Các yếu tố và các chính sách để đạt được công bằng và tiến bộ xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 98 - 103)

II. CHẤT LƯỢNG CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘ I

2.2. Các yếu tố và các chính sách để đạt được công bằng và tiến bộ xã

giàu có về của cải vật chất, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng đầy

đủ, sung túc hơn. Cái đích hướng tới của tiến bộ xã hội phải là con người, là sự phát triển toàn diện của con người.

2.2. Các yếu t và các chính sách để đạt được công bng và tiến bhi hi

- Nhân t c kết và đồng thun xã hi

Hiểu một cách khái quát, đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí của

đa số thành viên trong xã hội về một vấn đề nào đó trên cơ sở những điểm tương đồng, trong lúc vẫn thừa nhận những điểm khác biệt với điều kiện không làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung.Đồng thuận xã hội là điều kiện khách quan cho sự tồn tại của mỗi một hệ thống chính trị - xã hội. Đó là một phương thức tập hợp lực lượng có tính khả thi nhất trong đời sống chính trị - xã hội của xã hội hiện đại. Sự tập hợp lực lượng đó dựa trên những tiêu chí mà các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng xã hội dù có lợi ích khác nhau nhưng vẫn có thể gắn kết

ở mức độ nhất định và vẫn bảo tồn được những đặc thù riêng của mình, không bị hoà tan, không biến thành người khác.

Trong đời sống xã hội, mỗi con người là một cá thể riêng tư, không ai giống ai. Chính cái “không ai giống ai” đó của mỗi cá thể làm nên sự phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ của xã hội. Đó cũng là tiền đề của phát triển, vì đa dạng hóa cấu trúc là một nhân tố thúc đẩy sự tiến hóa. Cho nên, tạo ra sự đồng thuận xã hội không phải là làm nghèo đi sự đa dạng, phong phú và khác biệt của từng thành viên làm nên cộng đồng xã hội đó, mà ngược lại, nếu mỗi một thành viên, mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội đều góp được vào cộng đồng những nét bản sắc riêng của mình thì sự đồng thuận xã hội được tạo ra nhờ sự

liên kết những lợi ích khác nhau ấy mới thực sự bền vững. Đây là yếu tố không thể thiếu đểđạt được công bằng và tiến bộ xã hội.

Muốn tạo ra cố kết và đồng thuận xã hội, chính sách quan trọng hàng đầu cần thực hiện là chính sách đại đoàn kết dân tộc nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở đảm bảo những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động. Trong xã hội, dân tộc và quốc tế có rất nhiều mối quan hệ lợi ích chồng chéo: cá nhân và tập thể, gia đình và xã hội, bộ

phận và toàn thể, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế…; vì vậy, chính sách

đại đoàn kết dân tộc cần phải tập trung giải quyết đúng đắn những mối quan hệ

lợi ích này. Theo đó, cần xây dựng một xã hội dân chủ với một nhà nước pháp quyền hoạt động có hiệu quả; xây dựng một nền kinh tế dựa trên các quyền tự

do về kinh tế; xây dựng một nền văn hóa cởi mở nhằm tạo động lực cho sự phát triển; đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như dân tộc (tộc người) và đoàn kết các dân tộc, tinh thần tự tôn dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo,…

- Nhân t phát trin kinh tế

Phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu mà các quốc gia, ở mọi thời kỳ, luôn luôn theo đuổi. Phát triển kinh tế bao gồm sự

tổng hợp của nhiều nhân tố như: tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập quốc dân tính trên đầu người tăng liên tục, mức sống của đại đa số dân cư được cải thiện, thành quả của tăng trưởng được phân phối một cách công bằng… Với ý nghĩa như trên, phát triển kinh tế, trong đó tăng trưởng kinh tế là cốt lõi, kết hợp với công bằng xã hội sẽ tạo ra sự phát triển tổng thể của quốc gia, của xã hội.

Gữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ tương tác

đặc biệt. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội được ví như “đôi cánh” của sự phát triển. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì không thể có sự phát triển bền vững. Báo cáo Phát triển Thế giới năm 1992 đã khẳng định: "Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế. Bảo đảm các quyền chính trị và công dân là một mục tiêu phát triển rộng hơn. Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát triển, nhưng bản thân nó là một đại diện rất không toàn vẹn của tiến bộ". Do tầm quan trọng của mối quan hệ nêu trên, chính sách kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội luôn luôn dành được sự ưu tiên của các chính phủ

cũng như cộng đồng quốc tế14.

Chính sách kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội có những nội dung khác nhau trong các hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, chính sách này thường tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

+ Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể kinh tế, mọi tầng lớp dân cư có cơ hội tiếp cận một cách công bằng với các yếu tố “đầu vào” của quá

14

Đối nghịch với tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra cảnh báo về 5 kiểu tăng trưởng cần phải tránh, nhưđã nêu trong Phần I của cuốn sách này.

trình sản xuất, kinh doanh; đồng thời được phân phối công bằng những kết quả

“đầu ra” của quá trình ấy dựa trên nguyên tắc phân phối thích hợp. Thí dụ, đối với Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, có thể thực hiện nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả

lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Thứ hai, thực hiện điều tiết thu nhập giữa những chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh sao cho đảm bảo sự hài hòa về thu nhập giữa các chủ thể này (thông qua chính sách tiền lương, tiền công, v.v.). Đồng thời, cần thực hiện chính sách phân phối lại thông qua các sắc thuế để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phân bổ hợp lý các khoản chi từ ngân sách này cho

đầu tư phát triển và cho tiêu dùng.

+ Thứ ba, cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức

đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau. Việc dành mức đầu tư cao hơn cho các vùng kinh tế động lực là rất cần thiết nhằm tạo ra những "đầu tàu" kinh tế, song cũng cần chú ý đầu tư thích đáng cho các vùng khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nhằm giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, từng bước khắc phục tình trạng "bất công tự nhiên" và bất công do lịch sử để lại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

+ Thứ tư, thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội.

+ Thứ năm, quan tâm thực hiện một số nội dung quan trọng khác như: xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động; hạn chế tình trạng thu nhập bất hợp lý, xử lý nghiêm minh các trường hợp thu nhập bất hợp pháp do tham nhũng, ăn cắp của công, buôn lậu, lừa đảo, đầu cơ trên thương trường…

- Nhân t văn hóa, nhân văn, nhân ái15

Tăng trưởng kinh tế, công bằng và tiến bộ xã hội trong xã hội hiện đại không thể tách rời với phát triển văn hóa. Bởi lẽ, ở bất kỳ xã hội nào, văn hóa có liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Văn hóa như chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội và kinh tế, chính trị - xã hội có

15 Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là sự hiểu biết và trí tuệ của con người, do con người sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử. Nó thể hiện trình độ phát triển của mỗi dân tộc, mỗi thời

đại và là sự kết tinh những giá trị cao quý, tốt đẹp nhất trong các mối quan hệứng xử giữa con người với con người, với xã hội và với tự nhiên. Cùng với thời gian, văn hóa đã làm nên bản sắc riêng cho từng quốc gia, dân tộc.

tác động trở lại đối với văn hóa. Trong mối quan hệ ấy, kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội; hệ thống chính trị là khoa học, nghệ thuật xây dựng đất nước; còn văn hóa - vốn mang bản chất nhân đạo, nhân văn và trí tuệ, là nền tảng tinh thần, nguồn năng lượng và động lực mạnh mẽ của phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị liên Chính phủ về chính sách văn hóa vì sự phát triển do UNESCO tổ

chức tại Xtốckhôm (Thụy Điển), từ ngày 30/3-02/4/1998, đã khẳng định: “Sự

sáng tạo văn hóa là động lực tiến bộ của loài người, sự đa dạng của văn hóa là kho tàng quý báu nhất của nhân loại và là một yếu tố cần thiết của sự phát triển... Sự phát triển của xã hội chính là sự phát triển của văn hóa, và sự thăng hoa của văn hóa là đỉnh cao nhất của sự phát triển”. Vì lẽ đó, văn hóa, nhân văn, nhân ái là nhân tố không thể thiếu của một xã hội phát triển, công bằng, văn minh.

Để văn hóa thực sự thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong lực lượng sản xuất, trong từng cá nhân có tri thức, trí tuệ, kỹ năng hoạt động, trong trình độ và năng lực tổ chức nhà nước, tổ chức cơ quan, trong doanh nghiệp…, chính sách văn hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chính sách phải gắn văn hóa với các hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa, đồng thời bảo đảm yêu cầu chính trị, tư

tưởng của hoạt động văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính sách văn hóa cần bảo đảm cho văn hóa thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Chính sách văn hoá phải khuyến khích tính sáng tạo trong mọi loại hình văn hoá, tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp cận và thực hiện các hoạt

động văn hoá cho tất cả công dân, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, tuổi tác hay sự khuyết tật về thể xác và lý trí, làm phong phú thêm bản sắc văn hoá và sự gắn bó của cả cộng đồng. Các chính sách văn hoá phải nhằm tới mục

đích tăng cường sự hội nhập xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả

mọi thành viên trong xã hội mà không có sự phân biệt đối xử. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự đối thoại giữa các nền văn hoá phải được coi như một mục tiêu cơ bản của các chính sách văn hoá và của các cơ quan văn hoá cảở tầm quốc gia và quốc tế; sự tự do thể hiện trên phạm vi toàn cầu là

điều kiện thiết yếu cho sự tương tác này và cho sự tham gia của các cá nhân và các cơ quan trên vào đời sống văn hoá.

- Nhân t xã hi

Nhân tố xã hội có hàm nghĩa rộng và là nhân tố không thể thiếu khi đề

nhân tố xã hội. Để đạt được công bằng và tiến bộ xã hội, mỗi quốc gia phải giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội như: giáo dục, y tế, dân số, việc làm, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, tệ nạn xã hội, tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội…; trong đó, an sinh xã hội16được coi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Ngày nay, các quốc gia cũng như cộng đồng thế giới đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập hệ thống an sinh xã hội có độ bao phủ rộng, đảm bảo cho mọi người dân đều được bảo vệ. Việc thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội sẽ góp phần bảo đảm thực hiện tốt an sinh xã hội.

Thực hiện chính sách xã hội trong nền kinh tế thị trường không phải là bao cấp, ban ơn hoặc cào bằng, bình quân mà trước hết phải phân phối hợp lý, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế làm nguyên tắc chủ yếu. Đi đôi với nó là phân phối tư liệu sản xuất, tạo công ăn việc làm, chăm lo y tế, giáo dục, chăm sóc giúp đỡ những người dễ bị tổn thương, nhóm yếu thế trong xã hội. Riêng về an sinh xã hội, do các đối tượng được hưởng an sinh xã hội thường rất đa dạng, hệ thống chính sách an sinh xã hội cần được mở rộng nhiều tầng nấc để có thể bao phủ hết những đối tượng này, bao gồm những chính sách chủ yếu sau đây:

(1) Chính sách ưu đãi xã hội nhằm bảo đảm mức sống ít nhất trên trung bình cho những người có công với nước.

(2) Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp một phần thu nhập của những người lao động lúc bình thường để dành chi tiêu cho những lúc gặp khó khăn (thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già...).

(3) Chính sách trợ cấp xã hội để trợ giúp những người yếu thế và dễ bị

tổn thương như người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi lang thang cơ

nhỡ...

(4) Chính sách cứu tế xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại nặng do thiên tai, địch họa hoặc rủi ro trong cuộc sống.

(5) Chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách" trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.

16 Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nhà nước không phải là chủ thể

duy nhất thực hiện chính sách xã hội. Bên cạnh nhà nước, chính sách xã hội cần được xã hội hóa để thu hút sự tham gia của nhiều chủ thể xã hội khác nhau, huy động các nguồn lực đa dạng trong xã hội nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)