Phƣơng thức vận tải

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 43 - 44)

I. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông gia

7. Phƣơng thức vận tải

100% doanh nghiệp đƣợc khảo sát có xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Trung Đông đều sử dụng phƣơng thức giao hàng theo điều kiện FOB. Theo Incoterms 2000, trong phƣơng thức giao hàng theo điều kiện FOB, nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu tại lan can tàu và chuyển giao nghĩa vụ về hàng hóa tại thời điểm đó. Phƣơng thức giao hàng này có thể phù hợp với các lô hàng nhỏ. Nhƣng trong điều kiện hiện nay, khối lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đang tăng trƣởng cao, vì vậy các doanh nghiệp cũng dần chuyển sang giao hàng bằng container. Khi đó, phƣơng thức FOB sẽ gây ra những khó khăn nhất định. Vì giao hàng theo container không thể giao ngay tại mạn tàu theo đúng điều kiện FOB mà phải giao cho ngƣời chuyên chở tại các bãi container (Container Yard – CY) hay tại các trạm giao hàng lẻ (Container Freight Station – CFS) ở trên bờ. Việc kiểm tra , kiểm đếm giữa hai bên và cả việc thông quan của cơ quan Hải quan

35

đều diễn ra tại CY hay CFS; và đây chính là lan can tàu của bên bán theo đúng nghĩa của hàng bán theo container [15].

Thông thƣờng từ lúc giao container cho ngƣời chuyên chở tại CY cho tới lúc nhận đƣợc vận đơn của hãng tàu phải mất từ 5 đến 7 ngày. Mùa xuất khẩu cao điểm phải chờ trên 10 ngày. Do đó, thời gian hoàn thành bộ hồ sơ để gởi cho nhà nhập khẩu và nhận thanh toán từ ngân hàng cũng chậm hơn. Đây chính là thiệt hại cho doanh nghiệp vì hàng đã giao cho nhà nhập khẩu nhƣng chƣa thể lấy đƣợc tiền. Trong khi kinh doanh xuất khẩu nhiều doanh nghiệp phải vay ngân hàng ngay khi ký đƣợc hợp đồng, trễ nhận tiền ngày nào là chịu lãi ngày đó. Điều này làm tăng tình trạng ứ đọng vốn và giảm hiệu quả xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường trung đông (Trang 43 - 44)