III. CHẤT LƯỢNG GÌN GIỮ MÔI TRƯỜNG
3.4. Thực trạng hiện nay của chất lượng môi trường nước ta
- Thành tựu
+ Thứ nhất, về nhận thức: Bảo vệ môi trường được cân nhắc như một trong ba trụ cột của định hướng phát triển bền vững. Các cấp lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động bảo vệ môi trường trong công cuộc phát triển đất nước. Quy hoạch môi trường đã được lồng ghép vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Không chỉ vậy, từ năm 2006, Chính phủ đã có quy định sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường không dưới 1% GDP. Bên cạnh đó, công tác quản lý môi trường, giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ
môi trường cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Nội dung bảo vệ
môi trường đã được đưa vào giảng dạy ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Thứ hai, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về môi trường: Nước ta
đã bước đầu xây dựng được các khung khổ thể chế, luật pháp và chính sách môi trường khá hoàn chỉnh, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
được hoàn thiện đồng bộ, ngày càng rõ ràng, cụ thể và sát với thực tế. Luật Đất
đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đa dạng sinh học đã và đang được sửa đổi, bổ sung. Một số luật khác như Luật Tài nguyên và Môi trường biển, Luật Khí tượng thủy văn, Luật Đo đạc và Bản đồ...
đang trong quá trình xây dựng mới. Việc sửa đổi, bổ sung luật và các văn bản dưới luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã khắc phục dần các bất cập, làm rõ phạm vi, giới hạn, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, áp dụng các công cụ, biện pháp mới, đặc biệt là các công cụ kinh tế, khắc phục
được các chồng chéo, lấp dần các khoảng trống pháp luật tồn tại nhiều năm về
quản lý tài nguyên và bảo môi trường. Đặc biệt, các quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hợp lý hơn, đồng bộ hơn với các quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực khác và khả thi hơn trên thực tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đã từng bước xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quản lý môi trường (thông số
chỉ tiêu chất lượng môi trường) phù hợp với điều kiện Việt Nam ISO 14000. Tính đến năm 1998, chúng ta đã ban hành gần 200 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho yêu cầu bảo vệ môi trường. Những tiêu chuẩn này là những chuẩn mực được dùng làm căn cứ cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đây được xem là một trong những thành tựu nổi bật nhất trong công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam.
+ Thứ ba, về cơ cấu tổ chức: Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành và đang dần được kiện toàn đồng bộ ở cả Trung
ương và các cấp địa phương trên phạm vi cả nước. Về mặt lực lượng, chúng ta
đã đào tạo và từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách, bước đầu khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường. Lực lượng thanh tra môi trường ở các cấp quản lý được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn, thường xuyên được tập huấn. Đội ngũ cán bộ này hoạt động chủ động, khách quan và công bằng, bước đầu triển khai thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong quản lý và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp nói riêng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Công an xây dựng lực lượng cảnh sát môi trường. Ngày 29/11/2006, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định thành lập Cục Cảnh sát Môi trường. Cục này có trách nhiệm giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng cảnh sát môi trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường. Cục có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của pháp luật và của
Bộ trưởng. Cục có trách nhiệm hướng dẫn, chỉđạo và tổ chức thực hiện một số
hoạt động điều tra theo pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.20
+ Thứ tư, về hợp tác quốc tế: Từ những năm 1980, Việt nam đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (IUCN), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA)... nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về
tài chính, khoa học kỹ thuật để thực hiện chương trình bảo vệ môi trường.
Công tác hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường trong thời gian qua diễn ra sôi động và đã thu được nhiều kết quả tốt. Nhiều dự án hợp tác đa phương, song phương được thực hiện. Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả và kịp thời của cộng đồng quốc tế, huy động được lực lượng chuyên gia có trình độ
chuyên môn cao cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước và hiệp định quốc tế về bảo vệ
môi trường.
Hộp 3. Các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia
- Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển (UNLOSC) là bộ luật hoàn chỉnh nhất về biển, dành phần XII quy định việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ điều 192 đến 237). Việc tham gia vào Công ước này tạo cơ sở pháp lý giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tếđể ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển chung. Điểm nổi bật của Công ước là xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc BVMTB khỏi ô nhiễm.
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL 73/78): Ra đời năm 1973, đây là bộ luật chuyên ngành hàng hải của thế giới, đã được thông qua tại Hội nghị quốc tế về ô nhiễm biển. Công ước đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu.
Năm 1978, Công ước 1973 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư 1978 kèm thêm năm phụ lục mới, chính thức được gọi tắt là MARPOL 73/78. Tiếp đến năm 1997 Marpol 73/78 được bổ sung bằng Nghị định thư 1997 có thêm phụ lục thứ
6. Đến nay Marpol 73/78 đang được thực thi nghiêm ngặt trong ngành hàng hải thế
giới.
- Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất độc hại và việc loại bỏ chúng năm 1989.
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR) năm 1991.
- Công ước vềđa dạng sinh học năm 1992.
- Công ước về buôn bán quốc tế những loài động vật có nguy cơ bị đe dọa (CITES).
- Nghị định thư MONTREAL về các chất làm suy giảm tầng ôzôn và biến đổi khí hậu.
- Nghịđịnh Viên về bảo vệ tầng ôzôn.
- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; v.v...
Việc thực hiện những chính sách trên đã góp phần vào việc tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái ở một số vùng. Nhờ đó, diện tích phủ
xanh của Việt Nam đã vượt mức an toàn sinh thái vùng nhiệt đới, đạt 33,2% tỷ
lệ rừng tự nhiên năm 2002.
- Yếu kém
Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, song Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia qua các năm cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động. Những thành quả đạt
được trong việc phục hồi môi trường không bù đắp được sự xuống cấp nhanh chóng về môi trường do con người gây ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Theo một báo cáo công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra ở Davos, Thuỵ Sĩ năm 2006, Việt Nam có độ an toàn môi trường thấp nhất trong số 8 nước ASEAN, và xếp thứ 98 trên tổng số 117 nước đang phát triển. Nếu tính cả
29 quốc gia phát triển thuộc OECD, thì thứ hạng này của Việt Nam còn thấp hơn nữa.
Ô nhiễm môi trường diễn ra trên tất cả các vùng từ thành thị tới nông thôn và trên tất cả các thành phần của môi trường, bao gồm không khí, nguồn nước, đất đai, chất thải rắn. Bên cạnh đó là sự suy giảm nghiêm trọng của diện tích rừng và đa dạng sinh học của Việt Nam.
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH) của Việt Nam trong những năm qua đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của các thành phố và khu công nghiệp. Nếu như năm 1990 cả nước mới chỉ có 500 đô thị lớn nhỏ, thì đến nay, Việt Nam đã có trên 700 khu đô thị lớn nhỏ và khoảng hơn 200 khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển miền Trung. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hoá này, một mặt đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mặt khác đã và đang gây nhức nhối cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đô thị hoá làm cho dòng người di cư từ vùng nông thôn vào thành phố tăng và bùng nổ các phương tiện giao thông đã dẫn đến những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Trong khi đó, công nghiệp hoá lại dẫn đến hình thành nhiều khu công nghiệp, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề nóng hổi khi hàng loạt các vụ vi phạm về môi trường rất nghiêm trọng của các nhà máy trong các khu công nghiệp lần lượt bị phát giác ở nhiều địa phương. Đây là một thực trạng đáng báo động và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
+ Ô nhiễm ở các khu đô thị:
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị lớn đang ở mức báo
động, bao gồm các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới, trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm
đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.21
• Ô nhiễm không khí:
Trong ba loại ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí, thì tình trạng ô nhiễm không khí ở các khu đô thị lớn được đánh giá là nghiêm trọng nhất do mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do mật độ
dân số tại các khu đô thị tăng quá nhanh, kéo theo đó là sự tăng nhanh của các phương tiện giao thông cơ giới (nhất là xe máy, và những năm gần đây là ô tô) tham gia giao thông. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng của các đô thị chưa đáp ứng
21 TS. Trần Đắc Hiến, Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – Thực trạng và một số giải pháp khắc phục, http://www.khucongnghiep.com.vn, 08/01/2010
được và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đường sá chật hẹp, bị đào bới liên tục, cộng với hoạt động xây dựng nhà cửa và hạ tầng đô thị đã “đóng góp” cho các khu đô thị lớn hàng tấn bụi. Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 1,8 triệu lượt xe gắn máy và hai bánh lưu hành qua thủđô Hà Nội, góp phần không nhỏ vào ô nhiễm môi trường.
Bầu khí quyển tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mức benzene và sulfur dioxide đáng báo động. Một trong số chất ô nhiễm nguy hiểm nhất là những hạt bụi siêu nhỏ gọi là PM10 cũng đang ở mức báo
động so với các thành phố khác thuộc các nước đang phát triển ở châu Á. Cụ
thể, mức PM10 ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện ở khoảng 80 micrograms/mét khối, gấp đôi của Bangkok và trên mức trong bản hướng dẫn 20 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Độ ô nhiễm bụi ở hầu khắp các đô thị
vượt quá tiêu chuẩn cho phép đến 2 lần, đặc biệt có nơi đến 10 lần. Ở những nút giao thông hay tắc nghẽn, nồng độ khí độc, hơi xăng dầu đã tới mức báo
động. Khói thải từ các nhà máy chưa được khử khí độc hoặc khử chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như hơi bốc của các loại chất thải nói trên, nhất là các loại rác phân huỷ vi sinh đã làm tăng thêm nồng độ vẩn đục của không khí. Ở
một số nơi, nhất là 9 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ngãi, Nha Trang, Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu và Mỹ Tho, đã xuất hiện những trận mưa axit gây hại cho sức khoẻ con người và phá hoại hệ
sinh thái động, thực vật.
Thảm cây xanh thường được coi là lá phổi của đô thị bị giảm sút rõ rệt. Theo điều tra, chỉ trong 10 năm phát triển (1986-96) tại 4 quận nội thành Hà Nội cũ, diện tích cây xanh đã bị mất đến 12%. Bên cạnh đó, diện tích ao hồ bị
san lấp gần 6%. Trong khi đó, số nhà tạm bợ, hoặc những nhà chiếm dụng ven sông, ven hồ lại tăng mạnh, cùng với sự tồn tại từ nhiều năm của những khu nhà ổ chuột,… Tất cả những điều đó đã làm cho môi trường sống thêm giảm sút.
Bên cạnh đó, ô nhiễm tiếng ồn cũng đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các đô thịở Việt Nam. Tiếng ồn là một tác nhân nguy hiểm có thể gây ra những căn bệnh về thính giác, thần kinh, tim mạch làm giảm tuổi thọ con người.
• Ô nhiễm nước:
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở các khu đô thị đang trong tình trạng báo động. Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống
cấp thoát nước không đáp ứng nổi và đang xuống cấp nhanh chóng. Đến nay chỉ có khoảng 30% nước thải từ các khu đô thị được qua xử lý. Nước thải từ
các khu dân cư, từ nhà trường, các cơ quan,… hầu hết đều trực tiếp xả ra hệ
thống sông ngòi mà không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào. Nồng độ chất
độc hại đều trên mức cho phép nhiều lần. Tình trạng ô nhiễm nước rõ ràng nhất là ở các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Hải Dương và các thành phố và các thị xã lớn. Hệ thống sông Đồng Nai- Sài Gòn là một minh chứng, đã xuất hiện nhiều đoạn bị ô nhiễm chất hữu cơ và