Phương phá py sinh học:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho các vận động viên trẻ môn điền kinh và bóng rổ (Trang 71 - 74)

2.1.7.1. Năng lực ưa khí:

Để nghiên cứu năng lực ưa khí, chúng tơi sử dụng Astrand-Ryhming test (xe đạp lực kế Mornark 828E, Thụy Điển) để đánh giá các chỉ số VO2 max của vận động viên. Test được thực hiện trong 6 phút trên xe đạp lực kế, các chỉ số ban đầu được thiết lập như sau:

Đối tượng Lượng vận động (kg/m/min) Lượng vận động (watts)

Nam <18 600 100

Nam >18 900 150

Nữ <18 450 75

Nữ >18 600 100

Nhịp tim yêu cầu phải đạt từ 125 - 170 nhịp/phút khi kết thúc bài test. Sử dụng monogram để xác định VO2max.

2.1.7.2. Cơng năng tim: đây là bài test có hoạt động định lượng, là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị, cho ta lượng thông tin về trình độ tập luyện của VĐV cũng như tuyển chọn.

Trong và ngay sau khi thực hiện một lượng vận động định lượng, VĐV nào có trình độ tập luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn. Nghĩa là sau 1 đến 2 phút nhịp tim nhanh chóng trở lại sát với nhịp tim lúc nghỉ.

Phương pháp tiến hành thử nghiệm.

Hướng dẫn trước cho tất cả VĐV các bước sẽ phải tiến hành. Từ bước lấy mạch lúc nghỉ đến động tác đứng lên, ngồi xuống sao cho đúng nhịp đếm, khi ngồi hai gót chân phải chạm mông và gốc khi đứng phải thẳng không

Trước khi lấy mạch lúc nghỉ, VĐV cần được ngồi nghỉ ngơi thoải mái từ 15 phút trở lên. Sau đó bắt mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy 3 lần liền. Nếu cả 3 lần bắt mạch có số mạch trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ và ký hiệu là P1. Nếu trong 3 lần bắt mạch đó có sự chênh lệch nhau một nhịp trở lên thì VĐV phải ngồi nghỉ tiếp để lấy mạch lại.

Cho VĐV đứng lên – ngồi xuống theo máy đếm nhịp 30 lần trong 30 giây. Nếu làm sai nhịp phải ngồi nghỉ, sau 15 phút làm lại.

Bắt mạch trong 15 giây sau vận động ký hiệu là P2

Bắt mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút ký hiệu là P3. Sau đó kết thúc kiểm tra.

Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả.

Chỉ số công năng tim được tính theo công thức sau:

(f1 + f2 + f3) - 200

HW =

10

Trong đó: HW (Heart Work) là chỉ số công năng tim

F1: là mạch đập lúc nghỉ trong 1 phút f1 = P1 x 4 F2: là mạch đập ngay sau vận động 1 phút f2 = P2 x 4 F3: là mạch đập của phút hồi phục thứ 2 f3 = P3 x 4 Đánh giá kết quả dựa bảng phân loại của Ruffier

HW Xếp loại

Dưới 1 Rất tốt Từ 1 đến 5 Tốt

Từ 6 đến 10 Trung bình Từ 11 đến 15 Kém Từ 16 trở lên Rất kém

2.1.7.3. Dung tích sống: sử dụng phế dung kế.

Dung tích sống là toàn bộ thể tích khí trao đổi sau 1 lần hít vào sâu và thở ra hết sức. Hệ số di truyền của dung tích sống dao động từ 0,48 đến 0,93. Do vậy dung tích sống được phát triển dưới tác động của tập luyện TDTT và nó là chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ tập luyện và có giá trị trong tuyển chọn VĐV.

Phương pháp tiến hành:

VĐV được nghỉ ngơi thoải mái. Hướng dẫn cách thở cho VĐV. VĐV đứng ở tư thế thoải mái hít vào thở ra bình thường rồi hít vào thật sâu và thở ra chậm cho đến hết sức vào ống thở của phế dung kế và xem kết quả trên máy. Đo 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 giây. Lấy dung tích sống ở lần có kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho các vận động viên trẻ môn điền kinh và bóng rổ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)