III. Bài học kinh nghiệm của Bra-xin về xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng
3. Bài học cho Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Trung Đông
3.1.Chủ động trong công tác xúc tiến xuất khẩu
Thị trƣờng Trung Đông là thị trƣờng mới đƣợc chú ý từ năm 2008; các thông tin về thị trƣờng bằng tiếng Anh không có nhiều do các quốc gia trong vùng dùng ngôn ngữ bản xứ là chủ yếu. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam có rất ít thông tin về thị trƣờng, đây là một trong những rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Đông.
Để thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đối với thị trƣờng tiềm năng này, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần đƣợc tổ chức có hệ thống, tập trung vào các hoạt động chính:
22
- Nghiên cứu thị trƣờng và cung cấp thông tin về thị trƣờng cho doanh nghiệp thông qua các bài báo trên tạp chí chuyên ngành, hội thảo về thị trƣờng.
- Tổ chức các chuyến tham quan thị trƣờng, tham gia hội chợ để doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu.
- Đầu tƣ cho quảng cáo sản phẩm cà phê Việt Nam tại các nƣớc Trung Đông.
3.2.Đẩy mạnh tiêu thụ cà phê nội địa
Tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ khoảng 0,64kg/ngƣời/năm, tức đạt 6% sản lƣợng [12]. Điều này khiến cho cà phê Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào thị trƣờng xuất khẩu. Phần lớn ngƣời dân không uống cà phê là do chƣa hiểu biết về tác dụng của cà phê, cụ thể là caffein đến sức khỏe, từ đó chƣa hình thành thói quen dung nạp một lƣợng caffein cần thiết mỗi ngày. Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đối phó đƣợc với biến động bất thƣờng của thị trƣờng xuất khẩu, đồng thời, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành cà phê của Việt Nam.
Để đẩy mạnh tiêu thụ trong nƣớc, Việt Nam cần có một chiến lƣợc dài hạn. Tuy nhiên, trƣớc mắt, những giải pháp sau cần đƣợc tiến hành:
- Thông tin, tuyên truyền về tác dụng của cà phê và caffein đến với ngƣời dân; tuyên truyền về lƣợng cà phê và caffein tối thiểu cần dung nạp mỗi ngày;
- Xây dựng và phát triển các thƣơng hiệu cà phê nội địa có uy tín;
- Hỗ trợ tiêu thụ cà phê trong thời gian đầu để hình thành thói quen sử dụng cà phê trong ngƣời dân.
3.3.Đẩy mạnh liên kết nông dân trồng cà phê
Hiện nay, các hộ nông dân trồng cà phê ở Việt Nam còn canh tác nhỏ lẻ, 85% diện tích canh tác dƣới 2 ha [20]. Liên kết các hộ nông dân trồng cà phê tạo thành các mô hình hợp tác xã sẽ tạo điều kiện để áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới để phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất; áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng trong canh tác và thu hoạch cà phê. Hơn nữa, việc liên kết nông dân trồng cà phê còn hỗ trợ cho hoạt động thu mua của các doanh nghiệp. Đây sẽ là giải pháp thiết thực giúp đảm bảo nguồn cung cho cà phê xuất khẩu.
23
Chƣơng 1 đề tài đã phân tích tiềm năng của thị trƣờng nhập khẩu cà phê Trung Đông với xu hƣớng tiêu thụ ngày càng tăng nhƣng nguồn cung chủ yếu là nhập khẩu. Bên cạnh đó, qua phân tích các quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trƣờng này, đề tài cũng chỉ ra đƣợc khả năng đáp ứng của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Đông. Trong bối cảnh Trung Đông đang trở thành thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng này là một hƣớng đi đúng đắn và cần thiết. Chƣơng 1 cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu cà phê của Bra-xin sang thị trƣờng Trung Đông, từ đó, rút ra những bài học thiết thực cho Việt Nam khi tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng đầy tiềm năng này.
24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010