Những nhân tố ảnh hưởng tới HĐSXKD của công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần naconex (Trang 50)

2.1.4.1 Nhân tố bên trong

2.1.4.1.1 Yếu tố vốn:

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự thành lập, tồn tại và phát triển của công ty. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của công ty là từ nợ vay. Do đó, khả năng tự chủ tài chính của công ty thấp.Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh

là rất lớn, đồng thời khả năng thanh toán không cao tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh.

2.1.4.1.2 Nguồn lực lao động:

Lao động luôn là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nó được coi là nhân tố quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu khác của công ty. Nhận thức được điều đó nên trong những năm qua, công ty cổ phần Naconex đã từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động.

Để đáp ứng với nhu cầu về lao động trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty nên trong những năm qua số lượng lao động không ngừng tăng lên. Lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao trong bộ máy quản lý của công ty. Đặc biệt về lượng lao động trực tiếp thì số công nhân nam luôn chiêm tỷ lệ cao so với công nhân nữ. Điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Công ty hiện có nhà máy chế biến Gỗ và nhà máy sản xuất thép cùng với các tổ đội xây dựng cơ bản, chủ yếu đều là những công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khoẻ dẻo dai của người lao động.

2.1.4.1.3 Kỹ thuật - công nghệ, máy móc thiết bị:

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Nếu một công ty có một dây chuyên công nghệ tiên tiến, phù hợp vói đặc điểm sản xuất của công ty sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong những năm gần đây, công ty đã đầu tư nhiều vào mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.1.4.1.4 Mua sắm và dự trữ nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của công ty. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt trong tình hình biến động như hiện nay, giá cả hàng hoá leo thang, giá nguyên vật liệu mua vào tăng vọt nên công ty cần có những chính sách

thu mua và dữ trữ nguyên vật liệu thích hợp là điều cần thiết để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường.

Công ty nên có những chính sách sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu trong công ty. Bởi vì, trong những năm qua (năm 2006, 2007), doanh thu của công ty đều tăng cao nhưng lợi nhuận lại giảm mà nguyên do là từ việc sử dụng chi phí sản xuất còn lãng phí và chưa hợp lí. Mặt khác, công ty cần xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sửa chữa máy móc thiết bị, tăng cường ứng dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất, triệt để tận dụng phế liệu, phế phẩm thu hồi. Đây không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài của công ty vì nó mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng từ ngưyên vật liệu khai thác và chế biến.

2.1.4.1.5 Quan điểm của nhà lãnh đạo:

Các chính sách, chiến lược, kế hoạch, cơ cấu tổ chức đều phụ thuộc vào đường lối, quan điểm của nhà điều hành. Một nhà lãnh đạo tài năng, sáng suốt sẽ đề ra những đường lối, chính sách đúng đắn để phát triển công ty. Triết lý mà công ty Naconex luôn luôn nêu cao là “ Tất cả vì ngày mai tốt hơn hôm nay”.

2.1.4.2 Nhân tố bên ngoài

Công ty chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố, ngoài những nhân tố nội bộ thì công ty còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố của môi trường bên ngoài. Sau đây là một số nhân tố bên ngoài cơ bản:

2.1.4.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Công ty nằm ở trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi, mức sống của dân cư trong vùng khá cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các sản phẩm của công ty sản xuất ra được tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi cho công ty.

Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới sản phẩm xây lắp của công ty. Hoạt động thi công công trình thường diễn ra ngoài trời nên thời tiết sẽ là nhân tố tác động rất lớn tới tiến độ thi công. Mưa bão, lũ lụt có thể gây thiệt hại rất lớn cho công ty do tạm ngừng thi công hoặc phải làm lại những phần công trình hư hỏng. Mặt khác, quá trình thi công ngoài trời nên máy móc, thiết bị

cũng dễ bị hư hỏng. Địa điểm thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài gây khó khăn cho việc vận chuyển máy móc, thiết bị tới công trình và khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị. Đặc biệt, với địa hình đồi núi dốc ở miền trung khi có mưa bão xảy ra liên tiếp như năm vừa qua đã làm tổn thất nghiêm trọng tới hoạt động xây lắp của công ty, gây thiệt hại tới hiệu quả kimh doanh của toàn công ty.

2.1.4.2.2 Sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào:

Sự bất ổn của nền kinh tế cùng với lạm phát gia tăng làm cho các nhà kinh doanh gặp không ít khó khăn và thử thách. Công ty cổ phần Naconex cũng vậy, sự tăng vọt về giá cả nguyên vật liệu đầu vào gây thiệt hại trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy mà công ty cần có những chiến lược dự trữ và thu mua nguyên vật liệu phù hợp để có thể đảm bảo mọi HĐSX của công ty vẫn diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, công ty nên có chiến lược huy động vốn an toàn hơn khi mà nguồn vốn của công ty chủ yếu là từ nợ vay. Vì việc phải trả một khoản chi phí lãi vay khổng lồ đã làm giảm lợi nhuận của công ty trong 2 năm vừa qua.

2.1.4.2.3 Nhu cầu của thị trường:

Nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng trong việc tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp. Tính đến đầu khoảng đầu năm nay, nhu cầu của khách hàng về mặt hàng sắt thép xây dựng đột biến tăng do nhu cầu xây dựng nhà ở, khách sạn, cơ sở hạ tầng tăng cao. Đây là cơ hội tốt cho sản phẩm thép của nhà máy thép Thần Châu tăng lượng tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ. Nhưng đồng thời cũng gặp không ít khó khăn khi phải thoả mãn khách hàng như thế nào cho thật tốt, bởi phương châm của công ty là: “Bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mà công ty có”.

2.1.4.2.4 Chính sách của tỉnh và tiềm lực phát triển của thành phố Vinh:

Một trong những thuận lợi của công ty là tỉnh Nghệ An luôn có những chính sách hợp lý, ưu ái cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong trong tỉnh nhà. Đặc biệt, thành phố Vinh nay đã trở thành thành phố trực thuộc trung ương (thành phố loại 1). Điều này sẽ thu hút các nhà đàu tư trong và ngoài tỉnh trong việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đầu tư đây chuyền công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh thị trường. Đó là một trong những thuận lợi mà công ty có được.

2.1.5 Phương hướng phát triển công ty:

Là một công ty kinh doanh đa ngành nghề, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, trong thời gian tới, mục tiêu chính của công ty là ổn định và phát triển các ngành nghề sản xuất đã có sẵn của công ty, tăng cường về sản xuất nhà máy ống thép Thần Châu với sản phẩm đạt 3000 tấn/ năm. Đồng thời, tăng cường mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận khác như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Cụ thể phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Doanh thu tăng trưởng từ 15- 25% - Lợi nhuận cổ tức đạt 17- 20%

- Về nhân lực tăng thêm khoảng 30- 60 người bao gồm: kĩ sư, công nhân kỹ thuật, nhân viên văn phòng.

- Trích nộp nhà nước đầy đủ và vượt chỉ tiêu và vượt chỉ tiêu.

- Ngoài ra, các phong trào đoàn thể phấn đấu luôn là phong trào tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động.

- Tích cực tham gia các hoạt động công tác xã hội, các phong trào từ thiện.

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NACONEX TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NACONEX 2.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Naconex

2.2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Naconex

Chú thích: : Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Naconex Kế toán vật tư Kế toán trưởng P/P Kế toán (Kiêm KT tổng hợp) Kế toán thanh toán Kế toán thuế Kế toán

xăng dầu, nhà nghỉ, N. máy SX thép, N. máy CB gỗ Kế toán

tiền lương

Thủ quỹ

Bộ máy kế toán Công ty Cổ phần NACONEX được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Người quản lý trực tiếp các nhân viên là kế toán trưởng, các phần hành kế toán đều có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp hoặc lập báo cáo định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành.

- Chức năng nhiệm vụ của Kế toán trưởng: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với giám đốc và cơ quan tài chính. Là người phụ trách chung mọi hoạt động của phòng kế toán, chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất.

Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Kiểm tra và xác nhận các chứng từ hoá đơn cần thanh toán, đề nghị thanh toán, các khoản tạm ứng, các khoản thanh toán quyết toán nội bộ và quyết toán với khách hàng. Kiểm tra, kiểm soát tất cả các công nợ trong quyết toán và tất cả các chi phí trong toàn công ty.

Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán doanh nghiệp, các quy định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho bộ phận cá nhân có liên quan trong đơn vị và cấp dưới.

Tổ chức bảo quản và lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật của đơn vị.

Xét duyệt và ký các chứng từ sổ sách kế toán, phân công việc cho từng thành viên trong phòng và tham mưu cho giám đốc về quản lý tài chính phù hợp với tình hình sản suất kinh doanh của công ty.

- Chức năng nhiệm vụ của phó phòng kế toán (Kế toán tổng hợp): Do kế toán trưởng phân công, chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng. Có nhiệm vụ về tổng hợp đầy đủ mọi chi phí phát sinh để tính giá thành sản phẩm. Tổng hợp doanh thu và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thông qua bác cáo tài chính. Lập báo cáo nội bộ và báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý, cục thuế, cục thống kê. Theo dõi, lập bảng kê hàng tháng tất cả công nợ khách hàng cung ứng vật tư cho công ty và theo dõi tài sản cố định.

- Chức năng nhiệm vụ kế toán thanh toán: Do kế toán trưởng phân công, chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng. Có nhiệm vụ quyết định các nghiệp vụ thu chi của công ty, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh tăng giảm trên tài khoản ngân hàng. Mở sổ theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ theo dõi tạm ứng nội bộ, sổ theo dõi chi tiết công nợ khách hàng.

Nhận chứng từ tạmứng, thanh toán, thanh toán tạm ứng của khách hàng và trong nội bộ của các khoản thu chi và chuyển lên kế toán trưởng kiểm tra lại, tiến hành lập phiếu chi, phiếu thu, uỷ nhiệm chi trình lên giám đốc duyệt thanh toán hoặc tạm ứng.

Tổng hợp công nợ phải thu, phải trả của các khách hàng liên quan đến nhà máy ống thép Thần Châu.

Lưu trữ chứng từ gốc trong thanh toán theo từng loại hình thanh toán và theo trình tự thời gian.

- Chức năng nhiệm vụ kế toán thuế: Do kế toán trưởng phân công và báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng, có nhiệm vụ lập bảng kê thuế đầu ra, thuế đầu vào hàng tháng, quyết toán thuế và các báo cáo định kỳ cho cơ quan thuế. Nhập các chứng từ mua bán xăng dầu vào mảng kế toán máy và in ra các sổ chi tiết hàng hoá, bảng kê hàng nhập - xuất- tồn xăng dầu hàng tháng. Cuối tháng kiểm kê hàng tồn thực tế lập công nợ đối chiếu với cửa hàng xăng dầu. Theo dõi đối chiếu công nợ khoán với dịch vụ nhà nghỉ.

- Chức năng nhiệm vụ kế toán vật tư: Do kế toán trưởng phân công và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng, có nhiệm vụ mở sổ theo dõi và hạch toán tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, hàng hoá.

Lưu trữ các phiếu nhập xuất theo trình tự phát sinh, trên mỗi phiếu nhập được đính kèm hoá đơn tài chính hợp pháp, phiếu yêu cầu, phiếu đề xuất được duyệt của ban giám đốc. Nhập chứng từ mảng kế toán vật tư vào chương trình kế toán máy.

Đối chiếu thường xuyên với thủ kho kịp thời phát hiện các sai sót, thừa thiếu trong quá trình nhập xuất để có đề xuất xử lý kịp thời.

Cuối tháng đối chiếu với kế toán thanh toán, tổng hợp lên báo cáo tình hình vật liệu nhập các công trình xây dựng. Theo dõi công nợ phải thu phải trả nhà máy

chế biến Gỗ xuất khẩu. Lập chứng từ hải quan và mở tờ khai hải quan đối với lô hàng xuất - nhập khẩu.

- Kế toán tiền lương: do kế toán trưởng phân công và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng.

Kế toán tiền lương có nhiệm vụ tính toán lương cho toàn công ty. Các nhà máy, cửa hàng xăng dầu, dịch vụ nhà nghỉ, tính lương theo khoán sản phẩm, các tổ đội Xây dựng theo khoán toàn bộ công trình công thêm phần phát sinh (nếu có) Bộ phận văn phòng tính lương theo hệ số và cộng thời gian làm thêm giờ. Tính toán các khoản trích theo lương như để trích nộp.

- Thủ quỹ: do kế toán trưởng phân công và đã được thông qua ý kiến của lãnh

đạo công ty đồng ý.

Thủ quỹ là người trông coi két sắt của công ty. Có nhiệm vụ giữ tiền, kiểm, đếm tiền và đảm bảo cân đối tài chính trong hệ thống kế toán. Tiền thừa, thiếu phải báo cáo với kế toán trưởng tìm rõ nguyên nhân, báo cáo với lãnh đạo công ty xử lý và giải quyết.

Thu và chi tiền trên cơ sở các phiếu thu và phiếu chi đã được ký duyệt đầy đủ của kế toán trưởng và giám đốc công ty.

Mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi thu chi hàng ngày, cuối mỗi ngày phải kiểm quỹ, đối chiếu với kế toán thanh toán số tiền đã thu, chi trong ngày.

2.2.1.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần naconex (Trang 50)