III. Bài học kinh nghiệm của Bra-xin về xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng
1. Lý do chọn Bra-xin
Thứ nhất, Bra-xin và Việt Nam có những điểm tƣơng đồng trong điều kiện tự
nhiên và điều kiện kinh tế. Cả hai quốc gia đều có nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu và thổ nhƣỡng phù hợp để canh tác cây cà phê. Hiện nay, cà phê đang là nông sản chủ lực của hai quốc gia này.
Thứ hai, Bra-xin là quốc gia có lịch sử lâu đời về trồng trọt, chế biến và tiêu
thụ cà phê. Ngành cà phê là ngành nông nghiệp mũi nhọn của đất nƣớc này, giá trị xuất khẩu cà phê chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của Bra-xin. Và trong suốt nhiều thập kỷ qua, Bra-xin vẫn luôn đƣợc xem là cƣờng quốc cà phê, là đất nƣớc sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ cà phê số 1 thế giới [6].
Thứ ba, trong giai đoạn 2005 – 2010, Bra-xin luôn giữ vững vị trí là thị trƣờng
xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trƣờng Trung Đông. Kim ngạch nhập khẩu cà phê từ Bra-xin của Trung Đông chiếm đến hơn 30% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của thị trƣờng này trong giai đoạn 2005 – 2010. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Bra-xin vào Trung Đông đã vƣợt mức 100 triệu USD.
Từ thực tiễn nêu trên, nghiên cứu kinh nghiệm của Bra-xin cà phê vào thị trƣờng Trung Đông sẽ giúp cho ngành cà phê của Việt Nam có những bài học thiết thực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng tiềm năng này.
2. Kinh nghiệm của Bra-xin về xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Trung Đông
Thứ nhất, Bra-xin đã chủ động xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại giữa hai bên.
Nắm rõ đặc điểm về điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị và hoạt động kinh tế của Trung Đông, Bra-xin sớm nhận ra nhu cầu của thị trƣờng này chính là những lợi thế mà Bra-xin đang có, tập trung vào các mặt hàng nông sản (cà phê, ca cao, đƣờng…). Chính vì vậy, từ những thập niên 60 của thế kỷ XX, Phòng Thƣơng mại Bra-xin đã chủ động phối hợp với Tổng Liên hiệp Phòng Thƣơng mại, Công nghiệp và Nông nghiệp các nƣớc Ả-rập thành lập Phòng Thƣơng mại các nƣớc Ả-rập – Braxin (Arab-Brazilian Chamber of Commerce) có trụ sở chính đặt tại Sao Pao-lô
19
và phƣơng châm hoạt động là “Nối kết văn hóa – Tạo dựng cơ hội”. Đây chính là cơ quan đại diện cho các doanh nghiệp của 22 quốc gia nói tiếng Ả-rập, trong đó có các quốc gia khu vực Trung Đông, tại Bra-xin và là đầu mối tƣ vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp Bra-xin tìm kiếm cơ hội giao thƣơng tại khu vực này. Các hoạt động chính của Phòng Thƣơng mại các nƣớc Ả-rập – Bra-xin là:
- ANBA: Trung tâm thông tin các nƣớc Ả-rập – Bra-xin; - Chứng thực;
- Tƣ vấn;
- Trung tâm kiến thức thƣơng mại; - Sự kiện, hội chợ, triển lãm; - Thông tin thị trƣờng; - Dịch thuật.
Phòng Thƣơng mại các nƣớc Ả-rập – Bra-xin hoạt động với cam kết “đem lại phƣơng thức nhanh nhất và an toàn nhất để tìm kiếm thị trƣờng và giao thƣơng với các nƣớc nói tiếng Ả-rập”. Và trong suốt quá trình tồn tại của mình, Phòng Thƣơng mại này đã thực hiện đúng cam kết của mình, đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Bra-xin, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên thị trƣờng này. Giờ đây, Bra-xin đã trở thành đối tác chiến lƣợc của các quốc gia trong khu vực Trung Đông [33].
Bên cạnh đó, từ năm 2002, Hiệp hội cà phê Bra-xin – ABIC đã phối hợp với Cơ quan xúc tiến xuất khẩu và đầu tƣ Bra-xin – APEX xây dựng chƣơng trình quốc gia nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chất lƣợng cao mang tên “Cafés do Brasil” với mục tiêu là chiếm lĩnh thị trƣờng cà phê chất lƣợng cao ở thị trƣờng các nƣớc phát triển và nền kinh tế mới nổi với các mặt hàng cà phê có thƣơng hiệu của Bra- xin. Chƣơng trình bao gồm:
- Điều tra, khảo sát hình thành cơ sở dữ liệu về hành vi tiêu dùng, các quy định về nhập khẩu, các sự kiện, hội chợ, triển lãm liên quan đến cà phê tại từng thị trƣờng mà doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Bra-xin quan tâm;
20
- Hỗ trợ toàn diện để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Bra-xin quốc tế hóa và tạo dựng đƣợc chỗ đứng trên các thị trƣờng lớn và tiềm năng.
Và sau 8 năm hoạt động, chƣơng trình này đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu xây dựng thƣơng hiệu cà phê Bra-xin ở các thị trƣờng mới nhƣ Trung Quốc, UAE bên cạnh thị trƣờng truyền thống ở các nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, EU [49].
Thứ hai, Bra-xin đã thành công trong việc kích thích tiêu thụ cà phê nội địa nhằm gia tăng sự chủ động trong đối phó với biến động bất thường của thị trường thế giới, đảm bảo năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê nước này trên các thị trường tiêu thụ chính như Hoa Kỳ, EU, Trung Đông.
Trong niên vụ 2009/2010, tiêu thụ cà phê nội địa của Bra-xin đã vƣợt mức 19 triệu bao, chiếm hơn 50% tổng lƣợng tiêu thụ cà phê của các nƣớc sản xuất cà phê trên thế giới [50]. Lƣợng tiêu thụ trên đã giúp Bra-xin giữ vững vị trí là nƣớc tiêu
thụ cà phê lớn thứ hai thế giới [12]. Và theo dự báo của ABIC, đến năm 2012, tiêu thụ cà phê nội địa của Bra-xin sẽ đạt mức 21 triệu bao, đƣa nƣớc này trở thành nƣớc tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới, vƣợt qua cả Hoa Kỳ [14][50].
Với lƣợng tiêu thụ cà phê nội địa nhiều nhất thế giới, cà phê xuất khẩu của Bra-xin cũng sẽ đƣợc đảm bảo trƣớc các nguy cơ biến động bất thƣờng của thị trƣờng, chất lƣợng cà phê xuất khẩu đƣợc nâng cao, thƣơng hiệu cà phê Bra-xin trở nên phổ biến hơn. Nhƣ vậy, ngành cà phê Bra-xin sẽ tiếp tục phát triển bền vững. Để đạt đƣợc lƣợng tiêu thụ nêu trên, Chính phủ Bra-xin đã phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện các chƣơng trình quốc gia nhằm tăng cƣờng nhận thức của ngƣời dân về cà phê Bra-xin và sau đó là tăng lƣợng tiêu thụ cà phê của mỗi ngƣời dân. Các chƣơng trình này bao gồm:
- Chƣơng trình “Programma de Qualidade do Café”. Đây là chƣơng trình xây dựng thƣơng hiệu cà phê quốc gia. Các thƣơng hiệu này đƣợc phân theo tiêu chuẩn chất lƣợng, gồm các hạng mục: truyền thống, cao cấp, đặc biệt. Chƣơng trình này nhằm mục đích nâng cao nhận thức của ngƣời dân Bra-xin về cà phê nƣớc mình, đồng thời nâng cao chất lƣợng cà phê để nâng lƣợng tiêu thụ. Bắt đầu từ cuối năm 2004, đến nay, chƣơng trình này không chỉ tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu cà phê trong
21
nội địa mà đã lan rộng giúp cho thƣơng hiệu cà phê Bra-xin đƣợc nhận diện trên toàn thế giới [51].
- Chƣơng trình “Café na Merenda, Saúde na Escade”. Chƣơng trình này đƣợc xây dựng với mục đích tuyên truyền về lợi ích của cà phê và hình thành thói quen tốt về uống cà phê trong học sinh. Bộ Giáo dục, Bộ Y tế phối hợp với ABIC tuyên truyền về lợi ích và thói quen uống cà phê, còn các doanh nghiệp cà phê sẽ cung cấp cà phê miễn phí đến hệ thống trƣờng học trên khắp đất nƣớc. Chƣơng trình này nhằm đem đến một thói quen tốt cho thế hệ trẻ của đất nƣớc duy trì và đảm bảo một thế hệ ngƣời tiêu thụ mới cho cà phê của Bra-xin [52].
Thứ ba, Bra-xin đã xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng, đảm bảo nguồn cung xuất khẩu cho các thị trường chính, trong đó có Trung Đông.
Sản xuất cà phê của các hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lƣợng cà phê của cả nƣớc. Hợp tác xã có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm: kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn cà phê và buôn bán trực tiếp. Và mỗi hợp tác xã lại có rất nhiều chuyên gia chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các hộ nông dân. Trong mỗi mùa vụ, các chuyên gia sẽ đến thăm các trang trại trong hợp tác xã để hƣớng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình từ sản xuất đến thu hoạch, phát hiện các vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết [6].
3. Bài học cho Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Trung Đông
3.1.Chủ động trong công tác xúc tiến xuất khẩu
Thị trƣờng Trung Đông là thị trƣờng mới đƣợc chú ý từ năm 2008; các thông tin về thị trƣờng bằng tiếng Anh không có nhiều do các quốc gia trong vùng dùng ngôn ngữ bản xứ là chủ yếu. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam có rất ít thông tin về thị trƣờng, đây là một trong những rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Đông.
Để thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đối với thị trƣờng tiềm năng này, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần đƣợc tổ chức có hệ thống, tập trung vào các hoạt động chính:
22
- Nghiên cứu thị trƣờng và cung cấp thông tin về thị trƣờng cho doanh nghiệp thông qua các bài báo trên tạp chí chuyên ngành, hội thảo về thị trƣờng.
- Tổ chức các chuyến tham quan thị trƣờng, tham gia hội chợ để doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu.
- Đầu tƣ cho quảng cáo sản phẩm cà phê Việt Nam tại các nƣớc Trung Đông.
3.2.Đẩy mạnh tiêu thụ cà phê nội địa
Tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ khoảng 0,64kg/ngƣời/năm, tức đạt 6% sản lƣợng [12]. Điều này khiến cho cà phê Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào thị trƣờng xuất khẩu. Phần lớn ngƣời dân không uống cà phê là do chƣa hiểu biết về tác dụng của cà phê, cụ thể là caffein đến sức khỏe, từ đó chƣa hình thành thói quen dung nạp một lƣợng caffein cần thiết mỗi ngày. Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đối phó đƣợc với biến động bất thƣờng của thị trƣờng xuất khẩu, đồng thời, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành cà phê của Việt Nam.
Để đẩy mạnh tiêu thụ trong nƣớc, Việt Nam cần có một chiến lƣợc dài hạn. Tuy nhiên, trƣớc mắt, những giải pháp sau cần đƣợc tiến hành:
- Thông tin, tuyên truyền về tác dụng của cà phê và caffein đến với ngƣời dân; tuyên truyền về lƣợng cà phê và caffein tối thiểu cần dung nạp mỗi ngày;
- Xây dựng và phát triển các thƣơng hiệu cà phê nội địa có uy tín;
- Hỗ trợ tiêu thụ cà phê trong thời gian đầu để hình thành thói quen sử dụng cà phê trong ngƣời dân.
3.3.Đẩy mạnh liên kết nông dân trồng cà phê
Hiện nay, các hộ nông dân trồng cà phê ở Việt Nam còn canh tác nhỏ lẻ, 85% diện tích canh tác dƣới 2 ha [20]. Liên kết các hộ nông dân trồng cà phê tạo thành các mô hình hợp tác xã sẽ tạo điều kiện để áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới để phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất; áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng trong canh tác và thu hoạch cà phê. Hơn nữa, việc liên kết nông dân trồng cà phê còn hỗ trợ cho hoạt động thu mua của các doanh nghiệp. Đây sẽ là giải pháp thiết thực giúp đảm bảo nguồn cung cho cà phê xuất khẩu.
23
Chƣơng 1 đề tài đã phân tích tiềm năng của thị trƣờng nhập khẩu cà phê Trung Đông với xu hƣớng tiêu thụ ngày càng tăng nhƣng nguồn cung chủ yếu là nhập khẩu. Bên cạnh đó, qua phân tích các quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trƣờng này, đề tài cũng chỉ ra đƣợc khả năng đáp ứng của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Đông. Trong bối cảnh Trung Đông đang trở thành thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng này là một hƣớng đi đúng đắn và cần thiết. Chƣơng 1 cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu cà phê của Bra-xin sang thị trƣờng Trung Đông, từ đó, rút ra những bài học thiết thực cho Việt Nam khi tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng đầy tiềm năng này.
24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
I. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông giai
đoạn 2005 – 2010
1. Khối lƣợng xuất khẩu
Bảng 2.1. Khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trƣờng Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Khối lƣợng (tấn) 11.279 14.470 22.185 16.018 13.510 17.050 Tỷ trọng trong khối lƣợng
xuất khẩu cà phê của Việt Nam (%)
1,24 1,48 1,80 1,51 1,14 1,40
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu về thương mại giữa các nước theo sản phẩm của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc và số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Trong giai đoạn 2005 – 2010, khối lƣợng cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Đông tuy có sự biến động qua các năm nhƣng vẫn đạt mức tăng trƣởng bình quân 9%/năm.
Năm 2007, khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông tăng 34,78% so với năm 2006, đạt hơn 22.000 tấn. Đây cũng là mức tăng kỷ lục trong giai đoạn 2005 – 2010. Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trƣờng Trung Đông đạt mức tăng trƣởng ấn tƣợng nhƣ trên là do các nguyên nhân sau:
- Năm 2007, khối lƣợng nhập khẩu cà phê của khu vực Trung Đông tăng cao, đạt mức tăng trƣởng 25% so với năm 2006;
- Năm 2007 cũng là năm các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có hƣớng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu vào Trung Đông sau khi gia nhập WTO. Điều này thể hiện qua tỷ trọng khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông trong tổng khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2007 là cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2010, đạt 1,8%.
25
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, lƣợng nhập khẩu cà phê của Trung Đông giảm trong năm 2008, khối lƣợng cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng này cũng giảm tƣơng ứng. Năm 2009, mặc cho khối lƣợng nhập khẩu của thị trƣờng Trung Đông đã tăng trở lại, khối lƣợng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào Trung Đông tiếp tục giảm 15,66% so với năm 2008, chiếm 1,14% tổng khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2009. Đây là mức thấp nhất trong giai đoạn 2005 – 2010. Đến năm 2010, khi thị trƣờng cà phê Trung Đông đã thật sự ổn định, khối lƣợng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng này mới tăng trở lại 26,2% so với năm 2009.
Nhìn chung, khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trƣờng Trung Đông trong thời gian qua còn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố khách quan của khu vực này cũng nhƣ của thị trƣờng thế giới, qua đó, cho thấy sức cạnh tranh còn yếu của mặt hàng cà phê Việt Nam trên thị trƣờng Trung Đông. Một số nguyên nhân có thể kể đến là:
- Cà phê Việt Nam chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu của mình tại thị trƣờng Trung Đông. Điều này dẫn đến mức độ nhận biết của ngƣời tiêu dùng các nƣớc Trung Đông đối với cà phê Việt Nam thấp, nên xu hƣớng tiêu thụ không ổn định;
- Chất lƣợng cà phê xuất khẩu cà phê của Việt Nam chƣa cao và không đồng đều. Mặc dù Trung Đông là thị trƣờng nhập khẩu không quá khắt khe nhƣng ngƣời tiêu dùng vẫn đòi hỏi một chất lƣợng cà phê ổn định;