Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nƣớc

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 89 - 92)

I. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp

3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của

3.3. Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nƣớc

Tiêu thụ nội địa là phƣơng pháp hữu hiệu để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm cà phê. Nó giúp cho việc tiêu thụ cà phê không còn phải phụ thuộc quá lớn vào thị trƣờng xuất khẩu, từ đó, cà phê Việt Nam có thể chủ động hơn trong giao dịch, không bị giá cả và nhu cầu thế giới chi phối nặng nề. Về lâu dài, giá trị xuất khẩu và thƣơng hiệu cà phê cũng chịu tác động tích cực của tiêu thụ nội địa, năng lực cạnh tranh của cà phê trên các thị trƣờng xuất khẩu sẽ tăng cao.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, tiêu thụ nội địa cà phê ở Việt Nam còn rất khiêm tốn so với sản lƣợng hàng năm và so với tiêu thụ nội địa của các cƣờng quốc cà phê khác nhƣ Bra-xin hay In-đô-nê-xi-a. Tiêu thụ nội địa mới chỉ đạt 6% sản lƣợng và có mức 0,64kg/ngƣời/năm.

Vì vậy, xây dựng các giải pháp và chƣơng trình đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trong nƣớc là cấp thiết để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam trên thị trƣờng thế giới.

3.3.1.Nội dung giải pháp

Thứ nhất, tuyên truyền trong đại bộ phận ngƣời dân về lợi ích của việc uống cà

81

giới cũng nhƣ các tổ chức, tạp chí về sức khỏe đã chỉ ra một vài lợi ích to lớn của việc uống cà phê đối với sức khỏe con ngƣời nhƣ sau:

- Theo nghiên cứu của Đại học Scanton Pennsylvania và Viện nghiên cứu cà phê ca cao Hoa Kỳ, cà phê là nguồn cung các hoạt chất chống oxy hóa lớn nhất trong các loại thực phẩm, giúp chống lão hóa và làm giảm tổn thƣơng tế bào;

- Theo báo cáo của Đại học Y Havard, uống 2 ly cà phê một ngày làm giảm 19% nguy cơ bị đột quỵ và tim mạch vành;

- Trong Nghiên cứu đƣợc trình bày trƣớc Hội nghị Thƣờng niên năm 2009 của Hiệp hội nghiên cứu về ung thƣ Hoa Kỳ, uống cà phê đều đặn giúp làm giảm 60% nguy cơ ung thƣ tuyến tiền liệt. Còn theo tạp chí Cancer Epidemiology thì uống cà phê đều đặn giúp làm giảm 39% nguy cơ ung thƣ cổ, miệng và cuống họng. [44]

Thứ hai, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu cà phê Việt Nam đến

ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Các chƣơng trình có thể thực hiện nhƣ sau:

- Ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam, trong đó tổ chức những đợt cao điểm đẩy mạnh quảng bá tiêu dùng cà phê Việt Nam đến ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

- Du lịch sinh thái đến các vƣờn canh tác cà phê; hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên đang xây dựng dự án thủ phủ cà phê tại Buôn Mê Thuột, đây có thể là mô hình mẫu cần đƣợc tiếp tục đầu tƣ và nhân rộng để kêu gọi lòng tự hào của ngƣời Việt đối với sản phẩm thế mạnh của đất nƣớc.

- Tăng cƣờng các hoạt động quảng bá cà phê Việt Nam trên phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

Thứ ba, cung cấp cà phê tại các điểm công cộng miễn phí bƣớc đầu tạo thói

quen uống cà phê trong ngƣời dân. Các địa điểm công cộng có thể nghiên cứu để cung cấp cà phê miễn phí là: trƣờng học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thƣơng mại.

Thứ tư, theo kinh nghiệm của Bra-xin, cần giáo dục về tiềm năng cà phê Việt

Nam và tầm quan trọng của sản phẩm này trong sự tăng trƣởng và phát triển quốc gia đến đối tƣợng học sinh – sinh viên, thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Có thể thực hiện việc này bằng cách bổ sung các bài học về cà phê vào trong chƣơng trình giảng dạy, bổ sung cà phê vào trong các thực phẩm tiêu thụ ở các trƣờng.

3.3.2.Điều kiện để giải pháp thành công

82

Thứ nhất, chủ động có chƣơng trình xây dựng thƣơng hiệu cà phê riêng của

mình để kịp thời phối hợp khi có các chƣơng trình xúc tiến quảng bá cà phê Việt Nam đến ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Trong đó, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến các yếu tố về khẩu vị cà phê của ngƣời Việt Nam và phải phù hợp với thói quen tiêu thụ cà phê hiện nay của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

Thứ hai, tạo điều kiện để ngƣời dân đƣợc tiếp cận việc uống cà phê rộng rãi

thông qua hợp tác, liên kết với các bệnh viện, trƣờng học, siêu thị, trung tâm thƣơng mại… cung cấp cà phê miễn phí để tạo thói quen uống cà phê của ngƣời Việt Nam.

Thứ ba, có các kế hoạch phối hợp với các trƣờng học trong việc thực hiện

giảng dạy về cà phê Việt Nam, đồng thời cần có phƣơng án chế biến các sản phẩm cà phê phù hợp với đối tƣợng học sinh, sinh viên.

- Về phía hộ nông dân

Thứ nhất, mỗi ngƣời nông dân cần là một đại sứ của cà phê Việt Nam. Họ

không chỉ là ngƣời vun trồng, canh tác, trực tiếp tạo ra sản phẩm mà còn là ngƣời am hiểu về lợi ích cho quốc gia, cho con ngƣời từ sản phẩm mà họ đang sản xuất.

Thứ hai, các hộ nông dân cần tích cực hợp tác với Bộ Văn hóa Thể thao và Du

lịch trong việc phát triển các chƣơng trình du lịch tại vƣờn trồng cà phê để tăng cƣờng quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam.

- Về phía các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các nhà khoa học

Thứ nhất, Bộ Y tế phối hợp với các viện nghiên cứu, các bệnh viện, thực hiện

các đề án chuyên sâu về tác dụng của cà phê đối với sức khỏe của ngƣời Việt Nam, tạo tiền đề thúc đẩy việc tiêu thụ cà phê trong nƣớc.

Thứ hai, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn khảo sát, lập kế hoạch và thực hiện các chƣơng trình du lịch quốc gia hƣớng đến quảng bá các vƣờn canh tác cũng nhƣ sản phẩm cà phê Việt Nam.

Thứ ba, Bộ Công thƣơng phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê và

các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc tổ chức chƣơng trình “Ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, trong đó có những đợt cao điểm về sản phẩm cà phê Việt Nam.

Thứ tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển

83

sinh viên và cung cấp cà phê phù hợp cho đối tƣợng này nhằm tăng nhận thức của lớp trẻ về cà phê Việt Nam và tăng cƣờng sức khỏe cho họ qua sản phẩm này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)