Làm gì để nâng cao chất lượng môi trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 162 - 177)

III. CHẤT LƯỢNG GÌN GIỮ MÔI TRƯỜNG

3.6.Làm gì để nâng cao chất lượng môi trường

Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ

chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn

đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường... Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Một, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong

đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải thực sự đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ

thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

- Hai, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về

môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt

để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

- Ba, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung, quản lý môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo

định kỳ về hoạt động xử lý nước thải, rác thải tại đó.

- Bốn, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần

được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích trước mắt với những ảnh hưởng đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án

đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.

- Năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, của doanh nghiệp trong việc gìn giữ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.31

Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn.

(1) Các gii pháp gim thiu ô nhim môi trường ti các vùng đô th khu công nghip

(i) Chống ô nhiễm tại các vùng đô thị:

3131 TS. Trần Đắc Hiến, Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – Thực trạng và một số giải pháp khắc phục, http://www.khucongnghiep.com.vn, 08/01/2010

+ Thực hiện từng bước đa dạng hoá và xã hội hoá đầu tư cho các lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải đô thị:

Việc phân loại chất thải từ các hộ gia đình cũng là một trong những hình thức xã hội hoá công tác này. Không những thế, việc phân loại chất thải ngay tại nguồn còn góp phần giảm chi phí xử lý chất thải.

+ Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên.

+ Thực hiện quy hoạch đô thị tổng thể có chú trọng đến các vấn đề giao thông, các khu dân cư, công viên cây xanh,...

Quy hoạch này phải bao gồm cả phát triển các dự án, các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tắc đường, giảm bớt tai nạn giao thông, và phát triển hệ thống giao thông công cộng. Tăng cường phương tiện giao thông công cộng và các hình thức giao thông không gây ô nhiễm. Phải xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn và ô nhiễm giao thông tại các đô thị.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến phát thải của các phương tiện giao thông:

Các bước tiến hành bao gồm: i- triển khai có hiệu quả tiêu chuẩn Euro 2: Chấp hành các tiêu chuẩn phát thải cho các phương tiện xe cộđang lưu thông, tiêu chuẩn đối với chất lượng xăng, dầu; trang thiết bị đo khí tự động cho các cảnh sát giao thông trong toàn thành phố tại các vị trí chính yếu; ii- thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng: Các phương tiện xe cộ đã đăng ký phải

được kiểm tra về sự phát thải hàng năm trước khi làm lại bằng lái. Theo kế

hoạch của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chậm nhất là năm 2010, xe máy tại các thành phố lớn phải kiểm tra khí thải định kỳ; iii- thay mới các phương tiện giao thông, không cho lưu hành những xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện (đặc biệt tiêu chuẩn xả khí thải Euro 2); triển khai có hiệu quả giai

đoạn cuối trong lộ trình loại bỏ xe quá niên hạn theo Nghị định 23/2004/NĐ- CP; iv- khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, cồn nhiên liệu, biodiesel và

điện; và v- yêu cầu các công trình xây dựng phải kiểm soát bụi tại các địa điểm thi công và các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng theo các quy định hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khống chế ô nhiễm không khí do các hoạt động sinh hoạt tại các khu dân cư:

Bao gồm các giải pháp: tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong đun nấu thay cho sử dụng dầu, than, củi; Nâng cấp chất lượng đường giao thông đô thị tại các khu dân cư; Tổ chức đội vệ sinh

đường phố; Vận động người dân tham gia tích cực vào các dự án xử lý rác thải sinh hoạt theo các công nghệ mới, ví dụ, dự án xử lý rác thải đô thị 3 R do Nhật Bản hỗ trợ.

(ii) Các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp: + Tăng cường quản lý môi trường bằng pháp luật:

Cần tạo khuôn khổ pháp luật đảm bảo bảo vệ môi trường. Hoàn chỉnh hệ

thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường thông qua việc điều chỉnh, bổ

sung các văn bản hiện hành phục vụ việc hoàn chỉnh thể chế bảo vệ môi trường phù hợp với luật quốc tế. Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi một sốđiều của Luật Bảo vệ môi trường (2005) liên quan tới các doanh nghiệp. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bằng các văn bản dưới luật. Cụ thể là chỉ đạo nhất quán việc nghiên cứu rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cấp địa phương có tính tới các mối quan hệ liên ngành, liên tỉnh và xây dựng các chương trình ưu tiên hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường. Một điều quan trọng nữa là cần sớm hoàn thiện và ban hành quy chế quản lý và bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

+ Tăng cường hoạt động R&D công nghệ xử lý chất thải:

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu triển khai công nghệ xử lý và tái chế chất thải bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp chỉ có thể giải quyết triệt để bằng áp dụng công nghệ.

+ Sử dụng công cụ tài chính phục vụ bảo vệ môi trường:

Tăng cường ngân sách nhà nước đầu tư bảo vệ môi trường. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí hoạt động môi trường để trang bị

những thiết bị chuyên dùng giám sát môi trường, từ đó khuyến khích và nâng cao trách nhiệm các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp về xử

lý ô nhiễm môi trường; xây dựng phí sử dụng môi trường và tài nguyên: trả phí nước thải, khí thải, phí thu gom và xử lý chất thải rắn và các loại lệ phí liên quan theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; các doanh nghiệp đã xây dựng các công trình xử lý chất thải không phải đóng phí trong thời hạn trước mắt, ít nhất là 5 năm.

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát bảo vệ môi trường: Xây dựng và giám sát chỉ tiêu đánh giá bảo vệ môi trường cần được quan tâm đặc biệt, vì đó là công cụ của quản lý và điều chỉnh chính sách. Những chỉ

tiêu bảo vệ môi trường của vùng cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây: Hệ

thống chỉ tiêu ngắn gọn phản ánh những khía cạnh quan trọng nhất của bảo vệ

môi trường; các chỉ tiêu phải có thể đo lường trực tiếp và dễ dàng; các chỉ tiêu phải được cập nhật; và cần hoàn chỉnh tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000. Hoạt

động kiểm tra, giám sát việc thực thi luật bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên.

+ Xử phạt các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường:

Trong lĩnh vực xử phạt ô nhiễm môi trường cho đến nay vẫn chưa có một quy định nào, nên đã xảy ra nhiều vi phạm chưa được xử lý thích đáng. Ngày 21/9/2007, Bộ Kế hoạch Đầu tư có Quyết định số 1119/Q D-BKH phê duyệt Đề án “Điều tra đánh giá tình hình thực hiện đầu tư trong lĩnh vực kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường…”, trong đó có yêu cầu dự thảo Quy định các chế tài xử phạt những vi phạm đầu tư và thực hiện dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường. Mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm cần đủ cao để có thể cảnh báo các cá nhân và tổ chức vi phạm phải lưu ý và không dám tái phạm.

Đặc biệt, cần lưu ý đến các hành vi vi phạm chưa trực tiếp gây ô nhiễm, nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm.

+ Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường:

Giáo dục, tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng cần phải đẩy mạnh. Để gây áp lực đối với các doanh nghiệp, cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng thông báo thường xuyên về tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu vực dân cư, giúp cho nhân dân có các biện pháp phòng ngừa và doanh nghiệp nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường. Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường là công việc khó khăn,

đòi hỏi nguồn tài chính lớn. Cụ thể cần phải: i- Nâng cao nhận thức của cộng

đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường đối với sức khoẻ của cộng

đồng cũng như ảnh hưởng của nó tới chất lượng sống; ii- đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường, tham gia trong nhiều công đoạn của công tác quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các họat đồng và đánh giá sau khi thực hiện; iii- xây dựng các cơ chế

cụ thể để thu hút sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; iv- nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, nhà máy, quy hoạch phát triển kinh tế

xã hội và quản lý môi trường; v- công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm môi trường và các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng có nhận thức đúng và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

Từ phía các doanh nghiệp, để có thể hoạt động hiệu quả mà vẫn không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp cần thực hiện hai nhóm hoạt động chính; đó là nhóm hoạt động nhằm xử lý ô nhiễm, bao gồm việc thực hiện các biện pháp hoặc sử dụng công nghệ, máy móc chuyên dùng

để thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải hoặc giảm thiểu mức độ ô nhiễm sau khi chúng đã được hình thành từ qúa trình sản xuất; và nhóm thứ hai là các hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động nhằm phòng ngừa ô nhiễm. Các hoạt động này gồm việc thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế ô nhiễm gây ra từ quá trình sản xuất ngay từ các khâu đầu tiên. Những hoạt động này sẽ góp phần loại bỏ hay hạn chế ô nhiễm ngay khi chúng còn chưa xuất hiện. Cụ thể:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cần hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải trong nội bộ các khu công nghiệp:

Toàn bộ nguồn nước thải của khu công nghiệp trước khi thải ra ngoài môi trường đều phải qua trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp. Theo định kỳ, các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp phải định giá

được tác động môi trường của khu công nghiệp, qua đó nắm chắc được tình trạng gây ô nhiễm môi trường của cả khu công nghiệp nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng để có các biện pháp kịp thời.

+ Ứng dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm do khí thải công nghiệp, sử

dụng công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường:

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai để đưa ra biện pháp kiểm soát ô nhiễm của doanh nghiệp như: ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn; lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tại nguồn ô nhiễm; xử lý chất thải tại các cơ sở

công nghiệp và dịch vụ bằng một số biện pháp như thay đổi thiết bị công nghệ để hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải.

+ Khống chế ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp/cụm công

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 162 - 177)