Tạo nguồn hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 47 - 51)

I. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông gia

9. Tạo nguồn hàng xuất khẩu

9.1. Sản lƣợng và kỹ thuật canh tác

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, vị trí và khí hậu phù hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của cây cà phê, đồng thời mang lại cho cà phê nƣớc ta một hƣơng vị rất riêng và rất độc đáo.

Trong giai đoạn 2005 – 2010, diện tích canh tác cà phê nƣớc ta không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2010, diện tích trồng cây cà phê trên cả nƣớc là 548,2 nghìn ha, tăng 2,1% so với năm 2009 và đã tăng 10,21% so với năm 2005. Với khí hậu nóng ẩm, khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là vùng canh tác chính của cây cà phê Robusta; còn vùng núi phía Bắc đƣợc quy hoạch phát triển cây cà phê chè Arabica do có mùa đông lạnh và mƣa phùn thích hợp. Hiện nay, diện tích cà

39

phê Robusta chiếm khoảng 95% tổng diện tích canh tác cà phê của nƣớc ta, còn lại là cà phê Arabica [7].

Tƣơng tự diện tích canh tác, sản lƣợng cà phê của Việt Nam cũng không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2005 – 2010. Đến năm 2010, sản lƣợng cà phê của cả nƣớc đã đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2009 và 46,38% so với năm 2005; năng suất đạt 2,01 tấn/ha. Sản lƣợng cà phê cao đã tạo ra nguồn cung lớn cho nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là thị trƣờng Trung Đông.

Bảng 2.8. Diện tích, sản lƣợng cà phê Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn)

2005 497,4 752,1 2006 497,0 985,3 2007 509,3 915,8 2008 530,9 1055,8 2009 537,0 1045,1 2010 548,2 1100,9 (Nguồn: Tổng hợp từ [23], [29], [30], [31])

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các hộ nông dân trồng cây cà phê của Việt Nam còn nhỏ lẻ, 85% diện tích canh tác của các hộ là dƣới 2 ha [20]. Điều này đã gây ra những hạn chế cho sản phẩm cà phê Việt Nam.

Thứ nhất, canh tác với quy mô nhỏ lẻ nhƣ hiện nay làm giảm khả năng áp

dụng khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ, dẫn đến chất lƣợng hạt cà phê sau thu hoạch không đồng đều.

- Canh tác cà phê nhất thiết phải có vành đai chắn gió và cây che bóng. Tuy nhiên, theo điều tra trên 90 hộ nông dân trồng cà phê tại huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai, vào tháng 6 năm 2009 cho thấy, 89% hộ trồng vành đai chắn gió nhƣng chỉ có 11% hộ trồng cây che bóng cho vƣờn cà phê [11]. Nguyên nhân cho hiện tƣợng này là vì sau khi trồng vành đai chắn gió, diện tích đất canh tác đã giảm đi đáng kể, vì vậy để đảm bảo lƣợng cà phê thu hoạch cũng thu nhập của hộ gia đình, các hộ này

40

đã quyết định không trồng xen các cây che bóng. Cây che bóng có tác dụng nâng cao chất lƣợng sản phẩm cà phê, vì cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ, yêu cầu đƣợc che bóng nhất định. Ánh sáng tán xạ làm kéo dài thời gian chín của quả, tạo điều kiện để hạt tích lũy đầy đủ các hợp chất thơm cần thiết của hƣơng vị cà phê

[19]. Thiếu cây che bóng đã làm giảm chất lƣợng cà phê sau thu hoạch.

- Bên cạnh đó, việc bón phân đƣợc thực hiện đa phần dựa trên khả năng kinh tế của hộ nông dân mà chƣa quan tâm đúng mức tới nhu cầu của cây cà phê. Cũng theo khảo sát tại huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai, số hộ bón phân hợp lý cho cây cà phê chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Với yêu cầu về 3 loại phân là phân đạm, phân lân và phân ka-li, tỷ lệ số hộ có sử dụng 3 loại phân này để chăm bón cho cây cà phê tƣơng ứng chỉ là 10%, 13,3% và 3,3% [11].

Thứ hai, hoạt động thiếu liên kết giữa các hộ nông dân trồng cà phê gây ra sự

thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có tay nghề và kinh nghiệm trong chăm sóc, thu hoạch cà phê. Thiếu hụt nguồn nhân lực cản trở các hộ bố trí nhiều đợt thu hoạch cà phê, vì vậy mà mỗi lần thu hoạch, cà phê lẫn quả xanh, quả chín và quả chín nẫu, có một số lô hàng tỷ lệ quả xanh lên đến 70 - 75%. Đối với cà phê hái non, sau khi rang xong sẽ có màu vàng và mùi hắc khó chịu chứ không thơm nồng nhƣ cà phê hái chín. Chúng đƣợc xem nhƣ “tạp chất” làm giảm chất lƣợng và giá trị các lô hàng cà phê. Thời gian qua, có đến 80% số lƣợng cà phê bị thải loại trên thị trƣờng thế giới là của Việt Nam [21].

9.2. Kỹ thuật chế biến

Hiện nay, trong ngành cà phê nƣớc ta đang tồn tại 3 phƣơng pháp chế biến cà phê chính, đó là chế biến khô, chế biến nửa ƣớt và chế biến ƣớt.

Phƣơng pháp chế biến khô là phƣơng pháp phổ biến nhất hiện nay; trái cà phê đƣợc phơi khô dƣới nắng trời trên nền sân xi măng hoặc gạch của các nông trại và sẽ đƣợc đảo trộn liên tục cho khô đều. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là đơn giản, có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao nếu nguyên liệu đầu vào đáp ứng đƣợc yêu cầu kỹ thuật và trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Nhƣng phƣơng pháp chế biến này còn bộc lộ nhiều nhƣợc điểm là phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời

41

tiết, tốn nhiều công phơi đảo, thời gian chế biến kéo dài 15 - 30 ngày và đòi hỏi diện tích sân phơi lớn [8].

Phƣơng pháp chế biến nửa ƣớt cũng đƣợc ngƣời trồng cà phê sử dụng khá phổ biến nếu trời khô ráo và có nắng. Chế biến nửa ƣớt là xát dập quả cà phê gồm cả quả chín lẫn quả xanh mà không cần dùng nƣớc, sau đó đem phơi khô. Phƣơng pháp chế biến này có ƣu điểm là rút ngắn thời gian phơi từ 40% - 60% so với phƣơng pháp chế biến khô, tuy nhiên mặt hạn chế của phƣơng pháp chế biến này là sản phẩm khó đạt chất lƣợng cao, dễ bị nấm mốc, tỷ lệ hạt nhân bị đen nhiều nếu gặp thời tiết không thuận lợi.

Phƣơng pháp chế biến ƣớt đƣợc xem là phƣơng pháp chế biến tốt nhất, hiện đại nhất hiện nay nhờ tiết kiệm đƣợc diện tích sân phơi, rút ngắn thời gian phơi sấy, khi sử dụng phƣơng pháp chế biến này, dây chuyền chế biến hiện đại cho phép loại các quả xanh, quả khô và các tạp phẩm khác ra khỏi nguyên liệu chế biến nên sản phẩm có chất lƣợng cao và đồng đều hơn so với 2 phƣơng pháp chế biến trên. Tuy nhiên, phƣơng pháp chế biến này đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, tốn nhiều điện, nƣớc, tốn chi phí đào tạo nhân lực để vận hành và tốn chi phí để xử lý nguồn nƣớc thải trong quá trình chế biến nếu không rất dễ gây ô nhiễm đến môi trƣờng.

Hiện nay, trong thực tế sản xuất trên 90% cà phê đƣợc chế biến khô và chế biến nửa ƣớt nhờ đơn giản, chi phí thấp và phù hợp với năng lực tài chính của các hộ gia đình nông dân canh tác với diện tích ít dƣới 2 ha [20]. Tuy nhiên, việc áp

dụng phổ biến 2 phƣơng pháp trên trong tình hình khí hậu, thời tiết nƣớc ta không thuận lợi dẫn đến chất lƣợng cà phê Việt Nam không cao và luôn bị khách hàng nƣớc ngoài đánh giá thấp, giá trị kinh tế thu về chƣa tƣơng xứng với giá trị thực của sản phẩm [32].

9.3. Hoạt động thu mua

Hoạt động thu mua là cầu nối trung gian nhằm đem hạt cà phê từ các vƣờn trồng sau thu hoạch đến với các doanh nghiệp chế biến, sản xuất và xuất khẩu. Có 2 hình thức triển khai thu mua chính, các doanh nghiệp lớn sẽ tự tổ chức mạng lƣới đại lý thu mua, còn các doanh nghiệp nhỏ nhận hàng từ ngƣời thu mua hoặc đại lý

42

thu mua lẻ. Đây là khâu xung yếu ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn cung cà phê cho nhu cầu xuất khẩu và tác động gián tiếp đến giá cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cà phê không phải là cây trồng quanh năm có thể cho sản phẩm bất kỳ lúc nào, do vậy, để chủ động về nguồn hàng, doanh nghiệp cần tiến hành nghiệp vụ thu mua tạm trữ. Nghiệp vụ thu mua tạm trữ cần đƣợc tiến hành vào đầu mỗi niên vụ, doanh nghiệp thu mua tạm trữ một lƣợng lớn cà phê nhất định, dao động khoảng 200 - 500 nghìn tấn. Không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung, theo ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX, việc thu mua tạm trữ còn giúp bình ổn giá cà phê trong nƣớc và xuất khẩu [18].

Thực tế, trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thu mua tạm trữ. Nguyên nhân là do có quá nhiều doanh nghiệp thu mua, các doanh nghiệp cạnh tranh về giá gây không ổn định cho thị trƣờng cà phê nguyên liệu. Đồng thời, khả năng có hạn về vốn đã hạn chế sự chủ động của doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn hàng và tiến hành thu mua.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 47 - 51)