Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 135 - 136)

III. CHẤT LƯỢNG GÌN GIỮ MÔI TRƯỜNG

3.3.Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững

Ngày nay, mục tiêu của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều là phát triển bền vững. Đây là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Một sốđịnh nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững:

- Hội nghị Môi trường Toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.

- Theo Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission for and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự

phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”.

- Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai (Gordian và Hecdue, 1988, GS. Grima Lino).

Một cách chung nhất, có thể hiểu, phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến việc đáp ứng các nhu cầu đó của thế hệ tương lai.19

Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ

mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh (các loài cộng sinh). Bởi vì sự sống còn của con người là dựa trên cơ sở duy trì được sản lượng, năng suất tự nhiên, khả năng phục hồi và sự đa dạng của sinh quyển. Như vậy, phát triển bền vững là sự giao thoa của ba vòng tròn: kinh tế - xã hội - môi trường. Cùng với kinh tế và xã hội, sự giữ gìn và cải thiện chất lượng môi trường được xem như nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 135 - 136)