I. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp
3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của
3.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ nhân lực am hiểu thị trƣờng Trung Đông
Thị trƣờng Trung Đông là một thị trƣờng mới với các doanh nghiệp Việt Nam. Tập quán kinh doanh ở đây cũng chịu nhiều ảnh hƣởng từ văn hóa Ả rập và tôn giáo đạo Hồi đặc trƣng. Trong khi đó, đội ngũ những nhà kinh doanh am hiểu thị trƣờng Trung Đông của Việt Nam tại các cơ quan Nhà nƣớc còn chƣa nhiều và hầu nhƣ chƣa có ở các doanh nghiệp. Thiếu vắng đội ngũ này, xuất khẩu cà phê Việt Nam không thể cạnh tranh đƣợc với các đối thủ vì thiếu thông tin, không có phƣơng án kinh doanh tối ƣu và bị tác động bởi các rào cản về văn hóa kinh doanh.
Vì vậy, xây dựng một đội ngũ nhân lực am hiểu thị trƣờng Trung Đông sẽ là động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê Việt Nam cũng nhƣ mặt hàng cà phê Việt Nam trên thị trƣờng này.
3.2.1.Nội dung giải pháp
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ nhân viên thành thạo ngôn ngữ Ả rập. Ngoài tiếng
Anh là ngôn ngữ giao dịch chính, nhƣng nhƣ đã phân tích, ngƣời dân Trung Đông vẫn rất chuộng tiếng Ả rập, nắm bắt ngôn ngữ Ả rập là một bƣớc tiến thuận lợi cho doanh nghiệp ở thị trƣờng này. Hơn nữa, ngôn ngữ còn là chìa khóa mở ra rất nhiều cơ hội về tiếp xúc thông tin và đầu tƣ. Nắm bắt ngôn ngữ giúp doanh nghiệp có thể tìm hiểu về đời sống thƣờng nhật, từ đó nắm bắt nhu cầu nhạy bén hơn; thông hiểu
79
về cơ chế pháp lý và hệ thống pháp luật rành rọt hơn; kiến tạo những mối quan hệ hữu ích với các đối tác và ngƣời tiêu dùng, từ đó sẽ dễ dàng tiếp cận với thị trƣờng.
Thứ hai, tạo điều kiện để nhân viên tiếp xúc với môi trƣờng kinh doanh ở Ả
rập để tăng cƣờng mức độ hiệu quả trong các giao dịch với các thƣơng nhân ở đây. Việc này có thể đƣợc thực hiện qua các khóa học ngắn ngày với các chuyên gia quốc tế là ngƣời Ả rập hoặc thông hiểu về Ả rập; hoặc có thể là cơ hội học tập giao lƣu về kinh tế tại các nƣớc Trung Đông nhƣ UAE, Ả-rập Xê-út, I-xra-en…
Thứ ba, có chế độ đãi ngộ nguồn nhân lực am hiểu và có kinh nghiệm về thị
trƣờng Trung Đông đúng đắn và phù hợp. Các chính sách về đào tạo, lƣơng bổng, phúc lợi cần đƣợc xây dựng trên cơ sở tính toán sao cho đối tƣợng nhân viên này yêu thích và tiếp tục gắn bó với công việc một cách lâu dài. Đồng thời, tận dụng nguồn nhân lực này để kiến tạo một đội ngũ lao động thế hệ tiếp theo cũng am hiểu về thị trƣờng Trung Đông. Có nhƣ vậy thì doanh nghiệp mới có đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc điều kiện về kinh doanh với thị trƣờng Trung Đông trên dài hạn, từ đó đảm bảo sự tăng trƣởng hoạt động xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp sang thị trƣờng Trung Đông.
3.2.2.Điều kiện để giải pháp thành công
- Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây
dựng, bồi dƣỡng một lực lƣợng lao động am hiểu về thị trƣờng Trung Đông trong sự phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp trên thị trƣờng này trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Thứ hai, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo,
lƣơng bổng và quy hoạch đội ngũ cán bộ vừa giỏi nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, vừa am hiểu về mặt hàng cà phê Việt Nam và nắm bắt đƣợc văn hóa kinh doanh và quy định về nhập khẩu của Trung Đông.
- Về phía Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nƣớc cần ban hành chính sách, quy chế, trong đó khuyến khích
và hỗ trợ các doanh nghiệp có chiến lƣợc và quy hoạch về nguồn nhân lực am hiểu thị trƣờng Trung Đông.
80
Thứ hai, bản thân Nhà nƣớc cũng cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ
cán bộ vừa nhiều về số lƣợng, vừa sâu về chất lƣợng, nắm bắt một cách chắc chắn những điều kiện về kinh doanh ở Trung Đông.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ của Nhà nƣớc am hiểu về thị trƣờng Trung Đông trên
lãnh thổ Việt Nam phối hợp với Thƣơng vụ Việt Nam ở các nƣớc Trung Đông tạo lập các cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về thị trƣờng cũng nhƣ các phƣơng thức nắm bắt thị trƣờng đến các doanh nghiệp Việt Nam. Các thông tin này phải đƣợc thƣờng xuyên kiểm tra và cập nhật.
Thứ tư, tiến hành tổ chức thƣờng xuyên các lớp tập huấn về kinh doanh tại thị
trƣờng Trung Đông hoặc giới thiệu các cơ hội hợp tác kinh tế tại thị trƣờng này đến các doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nƣớc có thể xem xét ban hành tạp chí chuyên sâu về thƣơng mại tại Trung Đông bên cạnh Tạp chí Trung Đông và châu Phi vốn tập trung nhiều về các vấn đề địa lý, xã hội.