Những tồn tại và thách thức

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 54 - 62)

II. Đánh giá thực trạng

2. Những tồn tại và thách thức

2.1.Những tồn tại

2.1.1. Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Trung Đông chƣa đƣợc chú trọng

2.1.1.1. Doanh nghiệp chưa chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm tại thị trường Trung Đông.

Trung Đông là thị trƣờng có nền kinh tế mới nổi, thƣơng mại chính của khu vực này là các sản phẩm công nghiệp hóa dầu và du lịch. Với đặc điểm địa lý không phù hợp phát triển cây cà phê nhƣng nhu cầu tiêu thụ lại cao, do vậy, khu vực này đã chủ động tổ chức các hội chợ, triển lãm quốc tế về nông sản, cà phê để xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm bạn hàng nhập khẩu cà phê. Hàng năm, bên cạnh triển lãm của khu vực thì phần lớn các nƣớc trong khu vực đều có các hội chợ, triển lãm trên. Tuy ý thức đƣợc tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về nông sản, cà phê tại Trung Đông để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng này, nhƣng doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian qua chƣa chủ động tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm về nông sản hoặc cà phê

46

tại đây dù các chƣơng trình này đƣợc tổ chức rất nhiều và đa dạng. Số doanh nghiệp có tham gia triển lãm hoặc hội chợ còn ít nên dẫn đến số doanh nghiệp có thể tiếp cận và xuất khẩu vào thị trƣờng này cũng ít, bên cạnh đó, tần suất tham gia thấp làm giảm cơ hội để các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các bạn hàng, tìm kiếm đối tác mới hay thậm chí xây dựng hệ thống phân phối để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Đông.

2.1.1.2. Công tác xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm cà phê của mình. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm và vốn, số sản phẩm có thƣơng hiệu hiện nay rất ít và tập trung vào các sản phẩm chế biến cao nhƣ cà phê hòa tan. Trong khi đó, sản phẩm cà phê xuất khẩu chính của Việt Nam là cà phê nhân sống thì lại chƣa có đƣợc thƣơng hiệu. Việc không có thƣơng hiệu cho sản phẩm khi xuất khẩu ảnh hƣởng rất nhiều đến giá trị xuất khẩu của mặt hàng, điều này không chỉ diễn ra ở thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, mà cả ở những thị trƣờng mới nhƣ Trung Đông. Cà phê xuất khẩu không có thƣơng hiệu sẽ không tạo đƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng, không có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng do đó, lƣợng cầu sẽ không ổn định và giá cả thì không thể chủ động. Là một thị trƣờng kinh tế mới nổi, với nhu cầu tiêu thụ chƣa bị chi phối nhiều bởi các thƣơng hiệu lớn khác, việc tạo dựng thƣơng hiệu cà phê Việt Nam tại Trung Đông là hoàn toàn có thể và là một bƣớc đi cần thiết.

2.1.2. Năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trƣờng Trung Đông còn thấp

2.1.2.1. Chất lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông chưa cao

Thứ nhất, chất lƣợng cà phê nhân từ các hộ canh tác còn thấp.

Thời gian qua, trên thị trƣờng thế giới, 80% lƣợng cà phê nhân bị thải loại là cà phê của Việt Nam [21]. Điều này cho thấy chất lƣợng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do canh tác kỹ thuật chƣa cao, chƣa đồng bộ.

47

Nhƣ đã phân tích, hiện nay, 85% diện tích canh tác cây cà phê của các hộ nông dân nƣớc ta là dƣới 2ha. Điều này làm giảm khả năng áp dụng các khoa học kỹ thuật vào canh tác do cơ cấu cây trồng, chế độ chăm tƣới, bón phân ở mỗi hộ một khác. Diện tích đất canh tác nhỏ cũng cản trở việc trồng cây cà phê đúng cách với cây chắn gió và cây che bóng để tăng năng suất và chất lƣợng hạt cà phê sau thu hoạch. Điều này cũng làm cho công tác thu hoạch không đƣợc thuận lợi, ngƣời nông dân phải thu hoạch cả hạt cà phê non. Nguồn cung lớn, nhƣng số lƣợng cung của mỗi nguồn ít, canh tác thiếu đồng bộ đã làm cho hạt cà phê chất lƣợng kém và không ổn định, dẫn đến giá trị kinh doanh và xuất khẩu thấp.

Thứ hai, kỹ thuật chế biến cà phê còn thô sơ.

Việc chế biến cà phê hiện nay còn dựa vào thời tiết mà chƣa áp dụng khoa học kỹ thuật. 90% lƣợng cà phê hiện nay đƣợc chế biến theo phƣơng pháp khô và bán ƣớt. Hai phƣơng pháp này không đòi hỏi yêu cầu về vốn và kỹ thuật nhƣng vẫn có khả năng cho sản phẩm cà phê chất lƣợng tốt nếu nhƣ điều kiện thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, thời tiết tại các vùng canh tác diễn biến không thuận lợi đã làm cho chất lƣợng cà phê kém sau khi chế biến bằng hai phƣơng pháp này. Hơn nữa, chế biến bằng phƣơng pháp khô và bán ƣớt chiếm nhiều thời gian nên không thể chủ động về nguồn hàng. Nguồn hàng bị động, chất lƣợng hàng hóa kém đã làm giảm giá trị của mặt hàng cà phê rất nhiều so với giá trị thực của nó.

Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam chƣa áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng phù hợp.

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn áp dụng phân loại cà phê xuất khẩu dựa trên độ ẩm, tạp chất, hạt đen vỡ theo TCVN 4193:1993. Tiêu chuẩn này trong nhiều năm đã tỏ ra là không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, dù doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn này nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc các yêu cầu của bạn hàng quốc tế. Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005. Theo TCVN 4193:2005, cà phê sẽ đƣợc đánh giá chất lƣợng căn cứ trên số lỗi trong một mẫu. Đây là phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê áp dụng nhƣ Bra-xin, In-đô-nê-si-a. Theo đánh giá của ICO, TCVN 4193:2005 phù hợp với tiêu chuẩn chung của ICO. Nếu so sánh với tiêu

48

chuẩn đƣợc áp dụng đối với hợp đồng giao dịch cà phê Robusta trên thị trƣờng LIFFE, TCVN 4193:2005 không mấy khác biệt.

Tuy nhiên, hiện nay TCVN 4193:2005 chƣa áp dụng bắt buộc trong xuất khẩu cà phê mà chỉ mang tính chất khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê áp dụng các tiêu chuẩn này. Hiện nay, theo khảo sát của tác giả, mới có 14% doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nƣớc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005, trong đó, chỉ có 3/16 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Trung Đông có áp dụng tiêu chuẩn này.

2.1.2.2. Trình độ và chất lượng nguồn nhân lực hiện nay chưa cao

Nguồn nhân lực nông nghiệp Việt Nam hiện nay rất dồi dào, có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng lớn của ngành nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng. Tuy nhiên, cà phê cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn để có thể xuất khẩu nhƣng nhân lực hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc theo chiều sâu tất cả các giai đoạn ấy.

Thực tế cho thấy, nhân lực cho ngành cà phê hiện nay tập trung chủ yếu vào hoạt động canh tác và thu hoạch cây cà phê. Lực lƣợng này chủ yếu là lao động chân tay, trình độ chuyên môn thấp, lao động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và bản năng. Lực lƣợng này là đối tƣợng trực tiếp tiếp xúc với cây cà phê, nhƣng do thiếu những kỹ năng chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đúng cách cho nên trong thời gian qua, lƣợng cà phê bị loại thải ngay sau thu hoạch là rất lớn.

Bên cạnh đó, lực lƣợng lao động ở các doanh nghiệp chế biến, sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam có trình độ quản lý chƣa cao, chƣa nắm rõ nghiệp vụ xuất khẩu và đặc biệt là thiếu đội ngũ am hiểu về thị trƣờng Trung Đông. Điều này làm hạn chế khả năng của doanh nghiệp để tiếp cận và thành công ở thị trƣờng Trung Đông.

2.1.2.3. Cà phê tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào thị trường nước ngoài

Việt Nam là sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Sản lƣợng cà phê nhân hàng năm của Việt Nam đạt hơn 1 triệu tấn. Tuy nhiên, tiêu thụ cà phê nội địa còn rất thấp, cà phê tiêu thụ là 0,64kg/ngƣời/năm tức đạt 6% sản lƣợng [12]. Lƣợng tiêu thụ quá ít đã buộc lƣợng cà phê lớn còn lại phải trông chờ vào thị trƣờng xuất khẩu. Thực tiễn nhiều năm cho thấy, nhu cầu nhập khẩu cà phê từ Việt Nam luôn ít hơn

49

sản lƣợng cà phê của nƣớc ta, điều này đã làm cho cà phê của Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng thế giới. Cà phê Việt Nam xuất khẩu không chủ động đƣợc về giá, không chủ động đƣợc thị trƣờng và cũng không chủ động đƣợc nguồn cung. Chính điều này đã làm cho năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trong suốt những năm qua không cao.

2.1.3. Nguồn cung cà phê xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Đông không ổn định

2.1.3.1. Thông tin, dự báo về thị trường chưa đầy đủ và kịp thời

Trong thời gian qua, công tác dự báo thị trƣờng của ngành cà phê Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp cà phê Việt Nam nói riêng vẫn còn yếu. Đặc biệt, ở các thị trƣờng mới nhƣ Trung Đông, việc nắm bắt thông tin về thị trƣờng chƣa đƣợc chú trọng, nên hoạt động dự báo hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm. Thiếu thông tin về nhu cầu thị trƣờng, không nắm bắt đƣợc xu hƣớng đã tạo ra một tác động lớn ảnh hƣởng không tốt đến cả chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của nƣớc ta. Ngƣời nông dân do không nắm bắt đƣợc thông tin, cộng với tâm lý sợ trƣợt giá hoặc tồn hàng nên hay bán tháo khi đƣợc giá, đẩy ra thị trƣờng một lƣợng lớn cà phê nhân vào một thời điểm và sau đó thì khan hiếm hàng hóa, gây bất ổn định nguồn cung mặt hàng này. Đến lƣợt doanh nghiệp, do không nắm đƣợc nhu cầu tiêu thụ ở Trung Đông cũng nhƣ diễn biến và xu hƣớng của thị trƣờng này, đã không đề ra đƣợc kế hoạch thu mua hợp lý nhằm chủ động nguồn cung và cũng không có đƣợc chiến lƣợc xuất khẩu thích hợp nhằm đảm bảo lƣợng cung cà phê cho thị trƣờng và tối đa hóa lợi nhuận từ xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng này.

2.1.3.2. Hoạt động thu mua cà phê tạm trữ của doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn

Thứ nhất, các doanh nghiệp trong nƣớc cạnh tranh nhau về giá để thu mua mà

không có sự quy hoạch, đầu tƣ mang tính dài hạn.

Trên cả nƣớc hiện nay có hơn 140 doanh nghiệp chế biến, sản xuất và xuất khẩu cà phê cùng hoạt động. Cả 140 doanh nghiệp này cùng tranh nhau thu mua các mặt hàng cà phê sau thu hoạch để tạo nguồn cung. Hệ thống thu mua của các doanh nghiệp lớn cùng với các đại lý thu mua cấp hàng cho doanh nghiệp nhỏ cùng tranh

50

nhau thu mua ở các hộ canh tác. Hộ nông dân theo thói quen, thấy nơi nào trả giá cao hơn thì sẽ bán hàng cho nơi đó. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cao thì trả giá cao để mua đƣợc cà phê, các doanh nghiệp khác dù có nhu cầu vẫn không thể nào có đƣợc nguồn hàng. Quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp đơn thuần dừng lại ở ngƣời mua – ngƣời bán mà không có định hƣớng hợp tác để nông dân đảm bảo đầu ra, doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung sản phẩm. Các doanh nghiệp thiếu sự liên kết với nhau để hỗ trợ cùng phát triển. Bức tranh toàn cảnh của thu mua cà phê ở Việt Nam thời gian qua diễn biến thiếu chuyên nghiệp và không có tính dài hạn.

Thứ hai, doanh nghiệp không đủ nguồn vốn để thu mua tạm trữ.

Thực tế hiện nay, khả năng tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam là có hạn, chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu của mình. Thời gian qua, Nhà nƣớc đã có chƣơng trình hỗ trợ vay vốn cho sản xuất của các doanh nghiệp cà phê trong nƣớc; tuy nhiên, việc vay vốn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và số doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn này còn khá ít. Nguồn vốn doanh nghiệp đƣợc vay hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc thực tiễn nhu cầu về nguồn vốn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Theo VICOFA, định mức vốn hợp đồng của hiện nay là 20 triệu USD/tấn, định mức này chỉ đủ 50% nên cần nâng định mức vốn. Đồng thời, thời hạn vay 3 tháng là quá ngắn, cần đƣợc tăng lên thành 6 hoặc 9 tháng [13].

Bên cạnh đó, hiện nay, tình trạng ứ đọng vốn ở các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp khi xuất khẩu cà phê sang Trung Đông đều sử dụng phƣơng thức giao hàng theo điều kiện FOB. Thực tế cho thấy là giao hàng theo điều kiện FOB làm trễ tiến độ nhận tiền hàng của doanh nghiệp xuất khẩu từ ngƣời nhập khẩu, giảm khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp nên doanh nghiệp khó chủ động đƣợc nguồn vốn để thu mua tạm trữ cũng nhƣ phát triển các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.

2.2.Những thách thức

Năm 2011, theo cam kết của các của Việt Nam khi gia nhập WTO sẽ là năm Việt Nam mở cửa thị trƣờng cà phê. Theo đó, mặt hàng cà phê không nằm trong bộ

51

tính hạn chế quyền xuất khẩu. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép mua cà phê của Việt Nam để tự xuất khẩu, bao gồm cả quyền đứng tên trên tờ khai hải quan xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nƣớc trong thời gian tới sẽ không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các nƣớc xuất khẩu khác mà còn phải cạnh tranh với chính mặt hàng cà phê Việt Nam do doanh nghiệp nƣớc ngoài xuất khẩu. Đây là động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam cải tiến kỹ thuật, phƣơng thức kinh doanh để đảm bảo hoạt động của mình, nhƣng cũng chứa đựng nhiều thách thức đòi hỏi phải có sự hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và của các cơ quan ban ngành. Thời gian đầu năm 2011, cà phê Việt Nam cũng chứng kiến sự bành trƣớng của các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong hoạt động thu mua. Thông tƣ số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 của Bộ Công Thƣơng đã nêu rất rõ: “Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu không đƣợc lập cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu”. Nhƣng hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp nƣớc ngoài đang thu mua khoảng 60% sản lƣợng, điều này trái với quy định của Nhà nƣớc và đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong nƣớc trong thời gian qua, các cơ quan ban ngành cần có giải pháp chấn chỉnh, đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần có chiến lƣợc đối phó [25].

Hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông cũng vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất hiện nay vẫn là Bra-xin, cƣờng quốc cà phê số một thế giới. Với lợi thế về sản lƣợng, chất lƣợng và thƣơng hiệu cà phê cùng với mối quan hệ hợp tác song phƣơng lâu dài, bền vững, cà phê Bra-xin đã tạo đƣợc chỗ đứng vững chắc tại thị trƣờng Trung Đông. Sự cạnh tranh với cà phê Việt Nam còn đƣợc dự báo sẽ đến từ cƣờng quốc cà phê khác là In-đô- nê-si-a khi nƣớc này đang xúc tiến đàm phán ký kết hiệp định khu vực mậu dịch tự do với các nƣớc Trung Đông; một khi hiệp định đƣợc ký kết, cà phê của In-đô-nê- si-a sẽ thâm nhập vào thị trƣờng này dễ dàng hơn, tạo điều kiện để In-đô-nê-si-a đẩy

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 54 - 62)