I. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Huy động và sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế
- Nguồn lực con người
Việt Nam là nước có dân số trẻ, có nguồn nhân lực dồi dào, và lực lượng lao động được thu hút tham gia vào các hoạt động kinh tế ngày càng tăng (Bảng 5).
Bảng 5. Lực lượng lao động tham gia các hoạt động kinh tế, 2000-2009
Năm LLLĐ tham gia HĐKT (1.000 người)
Tỷ lệ LLLĐ/dân số (%)
2000 37.609,6 48,44
2002 39.507,7 49,55 2003 40.573,8 50,15 2004 41.586,3 50,70 2005 42.526,9 51,17 2006 43.338,9 51,51 2007 44.173,8 51,86 2008 44.915,8 52,10 2009 43.900,0 51,10
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
Cùng với sự gia tăng của lực lượng lao động, năng suất lao động đã được cải thiện liên tục qua các năm (Bảng 6).
Bảng 6. Năng suất lao động xã hội, 2000-2009 Năm Năng suất LĐXH (Triệu đồng/người) Tốc độ tăng NSLĐ (%) 2000 11,7 - 2005 19,7 - 2006 22,5 14,2 2007 25,9 15,1 2008 32,9 27,0 2009 37,6 14,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản giảm liên tục, trong khi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụđã tăng lên tương ứng (Bảng 7).
Bảng 7. Cơ cấu lao động làm việc theo ngành kinh tế, 2000-2009
Đơn vị tính: %
Năm Nông – lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2005 57,10 18,20 24,70
2006 55,37 19,23 25,40
2007 53,90 19,97 26,13
2008 52,62 20,83 26,55
2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực nêu trên, lực lượng lao động Việt Nam cũng đạt trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngày càng cao hơn, tác phong lao
động công nghiệp thể hiện rõ nét hơn, và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị
trường lao động trong tình hình mới.
- Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên
Theo Hiến pháp Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao
đất cho người dân để sử dụng ổn định, lâu dài với các quyền: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, chuyển đổi, cho tặng và góp vốn để liên doanh, liên kết. Cùng với sự đổi mới pháp luật về đất đai và chính sách quản lý đất đai, hệ
thống chính sách tài chính về đất đai cũng được hình thành và từng bước hoàn thiện. Nhờ vậy, đất đai ở nước ta dần dần đã trở lại vị trí đích thực của nó. Giá trị của đất không ngừng tăng lên, sự biến động của các loại đất ngày càng theo xu hướng tiến bộ, hiện đại, phù hợp với xu thế chung của sự phát triển.
Bảng 8. Tình hình biến động các loại đất, 1990-2008 Đơn vị tính: ha Loại đất 1990 2000 2003 2008 Tổng diện tích tự nhiên 33.163.271 32.294.061 32.931.400 33.115.000 I. Đất nông nghiệp 6.993.241 9.345.346 9.531.800 9.420.300 1. Đất cây hàng năm 5.338.241 6.129.518 5.958.400 6.309.600 2. Đất cây lâu năm 1.045.161 2.181.943 2.314.000 3.110.700 II. Đất lâm nghiệp 9.395.194 11.575.429 12.402.200 14.816.600 1. Rừng tự nhiên 8.723.278 9.774.483 10.224.600 -
2. Rừng trồng 671.916 1.800.544 2.107.700 -
1. Đất xây dựng 91.452 126.491 161.700 -
2. Đất giao thông 231.106 437.965 481.600 -
3. Đất thủy lợi 340.812 557.010 583.200 -
IV. Đất ở 817.752 443.178 460.400 620.400
V. Đất chưa sử dụng 14.924.894 10.027.265 8.867.400 4.732.100
Nguồn: Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê.
Số liệu Bảng 8 cho thấy diện tích của các loại đất có mục đích sử dụng
đều tăng lên. Việc huy động nguồn lực đất đai được thực hiện theo một số hình thức chủ yếu sau đây:
- Một, người dân tìm mọi cách để đầu tư khai hoang, mở rộng thêm diện tích đất nông, lâm nghiệp, diện tích mặt nước, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm và thu nhập.
- Hai, người nông dân đã dần từ bỏ phương thức canh tác theo kiểu quảng canh, bóc lột độ màu mỡ của đất đai, để tăng cường thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong canh tác, nâng cao độ màu mỡ của đất đai và nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
- Ba, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương trên cả nước, đã có sự dịch chuyển mạnh đất đai từ mục đích sử dụng nông nghiệp sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp, nhất là khu công nghiệp và khu đô thị, nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa của đất nước.
Ngoài nguồn lực về đất đai, các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên rừng, tài nguyên biển, các loại khoáng sản cũng được quan tâm khai thác, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
- Nguồn lực vốn tài chính
Nhờ thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển đầu tư, kinh doanh, nhất là kể từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2005) và Luật Đầu tư 2005, nên nguồn lực về vốn được huy động cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội không ngừng tăng lên (Bảng 9).
Bảng 9. Tổng vốn đầu tư xã hội, 2000-2009 Đơn vị tính: Nghìn tỷđồng Năm Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài Khu vực có vốn Tỷ trọng tổng vốn
nhà nước ĐTNN đầu tư trên GDP (%) 2000 151,2 89,4 34,6 27,2 34,2 2001 170,5 102,0 38,5 30,0 35,4 2002 200,1 114,7 50,6 34,8 37,4 2003 239,3 126,6 74,4 38,3 39,0 2004 290,9 139,8 109,8 41,3 40,7 2005 343,1 161,6 130,4 51,1 40,9 2006 404,7 185,1 154,0 65,6 41,5 2007 532,1 198,0 204,7 129,4 46,5 2008 610,9 174,4 244,1 192,4 41,3 2009 702,4 321 220,5 160,9 42,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Với tỷ lệ tổng vốn đầu tư/GDP luôn đạt mức cao trên 40% trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là nằm trong số những nước có khả
năng huy động vốn lớn cho đầu tư phát triển, hỗ trợ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế. Điều đáng chú ý là nền kinh tế có sự bổ sung khá hữu hiệu giữa nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài.
- Nguồn lực khoa học và công nghệ
Trong những năm đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đổi mới liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ, Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và công nghệ được phát triển về số lượng, nâng cao về trình độ; đầu tư cho khoa học và công nghệđược tăng cường, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kết quả là hoạt động khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, thể hiện ở một số mặt chủ
yếu sau đây:
- Khoa học xã hội đã góp phần phát triển tư duy lý luận, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới đất nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là phục vụ cho việc soạn thảo các văn kiện của Đảng, tổng kết thực tiễn, góp phần quan trọng phát triển tư duy kinh tế thị trường.
- Khoa học tự nhiên đã chú trọng định hướng vào phát triển công nghệ
và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, có nhiều công trình nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển khoa học, được ứng dụng trong thực tiễn, tạo điều kiện cho việc tiếp thu và làm chủ công nghệ nước ngoài.
- Khoa học công nghệ đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân: trên 60% diện tích trồng ngô và 90% diện tích trồng lúa đã được sử dụng giống có chất lượng cao, năng suất lúa tăng lên đáng kể, ước tính trên 1/3 giá trị gia tăng trong nông nghiệp là do đóng góp của khoa học và công nghệ.
Trong công nghiệp, năng lực công nghệ quốc gia đã có tiến bộ, bắt đầu có được khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ công nghệ. Lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng có một số mặt đã tiếp cận được trình độ khu vực và thế
giới. Ngành thông tin và truyền thông đã đi thẳng vào công nghệ số, công nghệ
cáp quang, thông tin vệ tinh, tạo nên bước tiến mạnh trong hiện đại hóa mạng thông tin và truyền thông tương hợp với thế giới. Nhiều lĩnh vực khác như y học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… cũng có những đóng góp đáng kể của khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ đã góp phần cùng với giáo dục và đào tạo nâng cao dân trí, đưa số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tăng từ 1,3 triệu người năm 2000 lên 2,8 triệu người năm 2008.
- Các nguồn lực phi vật thể
Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ
lực trong việc phát huy các nguồn lực phi vật thể phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể là:
- Chúng ta đã rất coi trọng việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, tinh thần đấu tranh ngoan cường chống ngoại xâm, thiên tai địch họa, tinh thần quyết tâm phát triển kinh tế, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước trở nên giàu có. Giáo dục sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là trong thanh niên, nhằm tạo ra trong toàn xã hội khí thế sôi nổi phát triển kinh tế, xây dựng
đất nước.
- Chúng ta đã tăng cường đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử và văn hóa thuộc mọi miền của đất nước, nghiên cứu, phục hồi các di sản văn hóa phi vật thể, từ đó đưa các di sản này phục vụ việc giáo dục nhân cách, đạo lý cho thanh thiếu niên Việt Nam, cũng như phục vụ các hoạt động kinh tế (tham quan, du lịch…).
- Đảng và Nhà nước đã trợ giúp các địa phương và nhân dân khôi phục các lễ hội truyền thống của từng vùng, từng dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, từ đó giáo dục ý thức cộng đồng, ý thức cội nguồn, những nét đẹp văn hóa của cha ông cho thế hệ ngày nay, giúp họ tự tin hơn, vững vàng hơn trong học tập, lao động xây dựng đất nước, cũng như trong giao tiếp,
ứng xử với bạn bè khắp năm châu. Các lễ hội truyền thống, giàu bản sắc dân tộc góp phần hấp dẫn thu hút khách du lịch thập phương đến với Việt Nam.
- Thông qua nhiều hình thức phong phú như tuyên dương các nhà nông giỏi, tôn vinh các nhà kinh doanh giỏi, tôn vinh các sản phẩm thương hiệu Việt chất lượng cao,… chúng ta đã dần dần khơi dậy được trong nhiều người mong muốn làm kinh tế giỏi.
- Chúng ta đã cố gắng chỉnh đốn và đổi mới Đảng, từ tư duy đến tổ chức, cán bộ, đổi mới bộ máy nhà nước, để cho Đảng và Nhà nước gần dân hơn, có trình độ và năng lực cao hơn.