣởng lớn. thông tin phục vụ cho thẩm định tài chính DAĐT đƣợc thu thập từ nhiều nguồn : Từ khách hàng trực tiếp vay vốn, từ điều tra của cán bộ thẩm định, từ các nguồn bên ngoài khác. Tính chính xác và kịp thời của thông tin càng cao thì càng có lợi cho tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó các nhân tố nhƣ chiến lƣợc, định hƣớng kinh doanh của công ty, năng lực quản lý của lãnh đạo cũng có những ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng thẩm định tài chính.
b. Nhân tố khách quan :
Phía doanh nghiệp chủ đầu tư :
Hồ sơ mà chủ đầu tƣ trình lên chi nhánh là cơ sở quan trọng nhất để các cán bộ tín dụng căn cứ vào đó tiến hành thẩm định tài chính. Nếu doanh nghiệp có năng lực kém, hồ sơ sơ sài, thiếu thông tin, thiếu chính xác sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng thẩm định. Làm mất thời gian phân tích, đánh giá và thu thập thông tin trong quá trình thẩm định tài chính.
Môi trường kinh tế :
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, bởi vậy các dự án đầu tƣ cũng là những tế bào còn góp phần cấu tạo nên nền kinh tế cuả một quốc gia. Nền kinh tế ổn định, cơ chế đồng bộ, các chính sách kinh tế phù hợp thì chủ đầu tƣ sẽ an tâm trong việc thực hiện dự án, bản thân các tổ chức tín dụng cũng tin tƣởng hơn vào hiệu quả đem lại của dự án, điều này làm tăng chất lƣợng thẩm định tài chính của dự án.
Môi trường pháp lý :
Những ƣu điểm hay khuyết điểm trong các văn bản pháp lý của nhà nƣớc đều có tác động đến chất lƣợng thẩm định của dự án. Sự mâu thuẫn hay chồng chéo giữa
các văn bản luật sẽ khiến cho tổ chức tín dụng khó khăn hơn trong quá trình phân tích, đánh giá, dự báo rủi ro của dự án đƣợc thẩm định.
Trên đây là một số những nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng mạnh của các tổ chức tín dung cùng với sự quan tâm của chính phủ, các nhân tố trên sẽ ngày càng được hạn chế bớt sự ảnh hưởng, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt đẹp cho các tổ chức tín dụng mà không gặp phải khó khăn nào.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH II – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA 2.1. Giới thiệu về công ty cho thuê tài chính II – Chi nhánh Khánh Hòa
2.1.1 Công ty cho thuê tài chính II – ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ( NHNo&PTNT VN). Triển Nông Thôn Việt Nam ( NHNo&PTNT VN).
Nhận định tình hình khả quan của hoạt động CTTC ở các nƣớc trên thế giới, qua khảo sát tình hình nhu cầu thuê tài chính ở phía Nam và sự thành công của Công ty CTTCI ở phía Bắc, NHNo&PTNT VN nhận thấy cần phải thành lập thêm một Công ty CTTC nữa ở phía Nam. Đáp ứng nhu cầu này, ngày 25/06/1998, NHNo&PTNT VN đã có đơn xin thành lập Công ty CTTCII - NHNo&PTNT trình lên NHNN VN.
Ngày 14/07/1998, Thống đốc NHNNVN ban hành Quyết định số 239/1998/QĐ- NHNN5 về việc thành lập Công ty CTTCII-NHNo&PTNT VN.
CTTC II-NHNo&PTNT VN là một pháp nhân, là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của NHNo&PTNT VN, đƣợc NHNo&PTNT VN cấp vốn điều lệ, có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và những cam kết của mình, có con dấu riêng, đƣợc tổ chức theo Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc và Pháp luật về Ngân hàng và Công ty tài chính cùng các quy định của pháp luật hiện hành.
Ngày 14/09/1998, Sở kế hoạch và Đầu tƣ TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 103438 cho Công ty CTTCII-NHNo&PTNT VN.
Ngày 15/10/1998, Công ty CTTCII-NHNo&PTNT VN chính thức đi vào hoạt động với các đặc điểm sau:
+ Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính II - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
+ Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh: Financial Leasing Company II of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development.
+ Tên viết tắt: ALC - II.
+ Địa chỉ trụ sở chính: 422 Trần Hƣng Đạo, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh). + Vốn điều lệ đƣợc cấp: 55 tỷ đồng (hiện nay là 350 tỷ đồng).
+ Địa bàn hoạt động: Trƣớc đây từ tỉnh Quảng Bình trở vào các tỉnh phía Nam (hiện nay hoạt động trên toàn quốc).
+ Thời gian hoạt động: 70 năm kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động.
2.1.2.Chi nhánh Công ty CTTCII tại Khánh Hòa (viết tắt ALCII-KH).
Qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty cho thuê tài chính II đã phát triển khá mạnh mẽ và khẳng định đƣợc vị thế trên lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Hoạt động cho thuê tài chính ngày càng đƣợc mở rộng đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp, đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh có cơ hội đầu tƣ, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, phƣơng tiện vận tải…nhằm củng cố và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Sau khi tìm hiểu nhu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế toàn khu vực NTB&TN, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, khu công nghiệp các tỉnh lân cận. Công ty cho thuê tài chính II nhận thấy Khánh Hòa nằm trên các trục giao thông cả nƣớc-QL1A nối liền các tỉnh phía Bắc- phía Nam. QL26 nối Khánh Hòa với Đắk Lắk và các tỉnh Tây nguyên. Khánh Hòa có các cảng biển, sân bay và nằm giữa 2 thành phố lớn TP.HCM-TP.Đà Nẵng, đồng thời là trọng điểm phát triển kinh tế ở miền NTB&TN hiện nay. Với vị trí thuận lợi đã tạo điều kiện cho Khánh Hòa thu hút vốn đầu tƣ phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ mở rộng thị trƣờng giao lƣu kinh tế trong nƣớc và quốc tế.
Nhằm mở rộng mạng lƣới phục vụ khách hàng, Công ty cho thuê tài chính II đã đề nghị chính quyền địa phƣơng,NHNNVN, NHNo&PTNT VN chấp nhận cho mở Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II tại Khánh Hòa.
Ngày 17/08/2004, Chi nhánh Công ty CTTCII tại Khánh Hòa ( viết tắt là ALCII- KH), đƣợc thành lập theo Quyết định số 304/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT VN. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đơn vị kinh tế trực thuộc doanh nghiệp nhà nƣớc số:3716000023 do Sở kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Khánh Hòa cấp. Đây là chi nhánh thứ 06 của Công ty CTTCII và là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh nghiệp vụ CTTC tại khu vực miền NTB&TN.
Trụ sở hoạt động: 28A đƣờng 2/4 P. Vĩnh Phƣớc-Nha Trang-Khánh Hòa. Địa bàn hoạt động của chi nhánh gồm 8 tỉnh NTB&TN: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Đăk lăk, Đăk nông, Gia Lai, Kom Tum.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò và vị trí của ALCII - KH
2.1.3.1.Chức năng của công ty:
-Cho thuê tài chính
-Mua và cho thuê lại tài sản theo hình thức cho thuê tài chính
- Tƣ vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính
- Thực hiện các dịch vụ uỷ thác ,quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.
- Các hoạt động khác khi đƣợc ngân hàng nhà nƣớc cho phép.
- Đƣợc thực hiện nghiệp vụ cho thuê vận hành theo các quy định của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.
- Đƣợc bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức và cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.
2.1.3.2.Vai trò của công ty:
Hiện nay, hoạt động CTTC đã trở thành hình thức tài trợ phổ biến trên thế giới. Tại các nƣớc công nghiệp phát triển, vai trò của hoạt động cho thuê trong việc đầu tƣ máy móc thiết bị ngày càng quan trọng. Đặc trƣng của các nƣớc này là sự tiến bộ mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp, do đó CTTC là một hình thức tài trợ đƣợc các nƣớc này quan tâm hàng đầu, có khả năng vƣợt qua đầu tƣ theo hình thức tín dụng ngân hàng. Đối với các nƣớc đang phát triển, cho thuê tài sản vẫn còn là
một hình thức đầu tƣ vốn khá mới mẻ. Mặc dù còn mới nhƣ vậy, nhƣng hoạt động cho thuê tài sản đã có những ảnh hƣởng rất lớn đến thị trƣờng vốn trong nƣớc, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế các nƣớc này phát triển. Hình thức cho thuê chủ yếu là CTTC, còn cho thuê vận hành chƣa phát triển mạnh. Sự hình thành và phát triển các công ty CTTC ở các nƣớc đang phát triển đang đƣợc Nhà nƣớc sở tại khuyến khích và có nhiều chính sách ƣu đãi thích hợp.
2.1.3.3 Vị trí của công ty:
Công ty có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế về việc giúp cho các DNV&N,DNNQD có đƣợc nguồn vốn để hoạt động.Trong 20 năm đổi mới, nền kinh tế VN tăng trƣởng nhanh và khá ổn định so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trƣởng GDP từ năm 1990 đến nay liên tục đạt khoảng 6,5%- 9,5%. Nguyên nhân quan trọng tạo nên tình hình đó là do chính sách đầu tƣ phát triển kinh tế đƣợc mở rộng, đa dạng hoá nguồn vốn, do đó có thể đáp ứng đƣợc vốn cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, việc tiếp cận đƣợc với nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung-dài hạn từ các Ngân hàng, các doanh nghiệp, nhất là các DNV&N, DNNQD gặp không ít khó khăn về thủ tục, về tài sản thế chấp, về các điều kiện vay… Để giải quyết tình trạng trên, hoạt động tài trợ của các công ty CTTC là một sự lựa chọn mới cho các doanh nghiệp này. Sở dĩ hoạt động của các Công ty CTTC có thể tồn tại và cạnh tranh đƣợc với ngân hàng là vì các lý do sau : - Không cần tài sản thế chấp.
- Vốn tự có tham gia vào dự án tối thiểu là 10%
- Do nắm quyền sở hữu tài sản nên các công ty CTTC thuận lợi trong việc theo dõi việc sử dụng tài sản cho thuê.
- Công ty CTTC cho thuê đối với tất cả các loại động sản liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có những loại tài sản không thuộc đối tƣợng cho thuê của các ngân hàng, tài sản đã qua sử dụng, nhƣ các thiết bị văn phòng…
- Nếu doanh nghiệp đã dùng vốn tự có đầu tƣ vào tài sản, trong quá trình kinh doanh lại thiếu vốn lƣu động thì doanh nghiệp có thể bán và thuê lại tài sản hiện có
với các công ty CTTC theo hình thức bán và tái thuê. Bằng phƣơng thức này, các doanh nghiệp chỉ tạm thời chuyển quyền sở hữu tài sản cho các công ty CTTC, vẫn nắm quyền sử dụng tài sản đó, trong khi lại đƣợc công ty CTTC cấp một khoản vốn bằng số tiền mua lại tài sản đó. Nhƣ vậy, doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng, lại vừa có vốn lƣu động để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một nghiệp vụ đặc thù của thuê tài chính mà các ngân hàng không thực hiện đƣợc. - CTTC giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Điều này rất có ý nghĩa với một nƣớc còn nghèo nhƣ Việt Nam. CTTC thực hiện tài trợ thông qua tài sản cố định theo đúng yêu cầu của bên thuê, nhờ đó đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích của bên thuê, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của bên thuê cũng nhƣ của toàn nền kinh tế.
2.1.3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Ghi chú:
Quan hệ chức năng tham mƣu Quan hệ trực tuyến
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng
Giám đốc chi nhánh
Là ngƣời đại diện trƣớc pháp luật của chi nhánh, trực tiếp điều hành và chiu trách nhiêm trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh. Trong điều hành hoạt động Giám đốc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trƣởng, đi đôi
Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng kế toán tổng hợp Phó giám đốc Phó giám đốc
với việc phát huy trách nhiệm cá nhân các thành viên trong ban giám đốc và các trƣởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ.