Vượt qua thách thức để đảm bảo chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 33 - 39)

I. TRUNG QUỐC

1.2.Vượt qua thách thức để đảm bảo chất lượng tăng trưởng

Vài năm trở lại đây, vấn đề chất lượng tăng trưởng đã được các cấp lãnh

đạo Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Kỳ họp Quốc hội lần thứ 14 của Trung Quốc đã thông qua Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (KT-XH) 5 năm lần thứ 11. Theo đó, Trung Quốc sẽ thay đổi các phương thức tăng trưởng để bảo

đảm phát triển ổn định, hài hoà trong thời gian tới. Đồng thời, khắc phục những hạn chế như nền kinh tế quá “nóng”, gia tăng hố sâu ngăn cách giàu nghèo, tình trạng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường... đã từng xảy ra trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch Phát triển KT - XH 5 năm lần thứ 10 (2001 - 2005). Theo nhận định chung, Trung Quốc cần 40 năm nữa, tức là vào năm 2050, Trung Quốc mới có thể gọi là nước phát triển công nghiệp hóa trung bình. Để khắc phục những chênh lệch trên đòi hỏi một chính sách khéo léo để có thể đẩy mạnh cả nước tiến lên trên con đường kinh tế thị trường. Trong 50 năm tới kể

từ năm 2000, chính phủ Trung Quốc chia ra làm 3 thời kỳ với những qui hoạch như sau:

(1) Từ 2000-2010: Tổng sản lưọng của Quốc gia sẽ tăng lên gấp đôi. (2) Từ 2011-2020: Tổng sản lưọng của Quốc gia lại tăng gấp đôi một lần nữa. Thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt 3.000 USD mỗi năm.

(3) Từ 2021-2050: Xã hội Trung Quốc tiếp tục phát triển cao về mọi mặt: kinh tế, xã hội. Sự đổi mới khoa học, kỹ thuật và văn hóa của Trung Quốc

vào thời kỳ này, một lần nữa sẽ đưa Trung Quốc tiến lên như một quốc gia phồn vinh, dân chủ và tiến bộ xã hội xã hội chủ nghĩa.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí Thời đại, ông Trần Quốc Hùng đã nêu ra một số yếu tố trong quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc2 và được Trung Quốc đặc biệt chú trọng để có được những thành tựu cải thiện chất lượng tăng trưởng ban đầu.

- Tăng trưởng kinh tế

Không tăng trưởng, hoặc tăng trưởng chậm so với gia tăng dân số, thì không thể phát triển, không thể xóa đói giảm nghèo, và không thể thực hiện các mục tiêu xã hội khác. Kinh nghiệm cho thấy kinh tế tăng trưởng nhanh sau khi có cải cách để thay đổi cơ chế bất hợp lý. Tuy nhiên, sau một thời gian thì cuộc cải cách ban đầu dần dần bớt hiệu nghiệm. Muốn duy trì mức tăng trưởng thì phải tiếp tục cải cách để làm cho nền kinh tế trở nên hữu hiệu hơn. Hiện nay, thách thức lớn đối với Trung Quốc là cải cách doanh nghiệp nhà nước có tính chất độc quyền – thành phần kinh tế này rất lãng phí và kém hiệu quả, thu hút tín dụng nhiều nhất nhưng tạo ra giá trị gia tăng ít hơn các thành phần kinh tế

khác.

Vấn đề giảm lãng phí và nâng cao chất lượng của tăng trưởng nói chung có thể được giải quyết khi kinh tế tiếp tục phát triển và cơ chế kinh tế thị

trường ngày càng hoàn chỉnh. Có tăng trưởng thì nhà nước mới có ngân sách để

giải quyết các tiêu cực xã hội. Vấn đề là nhà nước có đề ra và thực hiện các chính sách xã hội thích hợp hay không – điều này tùy thuộc vào khả năng của bộ máy nhà nước.

- Muốn có hiệu quả, cải cách kinh tế phải được áp dụng một cách rốt ráo, rộng rãi và có tính liên tục, không bị thay đổi bất chợt:

Cải cách đợt II (từ sau năm 1988) đã được thực hiện một cách nhất quán từ đó đến nay và đã trải qua ba đời lãnh đạo là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Chủ trương này đã thúc đẩy Trung Quốc năng nổ trong việc thương lượng để sớm gia nhập và thực hiện các cam kết với WTO. Sự liên tục trong chủ trương cải cách đã tăng sự tin tưởng của giới kinh doanh và đầu tư thế giới cũng như trong nước vào tiến trình cải cách và hội nhập của Trung Quốc (“không thể đảo ngược”). Sự tin tưởng này cộng với tính cạnh tranh ngày

càng tăng do các biện pháp cải cách và mở cửa đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tếở Trung Quốc.

- Chính sách kinh tế đúng đắn là hết sức quan trọng:

Từ khi ý thức được là cần phải đổi mới, Trung Quốc chủ trương mạnh dạn mở cửa và hội nhập vào kinh tế thế giới, thu hút vốn FDI để xây dựng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Nói chung chính sách này đã thành công. Trung Quốc đã thu hút được khối đầu tư FDI khổng lồ (khoảng gần 600 tỷ

USD – tương đương với 14,9% GDP), hàm chứa sự chuyển giao công nghệ lớn. Thêm vào đó, tính đến tháng 4 năm 2010, Trung Quốc đã tích lũy dự trữ ngoại tệ khoảng 2.450 tỷ USD – đây là số dự trữ lớn nhất thế giới. Ngành xuất khẩu của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ, tiến dần từ chỗ trị giá gia tăng ít, chủ

yếu lắp ráp hàng tiêu dùng thô sơ, đến chỗ trị giá gia tăng cao hơn, với hàng hóa phong phú, tiên tiến hơn – thậm chí bắt đầu xuất hiện các thương hiệu của Trung Quốc trên thị trường thế giới. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng năm

đã lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD, và năm 2009 Trung Quốc soán ngôi cường quốc xuất khẩu đứng đầu thế giới. Xuất khẩu đã là đầu máy thúc đẩy sự tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế Trung Quốc trong hơn ¼ thế kỷ vừa qua. Nó không những làm thay đổi bộ mặt của Trung Quốc, mà góp phần quan trọng thay đổi cả nền kinh tế toàn cầu – chủ yếu qua việc toàn cầu hóa dây chuyền sản xuất và cung cấp rất nhiều mặt hàng chế biến.

- Cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng không kém:

Nền kinh tế không có hoặc kém tính cạnh tranh sẽ không hữu hiệu và năng động để đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội. Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhưng cũng vì kém tính cạnh tranh nên bị nhiều lãng phí và kém chất lượng trong quá trình tăng trưởng. Lĩnh vực mà Trung Quốc đã phát triển thành công – xuất khẩu hàng chế biến ở Trung Quốc – đòi hỏi phải có tính cạnh tranh rất cao đểđáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường thế giới. Nhưng cạnh tranh ở đây không có nghĩa là cạnh tranh mạnh được yếu thua. Cạnh tranh phải diễn ra trên cơ sở sân chơi bình đẳng và có luật lệ minh bạch, ít có tình trạng độc quyền.

- Phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế tạo:

Một bài học quan trọng khác là cần phải tập trung xây dựng cơ sở hạ

tầng như đường xá, bến cảng, hệ thống điện, điện thoại v.v. vì chúng tăng cường khả năng sản xuất và phân phối của nền kinh tế. Thị trường trong nước cho các dịch vụ tin học và viễn thông ở Trung Quốc là rất lớn: trong năm 2006,

số người đăng ký dùng Internet ở Trung Quốc ước tính có 140 triệu, và số

người đăng ký sử dụng điện thoại di động ở Trung Quốc lên tới 450 triệu. Trong lĩnh vực hạ tầng, Trung Quốc cũng tiến khá xa. Thí dụ, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống đường cho xe ôtô, tổng cộng dài gấp 6 lần so với Ấn Độ

(ước tính có khoảng 150.000 dặm). Hệ thống điện thoại dây cốđịnh và di động của Trung Quốc nhiều hơn của Ấn Độ cũng gấp 6 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc đã góp phần quan trọng trong việc phát triển công nghiệp chế biến phục vụ cho xuất khẩu và thị trường trong nước. Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân chiếm phần quan trọng – các doanh nghiệp này sản xuất 52% GDP, và đã là động cơ phát triển ở Trung Quốc. Mặt trái của việc

đầu tư một cách đại trà vào các chương trình cơ sở hạ tầng là sự lãng phí và kém hiệu năng của vốn đầu tư. Điều này được thể hiện rõ qua tỷ số ICOR ở

Trung Quốc lên tới 4,5-5 (tỷ số trung bình ở các nước OECD là 3).

- Vai trò quan trọng của môi trường pháp lý, luật lệ và hiệu năng của bộ máy hành chính:

Kinh nghiệm của Trung Quốc đã chứng minh tầm quan trọng của yếu tố

này trong tăng trưởng kinh tế, nhất là về huy động vốn đầu tư trong nước cũng như vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Xuất phát điểm của cải cách Trung Quốc là chế độ kinh tế kế hoạch hóa, có tính chỉ huy và bao cấp. Vì thế, Trung Quốc không có truyền thống và kinh nghiệm hoạt động trong môi trường pháp lý và luật lệ minh bạch của một nền kinh tế thị trường, trong đó mọi thành viên được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Tuy chính phủ đã ban hành nhiều luật lệ, nhưng không có sự bảo đảm là việc xin giấy phép kinh doanh hay các tranh chấp thương mại sẽ được đối xử

một cách công bằng, minh bạch, dựa theo luật mà không chịu sự chi phối có tính tùy tiện của những người có quyền thế. Tình trạng này cũng tạo điều kiện thuận lợi để các tệ nạn tham nhũng có thể phát triển mạnh. Nói chung, tình trạng này đã cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân trong nước – vì các doanh nghiệp lớn nước ngoài có thể dùng áp lực ngoại giao để giải quyết các tranh chấp quan trọng.

Tuy nhiên, môi trường pháp lý ở Trung Quốc đã được cải thiện một phần trong những năm gần đây. Nhiều văn bản pháp luật về tài chính và kinh tếđược xây dựng mới từ đầu và ngày càng tiếp cận với thông lệ quốc tế qua việc Trung Quốc phải thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do song

phương (chủ yếu là với Mỹ và EU) và khi vào WTO. Đặc biệt là cam kết thực hiện đối xử quốc gia (tức là bình đẳng) với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và cải cách doanh nghiệp nhà nước để được chứng nhận là nước có nền kinh tế thị trường (theo thỏa thuận song phương với Mỹ, Mỹ có thể công nhận trong năm 2010). Nếu Trung Quốc có thể dần dà xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và có tính cạnh tranh, thì sẽ củng cố đà tăng trưởng kinh tế

nhanh trong tương lai.

- Vấn đề tham nhũng:

Trung Quốc có hệ thống luật lệ nặng nề và phức tạp, đòi hỏi nhiều giấy phép, nhưng việc áp dụng và chế tài lại lỏng lẻo và không nghiêm khắc, tạo nhiều chỗ hở cho viên chức có thể quyết định một cách tùy tiện. Đây là mảnh

đất rất béo bở cho hối lộ, tham nhũng phát triển mạnh mẽ. Xếp hạng của Trung Quốc trong các cuộc thăm dò ý kiến của tổ chức Minh bạch Quốc tế

(Transparency International) về tệ nạn hối lộ và tham nhũng ở mức thấp. Năm 1995, Trung Quốc được điểm 2,16 (dưới điểm 3,0 có nghĩa là ở nước đó tình trạng tham nhũng lan tràn). Đến năm 2004, Trung Quốc đã cải thiện lên tới

điểm 3,4 (xếp hạng 71 trong số 146 nước được khảo sát). Tệ nạn tham nhũng

đã gây khó khăn, tăng chi phí cho các hoạt động kinh doanh, và đã kìm hãm sức tăng trưởng của đất nước.

Thời kỳ quá độ thực chất là tiến trình tư hữu hóa tài sản công cho các

đơn vị kinh tế để họ giao lưu với nhau trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề là tư hữu hóa như thế nào, ai quyết đinh sự phân phối, theo tiêu chuẩn gì, và ai

được hưởng lợi. Quan trọng hơn cả là quá trình tư hữu hóa đó có được diễn ra một cách công bằng và minh bạch hay không. Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, ở Trung Quốc, và các nước tương tự như

Trung Quốc, vấn đề tư hữu hóa không được đặt ra và giải quyết một cách nghiêm túc. Vì thế, song song với việc hình thành nền kinh tế hàng hóa thị

trường, thực tế đã diễn ra quá trình tư hữu hóa một cách tự phát và vô tổ chức.

Ở Trung Quốc tham nhũng đã vượt quá phạm trù đạo đức để trở thành vấn đề

chính trị – tham nhũng đang dần dà thay đổi bản chất của chế độ và chỉ được giải quyết trong tiến trình cải cách chính trị của Trung Quốc.

- Hệ thống tài chính ngân hàng:

Hệ thống tài chính ngân hàng có chức năng huy động vốn tiết kiệm trong dân chúng và phân phối cho các doanh nghiệp đểđầu tư phát triển sản xuất. Hệ

để huy động vốn tiết kiệm và phân phối cho những dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội. Xét theo tiêu chuẩn này, hệ thống tài chính ngân hàng ở Trung Quốc có hiệu năng thấp. Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng cải cách hệ thống ngân hàng bằng cách mời gọi các ngân hàng lớn trên thế giới đầu tư chiến lược vào 4 ngân hàng thương mại nhà nước, đồng thời tư nhân hóa các ngân hàng này qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đến cuối năm 2007, theo lộ trình thực hiện cam kết WTO, lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng đã

được mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài. Lãnh đạo Trung Quốc xem áp lực cạnh tranh của quá trình hội nhập này là biện pháp hữu hiệu để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

- Hệ thống giáo dục:

Hệ thống giáo dục có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế. Trung Quốc chủ trương xây dựng giáo dục đồng đều hơn. Hàng năm Trung Quốc chi tiêu khoảng 56 tỷ USD hay 3,2% GDP cho giáo dục, cho khoảng 218 triệu học sinh và 10,6 triệu thầy, cô giáo. Giáo dục phổ thông bắt buộc từ nhà trẻ đến lớp 9 – trong năm 2004, có hơn 93% trẻ em học hết lớp 9. Nhưng sau lớp 9 chỉ có 40% trẻ em tiếp tục học. Ngoài ra, có sự mất cân bằng trầm trọng trong tình trạng và chất lượng giáo dục ở vùng duyên hải và các đô thị so với nông thôn. Trung Quốc cũng gặp vấn đề chương trình học quá thiên về từ chương và học thuộc lòng nên khó đáp ứng nhu cầu nền kinh tế ngày càng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với đà phát triển như hiện nay, đến năm 2050 nền kinh tế Trung Quốc sẽ

lớn nhất thế giới, chiếm 28% GDP toàn cầu (Mỹ đứng thứ hai với 26% và Ấn

Độ thứ ba với 17%). Trung Quốc có rất nhiều khả năng trở thành siêu cường, về cả kinh tế, chính trị và quân sự. Tuy nhiên, trước mắt Trung Quốc phải vượt qua một thử thách lớn, đó là cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững. Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc cho thấy chính sách kinh tế đúng đắn và bộ máy nhà nước hữu hiệu là các yếu tố quan trọng hơn yếu tố thể chế chính trị trong việc kích thích tăng trưởng, nhất là trong thời kỳ mới phát triển. Nhưng đến một trình độ phát triển kinh tế khá hơn, và điều này thường đi đôi với việc hội nhập nhiều hơn với kinh tế thế giới, thì nhu cầu phải có hệ thống và cơ chế pháp luật rõ ràng minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngày càng trở nên bức xúc hơn – và có khả năng kìm hãm sức tăng trưởng nếu không được giải quyết thỏa đáng và kịp thời.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 33 - 39)