I. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.3. Những yếu kém về chất lượng tăng trưởng
Mặc dù chất lượng tăng trưởng kinh tế đã từng bước được cải thiện theo một số tiêu chí quan trọng được phân tích trên đây, tuy nhiên đánh giá một cách khái quát có thể đưa ra kết luận rằng chất lượng tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam còn thấp. Nền kinh tế còn những, hạn chế ràng buộc sự tăng trưởng và phát triển trong dài hạn. Nhiều vấn đề đã nảy sinh từ nhiều năm nay và càng trở nên nổi cộm trong những năm gần đây khi nền kinh tế phải hứng chịu những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Những yếu kém về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thể hiện ở
một sốđiểm sau đây:
- Hiệu quả kinh tế thấp
Các thước đo hiệu quả kinh tế cho thấy chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Hiệu quả kinh tế có thể nói gọn là hiệu quả
sử dụng các yếu tố đầu vào của tăng trưởng như vốn (hiệu quả đầu tư), lao
động (năng suất lao động), trình độ khoa học-công nghệ (đóng góp của TFP vào tăng trưởng) và tỷ lệ chi phí trung gian trong sản xuất.
Năng suất lao động xã hội (được tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho tổng số lao động đang làm việc) của Việt Nam còn rất thấp: năm 2009 đạt khoảng 37,6 triệu đồng/người/năm, hoặc 2.032 USD/người/năm. Đó là những con số rất thấp so với các nước khác, chẳng hạn thấp hơn so với các nước ASEAN nhiều lần (nếu Việt Nam = 1 thì Inđônêsia = 2,5; Thái Lan = 4,1; Malaysia = 10,7). Nếu tính bằng giá so sánh thì tốc độ tăng năng suất lao động trong thời kỳ 1991-2009 chỉ đạt 5,2%/năm và mức tăng tuyệt đối mỗi năm là 0,37 triệu đồng trên một lao động làm việc. Khi năng suất lao động thấp và tăng chậm, thì chẳng những tác động không tốt tới tăng trưởng GDP mà còn chứng tỏ giá trị gia tăng tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích lũy tái đầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao mức sống.
Năng lực sản xuất của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo
động với chỉ số ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2009 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trưởng GDP. Nếu như năm 1991, hệ số ICOR tính
được là 2,9 (nghĩa là đầu tư gần 3 đồng thì GDP tăng lên 1 đồng), thì năm 2009, hệ số này là 8,0. Đây là tín hiệu cảnh báo cho hiệu quảđầu tư sụt giảm nghiêm trọng. Trong vòng 18 năm (1991-2009), hệ số ICOR tăng gần 2,8 lần. Ngay cả
mức phổ biến từ 4-5,3 trong giai đoạn 2000-2007 cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới: Đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa (Bảng 15). Điều đáng nói ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao
vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế năm 2009 là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12.
Bảng 15. So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong thời kỳ tăng trưởng nhanh Nước Thời kỳ tăng trưởng nhanh Tỷ lệđầu tư (% GDP) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Hệ số ICOR 2001-2005 37,7 7,5 5,16 2006 40,0 8,17 5,00 2007 40,6 8,5 4,76 2008 41,3 6,18 6,66 Việt Nam 2009 42,8 5,32 8,0 Trung Quốc 1991-2003 39,1 9,5 4,1 Nhật Bản 1961-1970 32,6 10,2 3,2 Hàn Quốc 1981-1990 29,6 9,2 3,2 Đài Loan (TQ) 1981-1990 21,9 8,0 2,7 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Năng suất lao động gia tăng chậm chạp trong khi hiệu quả đầu tư giảm sút đã cho chúng ta một cái nhìn khá rõ về chất lượng tăng trưởng dưới góc độ
hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, kết quả phân tích mức độ đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất tổng hợpấcc yếu tố đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy, mặc dù chất lượng tăng trưởng phần nào được cải thiện thể hiện qua sự tăng lên của TFP trong tăng trưởng GDP hàng năm (từ
14,28% thời kỳ 1992-1997 lên 22,6% thời kỳ 1998-2002 và 28,2% giai đoạn 2003 đến nay), tuy nhiên, tăng trưởng do yếu tố vốn chiếm tới 52,73% và yếu tố lao động chiếm 19,07%; tức cả hai yếu tố này còn chiếm gần 3/4 tổng cả ba yếu tố tác động đến tăng trưởng. So sánh với các nước trong khu vực thì tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm của Việt Nam còn thấp hơn nhiều, tỷ lệ này của Thái Lan là 35%, của Philippin là 41%, của Inđônêsia là 43%. Rõ ràng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nghiêng nhiều về số lượng hơn là chất lượng, nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Ngay cả trong tăng trưởng chiều rộng thì sự tăng trưởng của nước ta cũng nghiêng nhiều về yếu tố vốn hơn là yếu tố lao động (tỷ trọng đóng góp của vốn cao gấp 3 lần tỷ trọng đóng góp của yếu tố lao động). Trong khi đó, vốn là yếu tố mà nước ta còn thiếu, còn
lao động là yếu tố mà nước ta rất dồi dào. Kéo dài tình trạng này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ không bền vững, chất lượng tăng trưởng không được cải thiện, cuối cùng sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Về tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất, nếu từ năm 1999 trở về trước còn ở dưới mức 48%, thì năm 2000 trở lại đây đã vượt qua mốc 55%. Bình quân trong thời kỳ 1991-2009, trong nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, nếu giá trị sản xuất tăng trên 6,1% thì giá trị gia tăng chỉ đạt khoảng 4,2%, tức là thấp chỉ bằng 2/3; trong ngành công nghiệp, nếu giá trị sản xuất tăng 24,5% thì giá trị tăng thêm chỉ tăng 14,9%. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ chi phí trung gian đã tăng lên.
- Yếu kém về cơ cấu kinh tế
Trong khi các thước đo hiệu quả kinh tế nêu trên phản ánh chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn, thì những yếu kém về
cơ cấu kinh tế cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Mặc dù trong những năm qua cơ cấu kinh tế đã được cải thiện, tuy nhiên còn nhiều yếu kém, cả về cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế:
+ Về các ngành kinh tế:
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung theo GDP và cơ
cấu kinh tế ba khu vực (nông – lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) theo giá trị sản xuất nói riêng còn chậm và không đều giữa các ngành, các vùng và các địa phương. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư. Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, lao động chưa có việc làm còn lớn,
đang bị “tắc nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong khi đó, cơ
cấu đầu tư thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tình trạng đầu tư tràn lan ở các địa phương.
Yếu kém dễ thấy nhất là sự kém năng động của khu vực dịch vụ, với tỷ
trọng dịch vụ trong GDP còn thấp và có xu hướng giảm dần, không ổn định, dù tiềm năng rất lớn. Tuy cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ đã có biến đổi theo hướng
đa ngành, đa sản phẩm, nhưng còn nặng về phát triển các ngành truyền thống như: y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, du lịch khách sạn, nhà hàng... Sự phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao của nền kinh tế, như: tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, khoa học công nghệ; tư vấn và các dịch vụ sử dụng trí tuệ, chất xám... còn chậm. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp... rất nhỏ bé và tăng chậm. Dịch vụ
khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.
Trong công nghiệp, đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là các ngành công nghiệp khai khoáng, còn công nghiệp chế tác không đáng kể, công nghiệp phụ
trợ kém phát triển. Nhìn chung, trình độ phát triển công nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, công nghệ tiên tiến rất ít, với quy mô còn rất nhỏ.
Nền nông nghiệp vẫn phân tán, manh mún, năng suất lao động thấp, ngay cả những loại nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, chè, thủy sản... chủ yếu vẫn là sản phẩm từ lao động thủ công. Đặc biệt, trong thời gian dài chúng ta thiếu quan điểm rõ ràng và biện pháp có hiệu quả về phát triển kinh tế nông thôn (rộng hơn hẳn nông nghiệp), từng bước tái hiện căn bệnh coi nhẹ nông nghiệp, để nông dân “tự bơi” trong cơ chế thị trường.
+ Về các thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế đang bộc lộ một số mất cân đối trên nhiều mặt. Khu vực kinh tế nhà nước tập trung vào những ngành, sản phẩm chủ chốt dẫn tới tập trung kinh tế và độc quyền kinh doanh với những tác động ngoài ý muốn; hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng chưa cao, thường thấp hơn mức bình quân chung của các doanh nghiệp. Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp, hiệu quả
kém.
Có sự chia cắt ngay trong nội bộ kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân chính thức (các doanh nghiệp có đăng ký) tuy có bước phát triển mạnh so với trước
đây, nhưng quy mô của thành phần kinh tế này nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng vẫn còn quá nhỏ và tốc độ phát triển không cao so với yêu cầu và tiềm năng phát triển (chưa thể thực sự là một động lực phát triển rất quan trọng của nền kinh tế); hiệu quả kinh doanh đang giảm dần. Khu vực phi chính quy (hộ kinh doanh cá thể), sản xuất nhỏ, phân tán và lạc hậu còn quá lớn, và sự chuyển dịch theo hướng “chính quy hóa” chậm. Khu vực các hợp tác xã còn lại không đáng kể. Trong những năm qua chúng ta lại thiếu các chính sách, biện pháp khuyến khích, trợ giúp khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khu vực này thường chịu thiệt hại nặng nề nhất do ảnh hưởng của các cú sốc hoặc khủng hoảng kinh tế.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng nhanh trên tất cả các phương diện. Ngoài những yếu tố tích cực, thì sự gia tăng mạnh mẽ và nhanh chóng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài làm gia tăng mức độ phụ thuộc của
nền kinh tế nước ta vào vốn và thị trường bên ngoài, là nhân tố làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế. Thêm nữa, nếu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng chủ yếu để tận dụng các lợi thế của nước ta về tài nguyên và lao
động rẻ hiện có, thì nó càng khoét sâu thêm những yếu kém có tính cơ cấu hiện hành, không giúp ích cho chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang giai đoạn phát triển cao hơn.
- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và có xu hướng giảm sút, môi trường kinh doanh có dấu hiệu xấu đi
Mặc dù năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn chỉ ở mức trung bình thấp của thế giới, và đáng quan ngại là có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây. Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2009 – 2010, do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 08/9/2009, Việt Nam được xếp ở vị trí 75 trong 133 nền kinh tế, tụt 5 bậc so với cách đó một năm (mặc dù năm trước đó cũng bị giảm 2 bậc) (Bảng 16). Bảng 16. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2007-2009 Tiêu chí Xếp hạng 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Xếp hạng chung/số nền kinh tế 68/131 70/134 75/133 Các yếu tố cơ bản 77 79 92 Thể chế 70 71 63 Kết cấu hạ tầng 89 93 94 Ổn định kinh tế vĩ mô 51 70 112 Y tế và giáo dục sơ cấp 88 84 76 Các yếu tố tăng cường hiệu quả 71 73 61
Giáo dục bậc cao và đào tạo 93 98 92
Hiệu quả của thị trường hàng hóa 72 70 67
Hiệu quả của thị trường lao động 45 47 38 Sự tinh thông của thị trường tài chính 93 80 82
Sự sẵn sàng công nghệ 86 79 73
Quy mô của thị trường 32 40 38
Sự tinh thông trong kinh doanh 83 84 70
Sựđổi mới 64 57 44
Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Theo lý giải của WEF, nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt hạng của Việt Nam là sự ổn định của kinh tế vĩ mô đã xấu đi đáng kể, tụt từ vị trí 51 xuống vị
trí 70 rồi 112. Điều này cho thấy sự đảo ngược khá nhanh, bởi lẽ trong những năm trước đó yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam được coi là ưu điểm lớn, nhưng đến nay lại bị coi là yếu tố chính làm cho năng lực cạnh tranh bị tụt hạng. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng, giáo dục trung học trở lên và đào tạo đều
được đánh giá kém. Một số yếu tố liên quan đến kinh doanh của Việt Nam cũng đang có vấn đề như: khả năng tiếp cận tài chính, thiếu nguồn lao động
được đào tạo, lạm phát, chính sách thuế, sự thiếu ổn định của chính sách... Trong Báo cáo về Môi trường Kinh doanh 2010, được Ngân hàng Thế
giới công bố gần như đồng thời với Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu, Việt Nam cũng bị tụt hai bậc (Bảng 17). Mức tụt lớn nhất là 7 bậc ở hai tiêu chí: thành lập doanh nghiệp (từ 109 sụt xuống 116) và đóng thuế (từ 140 tụt xuống 147). Ba tiêu chí mà Việt Nam tụt ba bậc là: sử dụng lao động (từ 100 xuống 103); đăng ký tài sản (từ 37 xuống 40); tiếp cận tín dụng (từ 27 xuống 30). Đáng chú ý là có một số tiêu chí mà chúng ta ở thứ hạng rất thấp (trên 100) không được cải thiện mà còn tồi đi, như: thủ tục thanh lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư, đóng thuế, lao động…
Bảng 17. Môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2009
Mức độ dễ dàng trong … Xếp hạng kinh doanh năm 2010 Xếp hạng kinh doanh năm 2009 Thay đổi thứ hạng Kinh doanh 93 91 -2 Khởi sự doanh nghiệp 116 109 -6 Xin giấy phép xây dựng 69 67 -2 Tuyển dụng lao động 103 100 -3 Đăng ký tài sản 40 37 -3 Tiếp cận tín dụng 30 27 -3 Bảo vệ nhà đầu tư 172 171 -1 Đóng thuế 147 140 -7
Ngoại thương 74 73 -1
Thực thi hợp đồng 32 39 +7
Thanh lý doanh nghiệp 127 126 -1
Nguồn: Ngân hàng Thế giới.
Sự sụt giảm năng lực cạnh tranh và xấu đi của môi trường kinh doanh là rất
đáng quan ngại, bởi lẽ nó ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư cũng như đến việc khuyến khích các doanh nghiệp phát triển một cách có hệ thống.
- Trình độ phát triển kinh tế tri thức thấp
Trình độ phát triển kinh tế tri thức của một quốc gia thể hiện mức độ thuận lợi của môi trường để quốc gia ấy sử dụng có hiệu quả tri thức phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, được đo lường bằng chỉ số kinh tế tri thức (KEI9). Theo
đánh giá của WB, năm 2009 KEI của Việt Nam đạt 3,51 điểm, xếp thứ 100 trong số 146 nước được đánh giá, thuộc nhóm trung bình thấp của thế giới (Bảng 18). So với một số nước trong khu vực, nước ta còn khoảng cách rất lớn, nhất là về
thể chế, môi trường kinh doanh. Trong khối ASEAN nước ta chỉ đứng trên