a. Sự cần thiết của đề xuất:
Hiện nay, nhân viên kế toán tại Công ty cổ phần Naconex phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên sẽ làm giảm hiệu quả của công tác ghi chép, hạch toán và đối chiếu số liệu giữa các thành phần với nhau.
b. Nội dung đề xuất:
Phòng kế toán công ty cổ phần Naconex nên có kế hoạch sắp xếp để công việc hạch toán được thực hiện ngay trong kỳ, tránh tình trạng tất cả đều dồn vào cuối kỳ. Kế toán trưởng nên có sự phân công rõ ràng và hợp lý cho các kế toán viên để công tác hạch toán diễn ra một cách khoa học. Trong trường hợp xem xét cần thêm nhân lực thì kế toán trưởng nên có kiến nghị với cấp trên về việc tuyển dụng thêm nhân viên.
c. Hiệu quả dự kiến: Với đề xuất trên sẽ giúp công ty tránh được sự chậm trễ trong việc xử lý và cung cấp các thông tin số liệu kế toán cần thiết, hoàn thành tốt nhiêm vụ được giao.
3.4 Đề xuất 4: Hoàn thiện về hệ thống sổ sách a. Sự cần thiết của đề xuất:
Hệ thống sổ sách kế toán chính là phương tiện vật chất để thực hiện công tác kế
toán. Nó dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Nhưng công ty lại thiếu một số sổ quan trọng trong khâu bán hàng, tập hợp chi phí như : sổ chi tiết bán hàng, sổ chi phí sản xuất kinh doanh từng bộ phận sản xuất, từng đối tượng sản xuất. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc đối chiếu và kiểm tra giữa các sổ sách liên quan.
b. Nội dung đề xuất:
Kế toán nên mở sổ chi phí cho từng công trình để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đội (một đội có thể thi công nhiều công trình). Việc này có thể nhanh chóng thực hiện vì hiện nay tại mỗi đội công ty đều đã bố trí nhân viên thống kê làm công việc theo dõi và ghi chép chi phí phát sinh cho từng công trình. Mẫu số chi tiết như sau:
Bảng 3.2:
Công ty cổ phần Naconex SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT
Tài khoản: 621 (622, 627) Quý …. Năm ….
Chứng từ Tài khoản ghi nợ
Ngày tháng Số N/tháng Diễn giải TK ĐƯ TK621(A) Tk 622(B) Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ … Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ
c. Hiệu quả dự kiến:
Các chi phí phát sinh liên quan đến từng công trình, HMCT sẽ được tập hợp
một cách cụ thể và chi tiết. Điều đó sẽ giúp cho việc đối chiếu, kiểm tra giữa các sổ sách, giữa thực tế và sổ sách được thuận tiện và dễ dàng.
KẾT LUẬN
Chi phí sản xuất thực chất là sự vận động của các yếu tố sản xuất, biến đổi chúng thành sản phẩm cuối cùng theo mục đích của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, do đó quản lý chi phí sản xuất chính là việc sử dụng hợp lý các yếu tố trên. Chi phí sản xuất là yếu tố cầu thành lên giá thành sản phẩm nên việc quản lý chặt chẽ, chi phí sản xuất cũng như việc sử dụng chi phí có hiệu quả, chính là việc thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.
Được sự giới thiệu của Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Nha Trang và được sự chấp thuận của Ban giám đốc Công ty cổ phần Naconex. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, em đã vận dụng kiến thức tính luỹ được trong những năm học vừa qua cùng những hoạt động thực tế tại Công ty để hoàn thành đề tài của em. Qua quá trình thực tập tại công ty em đã mạnh dạn xin nêu ra một số đề xuất và giải pháp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp với hi vọng có thể góp một phần nhỏ bé để phát triển công ty.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế đã tận tình dạy bảo em trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thầy giáo Ngô Xuân Ban đã tận tình chỉ dẫn em hoàn thành đợt thực tập này.
Xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Naconex, đặc biệt các anh chị phòng Kế toán Tài chính dù thời gian bận rộn nhưng vẫn tận tình hướng dẫn và cung cấp đầy đủ số liệu để em hoàn thành thời gian thực tập một cách tốt nhất.
Do kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô, các anh chị, bạn bè để em có điều kiện củng cố kiến thức ngày càng hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giảng viên Nguyễn Thành Cường, “Giáo trình hệ thống thông tin kế toán 1, 2”.
2. Giảng viên Chu Lê Dung, “Giáo trình quản trị tài chính”.
3. Thạc sỹ Phan Thị Dung, “Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán”.
4.Tiến sĩ Phạm Huy Đoàn, Thạc Sỹ Nguyễn Thanh Tùng(2004), “Hướng dẫn thực hành lập chứng từ sổ sách, ghi sổ kế toán , bài tập và lập báo cáo tài chính”.
5. Trần Thị Kim Hoàn ( 2006), “Đồ án tốt nghiệp”.
6. Giảng Viên Võ Thị Thùy Trang, “Giáo trình kế toán doanh nghiệp1”, “Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2”, “Giáo trình xây dựng cơ bản”.
7. Bộ Tài Chính (2006), “Chế độ kế toán doanh nghiêp, quyển 2”.
8. Bộ Tài Chính, “Hệ thống chế độ chuẩn mực kế toán Việt Nam, hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán theo chế độ kế toán mới”.