Đặc điểm tổ chức sản xuấtkinh doanh của bộ phận xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần naconex (Trang 46)

Phòng kỹ thuật dựa trên các thông tin đấu thầu, tìm kiếm các công trình đấu thầu phù hợp với khả năng của công ty. Từ đó mua hồ sơ mời thầu, tiến hành thực hiện hồ sơ dự thầu. Sau khi đấu thầu và nhận được quyết định của chủ đầu tư về việc trúng thầu, giám đốc sẽ chỉ đạo kỹ thuật triển khai thực hiện công trình. Sau mỗi giai đoạn, phòng kỹ thuật phối hợp với phòng kế toán làm quyết toán giai đoạn, thanh quyết toán với chủ đầu tư.

Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất kinh doanh của Bộ phận xây dựng cơ bản 2.1.3 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

Bằng sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám đốc và lòng say mê nghề nghiệp của toàn thể cán bộ công nhân viên đã quyết tâm xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh và đứng vững trên thị trường.

Bảng chỉ tiêu sau đây cho thấy tình hình sản suất kinh doanh của công ty tăng trưởng trong những năm qua:

Mua hồ sơ đấu thầu Nộp hồ sơ dự thầu Nhận quyết định trúng thầu Triển khai thực hiện dự án Quyết toán giai đoạn Quyết toán và bàn giao công

Bảng 2.1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY QUA CÁC NĂM (2005-2007)

Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

+\- % +\- % Tổng doanh thu Đồng 29.900.274.695 40.760.513.737 52.457.106.947 10.860.239.042 36,32 11.696.593.210 28,70 Tổng LNTT Đồng 667.160.271 836.593.368 585.485.355 169.433.097 25,40 -251.108.013 -30,02 Tổng LNST Đồng 609.786.271 775.718.958 585.485.355 165.932.687 27,21 -190.233.603 -24,52 Tổng VKD bình quân Đồng 14.895.644.797 21.947.300.064 26.876.907.438 7.051.655.267 47,34 4.929.607.374 22,46 Tổng vốn CSH bình quân Đồng 2.383.073.220 3.106.822.216 3.301.862.660 723.748.996 30,37 195.040.444 6,28 Tổng số lao động Người 107 127 157 20 18,69 30 23,62 Tổng quỹ lương Đồng 717.450.000 599.746.100 573.495.000 -117.703.900 -16,41 -26.251.100 -4,38 Thu nhập bình quân Đ\ người 1.400.000 1.600.000 1.850.000 200.000 14,29 250.000 15,63 Tổng ngân sách phải nộp Đồng 812.222.624 721.261.209 593.120.885 -90.961.415 -11,20 -128.140.324 -17,77

Tỷ suất LN/ DT (ROS) % 2,04 1,90 1,12 -0,14 -6,68 -0,79 -41,35

Tỷ suất LN/ Tổng TS(ROA) % 4,09 3,53 2,18 -0,56 -13,66 -1,36 -38,37

Tỷ suất LN/ Vốn CSH(ROE) % 25,59 24,97 17,73 -0,62 -2,42 -7,24 -28,98

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Trong đó:

+ Tổng doanh thu và thu nhập = Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và CCDV + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác

+ Tổng vốn kinh doanh bình quân = (Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm)/ 2

+ Vốn chủ sở hữu bình quân = (VCSH đầu năm + VCSH cuối năm)/ 2 +ROS= Lợi nhuận sau thuế / Tổng doanh thu và thu nhập x 100 % + ROA = Lợi nhuậấuu thuế / Tổng tài sản bình quân x 100% + ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân x 100 %

Nhận xét:

Qua bảng 2.1 ta thấy:

- Tổng doanh thu đều tăng qua các năm từ năm 2005 - 2007, cụ thể: Năm 2006, tổng doanh thu đạt hơn 40 tỷ, tăng hơn hơn 10 tỷ tương ứng tăng 36,32% so với năm 2005. Đến năm 2007, tổng doanh thu đạt trên 52 tỷ đồng, tức là so với năm 2006, doanh thu năm 2007 tăng hơn 11 tỷ đồng tương ứng với tăng 28,70 % . Như vậy, mức doanh thu tăng lên nhưng năm 2007 có giảm so với năm 2006. Nguyên nhân là do công ty trong 2 năm qua (2006 -2007) đã không ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2006 tăng so với năm 2005. Nhưng tới năm 2007 thì lợi nhuận giảm mạnh so với năm 2006. Nhìn chung, lợi nhuận của cônng ty đang có xu hướng giảm trong khi tổng doanh thu năm 2007vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty chưa được nâng cao. Công ty cần xem xét lại và có những đề xuất khắc phục.

- Vốn kinh doanh bình quân và vốn chủ sở hữu binh quân đều tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2006 vốn kinh doanh bình quân tăng hơn 7 tỷ đồng tương ứng với tăng 47,34 % so với năm 2005; Còn vốn chủ sở hữu bình quân thì tăng hơn 700 trăm triệu tương ứng với tăng 30,37% so với năm 2005. Đến năm 2007, vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu bình quân vẫn tăng nhưng mức tăng không cao bằng năm 2006. Sở dĩ như vậy là do năm 2006, công ty đã tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất.

Nhìn chung, điều đó cũng nói lên quy mô của công tuy đang ngày càng rộng lớn hơn và có xu hướng phát triển bền vững.

- Tổng số lao động tăng lên theo từng năm. Khi qui mô sản xuất mở rộng thì nguồn nhân lực cũng phải tăng lên để đáp ứng kịp thời cho việc sản xuất sản phẩm của công ty. Đặc biệt là số lao động giỏi có tay nghề cao là rất cần thiết trong việc vận hành và quản lý những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại.

- Thu nhập bình quân cũng tăng dần theo các năm và tương đối cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Đây là điều tốt mà công ty cần phát huy nhằm ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

- Đóng góp của công ty cho nhà nước năm 2006 giảm 11,2 với năm 2005. Năm 2007, thuế phải nộp nhà nước lại giảm so với năm 2006 là 17,77%. Sở dĩ như vậy vì tổng lợi nhuận trước thuế giảm trong 2 năm vừa qua, cùng với nhà máy sản xuất ống thép Thần Châu vừa mới được thành lập nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, do vậy thuế thu nhập doanh nghiệp giảm làm cho số thuế phải nộp nhà nuớc của công ty giảm.

- Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu năm 2006 giảm 6,68 % so với năm 2005. Có nghĩa là: bình quân cứ trong 100 đồng doanh thu năm 2006 thì lợi nhuận sau thuế thu được 1,90 đồng giảm 0,14 đồng so với năm 2005.Sang năm 2007 thì tỷ suất này còn giảm đang kể hơn. Từ chỗ trong 100 đông doanh thu năm 2006 thì thu về 1,90 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến 2007 chỉ thu về có 1,12 đồng lợi nhuận sau thuế. Tức là giảm khoảng 41,35 % so với năm 2006. Như vậy, khả năng sinh lời trong 2 năm qua đều thấp và còn có xu hướng giảm, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty chưa cao. Điều này là không tốt, vì dù doanh thu tăng nhiều nhưng lợi nhuận lại giảm. Công ty cần có các đề xuất sử dụng hợp lý chi phí sản xuất kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản cũng giảm qua các năm. Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 13,66%. Sang năm 2007, tỷ suất này lại giảm tới 38,37% so với 2006. Điều này có nghĩa là: năm 2006, bình quân 100 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 3,53 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,56 đồng so với

năm 2005 tương ứng giảm 13,66%. Năm 2007, cứ 100 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh chỉ còn tạo ra 2,18 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với 2006 là 1,36 đồng. Điều này cho thấy, công ty đã mở rộng sản xuấtkinh doanh nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, công tác tổ chức quản lý và sản xuất chưa có sự chuyển biến tốt.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu bình quân giảm xuống qua các năm. Cụ thể, năm 2006 giảm 2,42% so với năm 2005. Năm 2007 lại giảm mạnh so với năm 2006 là 28,98 % so với năm 2006. Có nghĩa là cứ bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 24,97 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,62 đồng tương ứng với giảm 2,42 % của năm 2006 so với năm 2005. Năm 2007 giảm 7,24 đồng tương ứng giảm 24,97 % so với năm 2006. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu chưa tốt. Trong khi vốn chủ sở hữu tăng qua các năm thì lại làm giảm lợi nhuận thu được trên 1 đồng vốn chủ sở hữu. Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả.

Như vây, nhìn chung qua 3 năm hoạt động sản xuất của công ty luôn biến động, các chỉ tiêu tài chính của công ty đang có xu hướng giảm. Công ty đã cố gắng tăng vốn kinh doanh và tăng doanh thu nhưng vẫn chưa làm tăng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa cao. Tuy nhiên, trong cả 3 năm qua công ty đều làm ăn có lãi, đặc biệt thu nhập của công nhân viên không ngừng tăng lên cho thấy công ty rất quan tâm đến đời sống nhân viên. Công ty nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm tăng cao lợi nhuận. Để có chiến lược phát triển lâu dài thì công ty cần có những chính sách hợp lý về tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để gia tăng lợi nhuận.

2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới HĐSXKD của công ty 2.1.4.1 Nhân tố bên trong 2.1.4.1 Nhân tố bên trong

2.1.4.1.1 Yếu tố vốn:

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự thành lập, tồn tại và phát triển của công ty. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của công ty là từ nợ vay. Do đó, khả năng tự chủ tài chính của công ty thấp.Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh

là rất lớn, đồng thời khả năng thanh toán không cao tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh.

2.1.4.1.2 Nguồn lực lao động:

Lao động luôn là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nó được coi là nhân tố quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu khác của công ty. Nhận thức được điều đó nên trong những năm qua, công ty cổ phần Naconex đã từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động.

Để đáp ứng với nhu cầu về lao động trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty nên trong những năm qua số lượng lao động không ngừng tăng lên. Lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao trong bộ máy quản lý của công ty. Đặc biệt về lượng lao động trực tiếp thì số công nhân nam luôn chiêm tỷ lệ cao so với công nhân nữ. Điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Công ty hiện có nhà máy chế biến Gỗ và nhà máy sản xuất thép cùng với các tổ đội xây dựng cơ bản, chủ yếu đều là những công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khoẻ dẻo dai của người lao động.

2.1.4.1.3 Kỹ thuật - công nghệ, máy móc thiết bị:

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Nếu một công ty có một dây chuyên công nghệ tiên tiến, phù hợp vói đặc điểm sản xuất của công ty sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong những năm gần đây, công ty đã đầu tư nhiều vào mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.1.4.1.4 Mua sắm và dự trữ nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của công ty. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt trong tình hình biến động như hiện nay, giá cả hàng hoá leo thang, giá nguyên vật liệu mua vào tăng vọt nên công ty cần có những chính sách

thu mua và dữ trữ nguyên vật liệu thích hợp là điều cần thiết để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường.

Công ty nên có những chính sách sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu trong công ty. Bởi vì, trong những năm qua (năm 2006, 2007), doanh thu của công ty đều tăng cao nhưng lợi nhuận lại giảm mà nguyên do là từ việc sử dụng chi phí sản xuất còn lãng phí và chưa hợp lí. Mặt khác, công ty cần xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sửa chữa máy móc thiết bị, tăng cường ứng dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất, triệt để tận dụng phế liệu, phế phẩm thu hồi. Đây không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài của công ty vì nó mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng từ ngưyên vật liệu khai thác và chế biến.

2.1.4.1.5 Quan điểm của nhà lãnh đạo:

Các chính sách, chiến lược, kế hoạch, cơ cấu tổ chức đều phụ thuộc vào đường lối, quan điểm của nhà điều hành. Một nhà lãnh đạo tài năng, sáng suốt sẽ đề ra những đường lối, chính sách đúng đắn để phát triển công ty. Triết lý mà công ty Naconex luôn luôn nêu cao là “ Tất cả vì ngày mai tốt hơn hôm nay”.

2.1.4.2 Nhân tố bên ngoài

Công ty chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố, ngoài những nhân tố nội bộ thì công ty còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố của môi trường bên ngoài. Sau đây là một số nhân tố bên ngoài cơ bản:

2.1.4.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Công ty nằm ở trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi, mức sống của dân cư trong vùng khá cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các sản phẩm của công ty sản xuất ra được tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi cho công ty.

Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới sản phẩm xây lắp của công ty. Hoạt động thi công công trình thường diễn ra ngoài trời nên thời tiết sẽ là nhân tố tác động rất lớn tới tiến độ thi công. Mưa bão, lũ lụt có thể gây thiệt hại rất lớn cho công ty do tạm ngừng thi công hoặc phải làm lại những phần công trình hư hỏng. Mặt khác, quá trình thi công ngoài trời nên máy móc, thiết bị

cũng dễ bị hư hỏng. Địa điểm thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài gây khó khăn cho việc vận chuyển máy móc, thiết bị tới công trình và khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị. Đặc biệt, với địa hình đồi núi dốc ở miền trung khi có mưa bão xảy ra liên tiếp như năm vừa qua đã làm tổn thất nghiêm trọng tới hoạt động xây lắp của công ty, gây thiệt hại tới hiệu quả kimh doanh của toàn công ty.

2.1.4.2.2 Sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào:

Sự bất ổn của nền kinh tế cùng với lạm phát gia tăng làm cho các nhà kinh doanh gặp không ít khó khăn và thử thách. Công ty cổ phần Naconex cũng vậy, sự tăng vọt về giá cả nguyên vật liệu đầu vào gây thiệt hại trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy mà công ty cần có những chiến lược dự trữ và thu mua nguyên vật liệu phù hợp để có thể đảm bảo mọi HĐSX của công ty vẫn diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, công ty nên có chiến lược huy động vốn an toàn hơn khi mà nguồn vốn của công ty chủ yếu là từ nợ vay. Vì việc phải trả một khoản chi phí lãi vay khổng lồ đã làm giảm lợi nhuận của công ty trong 2 năm vừa qua.

2.1.4.2.3 Nhu cầu của thị trường:

Nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng trong việc tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp. Tính đến đầu khoảng đầu năm nay, nhu cầu của khách hàng về mặt hàng sắt

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần naconex (Trang 46)