Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân đối với hoạt động và sức mạnh của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 45 - 47)

đối với hoạt động và sức mạnh của nhà nƣớc

Dân là tất cả những người lao động bình thường, đông đảo trong xã hội, không phân biệt già - trẻ - gái - trai, dân tộc, tôn giáo, giàu - nghèo… "DÂN"

có cùng nội dung với khái niệm: nhân dân, dân chúng, quần chúng, quần chúng nhân dân…, nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà dùng cho thích hợp. Quan điểm cơ bản nhất trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về "DÂN" là: "Dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc". Đó là quan điểm của Nho giáo và của ông cha ta mà Hồ Chí Minh đã biết đến từ thuở học trò. Điều đặc biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân đó là quan điểm: dân là chủ trong xã hội mới - xã hội mà sự nghiệp cách mạng Việt Nam đang hướng tới.

Theo Hồ Chí Minh, chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà trong đó tất cả mọi cái từ lợi ích đến trách nhiệm, từ quyền hạn đến nghĩa vụ, từ tổ chức đến hoạt động… đều là của dân, do dân, vì dân. Nhân dân thực sự là người chủ của xã hội.

Người viết: "Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra" [32, tr. 299].

Nhân dân ở đây trước hết là nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần cho sự tồn vong của xã hội và quốc gia. Đó là động lực to lớn của tất cả các giai đoạn cách mạng nước ta:

Gốc có vững cây mới bền

Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.

Tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Trên cơ sở thấy được sức mạnh to lớn, vị trí sáng tạo lịch sử của nhân dân mà nhìn nhận vai trò của nhân dân với tư cách là chủ nhân đất nước và nguồn gốc quyền lực nhà nước. Hồ Chí Minh từng nói: "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân"! "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của dân" [41, tr. 299]. Huy động sức dân, động viên tất cả các nguồn nhân lực, tài lực của dân tộc cho phát triển kinh tế - xã hội chính là tiêu chí tổng hợp biểu thị sức mạnh trực tiếp và tổng quát của lãnh đạo chính trị.

Ngày nay, phương thức huy động nhân lực, tài lực không chỉ là huy động các nghĩa vụ mà căn bản là điều hòa các lợi ích. Do vậy, công cụ cơ bản để nhà nước quản lý, phát triển kinh tế, huy động nguồn lực là hệ thống pháp luật, chính sách nhằm kích thích và ràng buộc các thành viên xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng và thực hiện những cơ chế làm việc hết sức linh hoạt và uyển chuyển để làm cho chính quyền đó dựa vào dân, có sự tham gia rộng rãi của nhân dân, cần thiết có sự tham khảo những ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, mỗi khi Chính phủ chuẩn bị bàn những việc quan trọng thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đều cho họp Việt minh đoàn trong Chính phủ trước đó để có đánh giá chung, thống nhất quan điểm. Người cũng thường triệu tập các Hội nghị Quân - Dân - Chính của các khu, tỉnh để bàn bạc công việc. Hồ Chí Minh chủ trương triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt bao gồm đại diện của đoàn thể trong Mặt trận, các nhân sĩ có tên tuổi, Thường vụ Quốc hội, Thủ tường Chính phủ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 45 - 47)