Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 40 - 42)

I. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông gia

5. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu

Đến năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng của 8 nƣớc khu vực Trung Đông. Trong đó I-xra-en, Gioóc-đa-ni, Ô-man và Ả-rập Xê-út là các thị trƣờng xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào các thị trƣờng này chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào các quốc gia tại thị trƣờng Trung Đông đƣợc tổng hợp và thể hiện ở Bảng 2.4 dƣới đây.

32

Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông phân theo thị trƣờng quốc gia và vùng lãnh thổ

Đơn vị tính: 1000 USD STT Thị trƣờng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 I-xra-en 5.281 9.472 17.812 24.776 15.636 22.266 2 Gioóc-đa-ni 1.144 2.072 2.508 3.678 2.176 2.763 3 Ô-man 978 1.743 2.715 2.522 1.630 2.004 4 Ả-rập Xê-út 1.795 920 937 1.306 1.820 1.965 5 Si-ri 1.481 1.777 3.507 611 682 761 6 Li-băng 753 777 1.478 638 543 573 7 UAE 844 1.410 1.036 537 572 571 8 Thổ Nhĩ Kỳ 145 210 386 76 157 218 Tổng cộng 12.419 18.380 30.379 34.144 23.216 31.120

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu về thương mại giữa các nước theo sản phẩm của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc)

Trong giai đoạn 2005 – 2010, I-xra-en liên tục giữ vị trí dẫn đầu trong các thị trƣờng xuất khẩu cà phê của Việt Nam ở Trung Đông. Từ năm 2004, Việt Nam và I-xra-en đã ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Thƣơng mại tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng này. Đến năm 2007, Việt Nam và I-xra-en tiếp tục ký kết các hiệp định: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, nông nghiệp, thƣơng mại, khoa học-kỹ thuật; Hiệp định Hợp tác Hải quan, Du lịch, nông nghiệp; Hiệp định Hợp tác vận tải hàng không. Các hiệp định này đã giúp cho các mặt hàng nông sản, đặc biệt là cà phê tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào thị trƣờng này [22]. Nhờ những thuận lợi trong quan hệ thƣơng mại hai chiều nêu trên, kim

ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào I-xra-en năm 2007 đã tăng kỷ lục 88,05% so với năm 2006 và tiếp tục xu hƣớng tăng trong các năm tiếp theo, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cà phê đã tăng 135,07% so với năm 2006.

Với thị trƣờng các nƣớc khối GCC, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê vào 3 nƣớc là Ô-man, Ả-rập Xê-út và UAE. 6 nƣớc trong khối GCC đều có nhu cầu nhập khẩu

33

cà phê rất lớn, chiếm hơn 50% kim ngạch nhập khẩu cà phê của cả khu vực Trung Đông. Trong khi đó, cà phê Việt Nam xuất khẩu vào GCC chỉ chiếm khoảng 0,02% kim ngạch nhập khẩu cà phê của 6 nƣớc này. Bên cạnh chất lƣợng cà phê thiếu ổn định và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu thụ, hạn chế trong xuất khẩu cà phê Việt Nam vào GCC trong thời gian qua một phần là do quan hệ kinh tế, thƣơng mại Việt Nam và các nƣớc GCC chỉ mới thật sự phát triển trong hơn 1 năm trở lại đây. Riêng Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Cô-oét đƣợc thành lập vào cuối năm 2009, Ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam và các nƣớc còn lại đƣợc thành lập vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Việt Nam cũng chỉ mới ký kết Hiệp định hợp tác Nông nghiệp với Ả-rập Xê-út vào tháng 4/2010 [2]. Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam chƣa ký kết hiệp định hay văn bản hợp tác nào với cả khối GCC. Việc phát triển mối quan hệ song phƣơng giữa Việt Nam và các nƣớc GCC trong thời gian qua là nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển thƣơng mại hai chiều trong thời gian tới, đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng tiêu thụ lớn và là cửa ngõ của khu vực Trung Đông này trong giai đoạn tiếp theo.

Một thị trƣờng quan trọng nữa ở Trung Đông là Thổ Nhĩ Kỳ. Đây vừa là thị trƣờng cửa ngõ để thâm nhập sâu vào Trung Đông, vừa là thị trƣờng có nhu cầu nhập khẩu cà phê trong những năm qua khá lớn. Nhập khẩu cà phê của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 chiếm 12,02% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của khu vực. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại là thị trƣờng nhập khẩu cà phê Việt Nam ít nhất trong giai đoạn 2005 – 2010 tại Trung Đông. Tƣơng tự nhƣ với khối GCC, quan hệ kinh tế Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mới phát triển trong hai năm trở lại đây đồng thời với thuế suất thuế nhập khẩu cao (13%) và chất lƣợng cà phê Việt Nam chƣa ổn định đang là những rào cản hạn chế khả năng tiếp cận của cà phê Việt Nam vào thị trƣờng tiêu thụ lớn này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)