I. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp
1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp
1.1.Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển ngành cà phê của Việt Nam
1.1.1. Phƣơng hƣớng
Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trƣờng xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thƣơng mại. Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam đƣợc sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nƣớc và nƣớc ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lƣợng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định); hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trƣờng thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của ngƣời trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trƣờng quốc tế; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc [4].
1.1.2. Mục tiêu
Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lƣợng và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm
cà phê mang thƣơng hiệu Việt Nam.
Thứ hai, tập trung mở rộng thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm cà phê ở trong
nƣớc và trên thế giới.
Thứ ba, kết nối chuỗi giá trị gia tăng của cà phê một cách bền vững nhất. [17]
1.1.3. Các giải pháp thực hiện
- Xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hƣớng đến các thị trƣờng có giá trị gia tăng cao.
- Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững.
54
- Tập trung nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thƣơng hiệu cà phê Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
- Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nƣớc và quốc tế.
- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa ngƣời trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh. [4]
1.2.Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông
Dựa trên số liệu về khối lƣợng cà phê nhập khẩu của Trung Đông trong 10 năm, từ 2001 đến 2010, nhu cầu nhập khẩu cà phê của thị trƣờng đƣợc mô hình hóa, thể hiện bằng phƣơng trình sau:
Ln(Y) = 11,419 + 0,059*n
Trong đó, Y là khối lƣợng cà phê nhập khẩu, n là năm đang xét. Dựa vào phƣơng trình trên, ta có thể dự đoán đƣợc nhu cầu nhập khẩu cà phê của thị trƣờng Trung Đông trong giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ sau:
Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của thị trƣờng Trung Đông giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị tính: Tấn
Năm Khối lƣợng nhập khẩu
2011 174.207 2012 184.795 2013 196.025 2014 207.939 2015 220.577 (Nguồn: Phụ lục 1)
Kết quả dự báo theo mô hình tăng trƣởng cho thấy, khối lƣợng nhập khẩu cà phê vào thị trƣờng Trung Đông sẽ giữ xu hƣớng chủ đạo là tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011 – 2015.
55
Trong giai đoạn 2005 – 2010, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông đã đạt đƣợc những kết quả khả quan ban đầu, khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm. Tuy nhiên, hiện nay, cà phê nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm hơn 6% tổng lƣợng cà phê nhập khẩu của Trung Đông và khoảng 1,5% tổng khối lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thành tích còn khiêm tốn so với tiềm năng thị trƣờng và tiềm lực của cà phê Việt Nam.
Với một nguồn cung dồi dào, cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của Trung Đông và sẽ có cơ hội tăng thị phần của mình tại thị trƣờng này nếu nhƣ đƣợc tiếp tục đầu tƣ đúng mức nhằm gia tăng chất lƣợng và tạo dựng thƣơng hiệu.
1.3.Một số vấn đề rút ra từ đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010 Nam sang thị trƣờng Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010
Dựa vào phần đánh giá thực trạng ở chƣơng 2, tác giả rút ra kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông.
Thứ nhất, xác định thị trƣờng Trung Đông là thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm
từ đây đến năm 2015, trong đó, cà phê đƣợc xác định là một trong các mặt hàng chủ lực; Chính phủ đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng này. Tuy nhiên, do đây là thị trƣờng mới, các doanh nghiệp vẫn thiếu thông tin và chƣa chủ động trong các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và quảng bá cà phê vào thị trƣờng này. Điều này đã làm giảm khả năng tiếp cận của cà phê Việt Nam vào Trung Đông. Dù Trung Đông là thị trƣờng đầy tiềm năng nhƣng lại là thị trƣờng rất mới với doanh nghiệp Việt Nam, vì vậy, các giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu và quảng bá cà phê Việt Nam sang thị trƣờng này cần phải đƣợc chú trọng và quan tâm hàng đầu trong giai đoạn 5 năm tới đây.
Thứ hai, với ƣu đãi về điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lao động dồi dào,
trồng trọt và canh tác cà phê ở Việt Nam đƣợc thực hiện ở quy mô rộng lớn trên phạm vi cả nƣớc. Sản lƣợng cà phê cả nƣớc đạt hơn 1 triệu tấn, đƣa Việt Nam trở thành nƣớc sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới và tạo ra một nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu. Tuy nhiên, thành tích xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông trong giai đoạn vừa qua còn bị hạn chế do năng lực cạnh tranh của cà
56
phê Việt Nam còn thấp xuất phát từ chất lƣợng cà phê xuất khẩu không cao và tiêu thụ cà phê còn phụ thuộc hoàn toàn vào thị trƣờng xuất khẩu. Vì vậy, cần có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam trên thị trƣờng Trung Đông để cải thiện thành tích xuất khẩu.
Thứ ba, thiếu thông tin về nhu cầu thị trƣờng và hoạt động kinh doanh thiếu
bài bản, thiếu chuyên nghiệp đã làm cho nguồn cung cà phê cho xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Đông không ổn định và vì vậy mà chƣa chủ động đƣợc nguồn cung, giá cả nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Trung Đông trong thời gian sắp tới, cần có các giải pháp để đảm bảo nguồn cung này.