Những thành tựu nổi bật

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 40 - 47)

II. HÀN QUỐC

2.1.Những thành tựu nổi bật

Hàn Quốc có dân số là 48,38 triệu người, bằng 56,2% so với dân số nước ta, song diện tích chỉ có 98.480 km2, bằng 27,4% diện tích nước ta. Trong lãnh thổ có tới 70% đất đai là đồi núi, diện tích gieo trồng hoa màu chỉ chiếm có 2,01% (%). Tài nguyên chỉ có một trữ lượng nhỏ khoáng sản như than, graphit, chì, tungsten, mô-lip-đen, không có dầu mỏ, khí đốt… Theo những gì người Hàn Quốc nói, nguồn tài nguyên họ có dồi dào nhất chỉ là tài nguyên nước và tài nguyên con người. Thế nhưng đất nước này đã nhanh chóng làm nên một Hàn Quốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những thành tựu khó hình dung trong thời kỳđầu tái thiết. GDP đứng thứ 10 trên thế giới, GDP/PPP bình quân

đầu người cao tới 29.000 USD. Tuổi thọ bình quân là 78,64 năm (nam-75,34 năm, nữ- 82,17 năm). Đóng góp vào GDP chỉ có 3% do nông nghiệp, trong khi có tới 39,4% do công nghiệp và 57,6% do dịch vụ. Cả nước có 24,22 triệu lao

động nhưng chỉ có 3% làm nông nghiệp, 17,3% làm công nghiệp và 75,2% làm dịch vụ.

Có thể tổng hợp các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong Bảng 2 dưới đây.

Bảng 2. Các giai đon phát trin ca nn kinh tế Hàn Quc

Viện trợ, sản xuất sử dụng nhiều lao động 19 1919 1950s50s50s50s 1960s1960s 1960s1960s 1970s1970s 1970s1970s 1980s1980s1980s1980s 1990s 1990s1990s1990s 2000s2000s2000s 2000s Bắt chước, công nghệ đơn giản, nhập khẩu máy móc cũ Công nghiệp năng Đồng hóa những sáng tạo nhỏ Nghiên cứu & phát triển Phát triển sản phẩm mới Tăng cường nghiên cứu và phát triển gfong khoa học Sáng tạo sản phẩm mới Tiên phong sáng tạo Nền kinh tế nông nghiệp Nền kinh tế đổi mới “Tăng trưởng chuyên sâu” N NN Nền kinh tế da trên các nhân t sn xut TTTTăng trng trng trng trưởng m rng” H H H Hướng ngooooại Chuy ChuyChuy

Chuyển sang nn kinh tế

da vào các nhân tốđổi

mi sang to

Hướng ngoi

Truyền thống Bắt kịp bằng cách sao chép Bắt kịp bằng cách đổi mới

Ở Thủ đô Seoul hay ở một số tỉnh khác sự phát triển không chênh lệch bao nhiêu. Tại mỗi tỉnh đều có một trường đại học quốc lập và những trường

đại học tư khác. Các khu công nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn và các viện nghiên cứu đầu ngành được tổ chức ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

nh 1. Chuyn đổi kinh tế ti Hàn Quc t năm 1945 – 2005

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Hàn Quốc

- Thứ nhất, một trong những đặc điểm nổi bật của chất lượng phát triển

kinh tế ở Hàn Quốc đó là đô thị hóa bền vững:

Đô thị hóa ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và là hệ

quả trực tiếp của quá trình này. Sau 5 năm đầu thực hiện đô thị hóa nhanh chóng, các thành phố lớn như Seoul, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối nam châm” khổng lồ thu hút nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khác nhau trên cả nước (Vũ Tuyết Loan, 2007). Chỉ trong vòng 15 năm (1975- 1990), các thành phố vệ tinh của Seoul đã tăng nhanh, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đây là một kỳ tích mà chưa quốc gia châu Á nào đạt được. Các thành phố vệ tinh của Seoul nằm cách trung tâm 40km, được nối bằng hệ thống tàu điện ngầm và đường cao tốc. Cho đến năm 1990, 45% dân số của Hàn Quốc tập trung sống ở vùng đô thị Seoul. Những khu định cư mới dành cho tầng lớp trung lưu được hình thành xung quanh Seoul từ sau năm 1980 như vùng Bun-dang, I-li-xan, Py-ung-chon, hình thành nên một khuynh hướng mới trong việc sử dụng các chung cư cao tầng.

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Hàn Quốc đã có những tác

động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đến quá trình đô

Growth trend in per capita GDP Liberation

fromJapanese colonial rule

Five year economic development plan 5,000 10,000 67 87 10,307 6,742 Per capita GDP($) 15,000 Financial crisis Financial crisis 2005 2000 1980 1962 1970 1997 1953 1990 1945 16,460 GDP bình quân đầu người (USSD) Thoát khi scai tr ca Nht Kế hoch phát trin kinh tế 5 năm Khng hong tài chính

Xu hướng tăng trưởng GDP bình quân đầu người

15,000

10,000

thị hóa nông thôn và tỷ lệ dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh hóa của

đất nước. Kinh tế đô thị phát triển đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn ven đô của các đô thị lớn. Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp.

Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế của các đô thị lớn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, thúc đẩy tỷ

trọng GDP ngày càng tăng. Chỉ tính riêng một số vùng đô thị lớn như Seoul, Pu-san và Kung-nam đã đóng góp 66% trong GDP của cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau hơn 35 năm đô thị hóa (1970 - 2007), Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể: xây dựng và phát triển những khu đô thị lớn, trung tâm công nghiệp khổng lồ với hơn 88% dân số sống ở đô thị. Đô thị hóa bền vững góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, gia tăng xã hội hóa giáo dục, dịch vụ

y tế và văn hoá xã hội, mở rộng quy mô và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ

tầng ở nông thôn. Hàn Quốc đạt được những thành công nhất định như vậy, trước hết phải kể đến vai trò chỉ đạo của Chính phủ trong việc tập hợp mọi nguồn lực trong nước cho công cuộc đô thị hóa đất nước. Thứ hai là những chiến lược phát triển cụ thể được vạch định phù hợp với khả năng của từng địa phương, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế, lấy mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu làm nhiệm vụ trọng tâm của mọi kế hoạch kinh tế. Thứ ba là vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống đã tạo nên một đội ngũ lao động giỏi, tính kỷ luật cao, một nền công nghiệp đồ sộ có cơ cấu quản lý chuyên biệt.

- Thứ hai, tập trung vào hệ thống Nghiên cứu và Phát triển (R&D):

Như đã nêu trên, Hàn Quốc là nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nên từ những ngày đầu phát triển kinh tế, Chính phủđã xác định không thể dựa vào những lợi thế cạnh tranh tĩnh truyền thống, như: nguồn lao động, vốn, và tài nguyên, mà cần tập trung xây dựng nền tảng cạnh tranh dựa trên những lợi thếđộng, như: chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ, đểđưa đất nước đi lên. Hàn Quốc là nước điển hình trong thúc đẩy phát triển công nghệ cao bằng các chính sách của Nhà nước. Các biện pháp chính sách của Hàn Quốc tập trung vào đầu tư cho hệ thống R&D và các đối tác của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (bao gồm các doanh nghiệp tư nhân địa phương, các doanh nghiệp quốc gia, phòng thí nghiệm nghiên cứu trong các trường đại học và các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ kể cả các cộng tác viên nước ngoài). Hệ

thống này hợp tác với nhau trong quá trình phát triển các Công Nghệ cao chiến lược.

nh 2. Các ch s phát trin R&D ca Hàn Quc

Chi phí cho R&D phân theo tổ chức (tỷ lệ phần trăm)

14.6 11.3 74.1 12.7 10 77.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Viện nghiên cứu nhà nước

Trường Đại học Doanh nghiệp

2000 2006

Nguồn: Viện nghiên cứu chính sách công nghiệp Hàn Quốc (KIEP), 2008.

0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 24.3 75.4 0.3 0 20 40 60 80

Government Industry Foreign

Chi phí R&D theo ngun (2006)

%

Chính ph Ngành Nước ngoài

nh 3: Trình độ ca nghiên cu viên theo loi hình t chc 8083 6887 1579 222 40256 22878 1835 954 11674 53615 98008 10607 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Tiến sĩ Thạc sĩ Kỹ sư/ cả nhân Khác Viện nghiên cứu nhà nước Trường đại học Doanh nghiệp

Nguồn: Viện nghiên cứu chính sách công nghiệp Hàn Quốc (KIEP), 2008.

Các chính sách về phát triển công nghệ cao được Chính phủ Hàn Quốc

đưa ra gồm "Phát triển tầm nhìn công nghệ cao", "Xây dựng kế hoạch tổng thể

và chính sách cho các chương trình công nghệ chiến lược", "Điều phối việc đầu tư, các chương trình và các dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

quốc gia", "Huy động và phát triển các chuyên gia và các tổ chức công nghệ"… Cùng với ngân sách của Chính phủ chi cho R&D là việc hình thành các quỹ

cho các chương trình công nghệ quốc gia. Chính phủđã hình thành cơ chế chia lợi nhuận đối với sở hữu trí tuệ (IPR) xuất phát từ các kết quả nghiên cứu của các chương trình nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ trước đây. Các quỹ công xuất phát từ tiền góp ban đầu của Chính phủ, lãi suất từ việc cho vay tiền của quỹ, tiền từ việc bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước. Có thể nói, các chương trình phát triển công nghệ của Hàn Quốc phụ thuộc mạnh mẽ vào chính sách và sự hỗ trợ từ chính quyền trung ương.

- Thứ ba, Hàn Quốc xây dựng được một cơ chế rất minh bạch, hiệu quả về quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp:

Trong quá trình đuổi kịp các nước tiên tiến, mục tiêu cụ thể là tích cực

đầu tư, tích lũy tư bản (nhưng tỷ lệ tiết kiệm ban đầu quá thấp phải vay nợ

trong thời gian dài), đồng thời bảo hộ các ngành công nghiệp còn non trẻ và

đẩy mạnh xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ và trả nợ. Như vậy vai trò của nhà nước rất lớn. Trong tình hình đó, ở nhiều nước khác, doanh nghiệp cấu kết với quan chức để được tiếp cận với vốn vay ưu đãi, với ngoại tệ khan hiếm và với các nguồn hỗ trợ cho xuất khẩu. Nạn tham nhũng dễ

phát sinh từ đó. Nhưng Hàn Quốc đã tránh được tệ nạn đó nhờ có cơ chế minh bạch, nhất quán, công minh có tính cách kỷ luật. Cụ thể là doanh nghiệp được nhận ưu đãi phải có nghĩa vụ tăng năng lực cạnh tranh, chẳng hạn phải xuất khẩu nhiều hơn trước, có đóng góp rõ ràng vào nền tảng đổi mới công nghệ,… Nếu không hoàn thành nghĩa vụ sẽ không được hưởng ưu đãi trong giai đọan sau. Nói chung, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau, đưa ra mục tiêu phấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đấu khả thi mới nhận được ưu đãi của nhà nước.

- Thứ tư, chỉ số phát triển con người (HDI) được cải thiện đáng kể:

Theo Báo cáo phát triển con người của UNDP, từ năm 1980 đến 2007 chỉ số HDI của Hàn Quốc tăng liên tục, từ 0,722 năm 1980 lên 0,937 năm 2007. Trong những năm qua, các kết quả về chỉ số HDI không ngừng tăng (như được thể hiện trong hình dưới đây)

nh 4: Xu hướng HDI

Năm 2007, Hàn Quốc xếp thứ 26/182 nước về chỉ số phát triển con người (theo dõi so sánh trong Bảng 3). Ở Hàn Quốc hầu như không có sự

chênh lệch về phát triển giới, chỉ số phát triển giới của Hàn Quốc là 0,926, bằng 98,8% so với chỉ số phát triển con người 0.937.

OECD Các nước CEE và CIS Châu M La tinh và Ca-ri-bê Đông Á và TBD Rp Nam Á Tiu vùng Saharen châu Phi

Bảng 3: Ch s phát trin con người ca Hàn Quc năm 2007

Giá trị HDI Tuổi th(tuọ trung bình

ổi) Tổng tỷ lệđi học kết hợp (%) GDP bình quân đầu người (PPP US$) 1. Na Uy (0,971) 1. Nhật (82,7) 1. Úc (114,2) 1. Liechtenstein (85.382) 24. Hồng Kông

(0,944) 23. Luxembourg (79,4) 7. Canada (99,3) 33. Slovenia (26.753) 25. Hy Lạp (0,942) 24. Vương quốc Anh

(79,3) 8. Na Uy (98,6) 34. Israel (26.315) 26. Hàn Quốc

(0,937) 25. Hàn Quốc (79,2) 9. Hàn Quốc (98,5) 35. Hàn Quốc (24.801) 27. Israel (0,935) 26. Hoa Kỳ (79,1) 10. Ireland (97,6) 36. Cyprus (24.789) 28. Andorra (0,934) 27. Hy Lạp (79,1) 11. Hà Lan (97,5) 37. Cộng Hòa Séc (24.144) 182. Niger (0,340) 176. Afghanistan (43,6) 177. Djibouti (25,5) 181. Cộng hòa Công-gô) (298)

Nguồn: Báo cáo Phát triển con người, UNDP, 2009.

Chính phủ Hàn Quốc rất mạnh tay cho việc đầu tư vào con người. Tỷ

trọng dành cho giáo dục vào cuối thập niên 1950 chỉ có dưới 10% ngân sách nhà nước, nhưng đã tăng liên tục lên 15-18% trong thập niên 1960, và 19-21% trong đầu thập niên 1980. Tỷ lệ học sinh cấp ba trong độ tuổi thanh thiếu niên tăng từ 34% năm 1965 lên 56% năm 1975 và 91% năm 1984. Tỷ lệ sinh viên

đại học trong thời gian đó là 6%, 10% và 26%.

Bất chấp kinh tế lún sâu vào khủng hoảng, mức đầu tư cho giáo dục của các gia đình ở Hàn Quốc đạt mức kỷ lục gần 40 ngàn tỷ won (29,6 tỷ USD) năm 2008. Theo số liệu được Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố ngày 29/3/2009, một nửa số tiền trên chi cho giáo dục tư và phần còn lại cho lĩnh vực công. Tổng mức đầu tư cho giáo dục của các gia đình Hàn Quốc năm 2008 tăng 7,7% so với năm trước đó và đạt mức cao chưa từng có trong điều kiện kinh tế khó khăn. Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ rất cao trong hai chỉ tiêu: tỷ lệ của sinh viên du học trên tổng số sinh viên trong nước và tỷ lệ

nguời du học trở về trên tổng số sinh viên đi du học. Thành quả này nhờ có các cơ chế liên quan đến việc thi tuyển và đãi ngộ người tài.

2.2.Một số thách thức với chất lượng tăng trưởng

Tuy nhiên, con đường phát triển của Hàn Quốc cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, vẫn gặp phải những vướng mắc cần khắc phục để đảm bảo chất lượng tăng trưởng bền vững. Cụ thể là:

- Nền kinh tế Hàn Quốc trong thập niên 1990 phải đối mặt với yêu cầu cải cách hệ thống kinh tế, tuy nhiên những nỗ lực cải cách và tái cơ cấu của chính phủ chưa hẳn thành công. Việc khuyến khích các doanh nghiệp tập trung

đầu tư vào những ngành công nghiệp được định sẵn buộc các thể chế tài chính luôn phải dự trữ sẵn ngân quỹ. Do đó, sự tồn tại sống còn của các thể chế tài chính luôn được đảm bảo bất kể thông lệ quản lý của họ ra sao. Tương tự, các tập đoàn (chaebols) có sự hậu thuẫn về chính trị cũng được hưởng quá nhiều ưu tiên.

- Cơ chế phân bổ nguồn lực theo toàn quyền quyết định của chính phủ, chứ không căn cứ theo những nguyên tắc thị trường, đã tạo nên những hạn chế

khi nền kinh tế phát triển lớn hơn và cần tăng cường tính tự chủ của thị trường. Do vậy, xét trên một số phương diện, chính phủđã kìm hãm tính hiệu quả cũng như giảm tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế.

- Việc tối đa hóa lợi nhuận không được các công ty thực hiện thông qua mở của cạnh tranh thị trường, mà tìm kiếm ảnh hưởng chính trị và kinh tế, đôi khi dẫn đến hậu quả vi phạm hoặc thiếu tôn trọng quy định pháp luật.

- Dù đã thúc đẩy toàn cầu hóa và mở ra cuộc cách mạng thông tin từ đầu thập niên 1990, các chính sách của chính phủ vẫn chưa hoàn toàn tạo điều kiện

để hệ thống kinh tế của Hàn Quốc hội nhập môi trường quốc tế mới. Thực tế là việc nền kinh tế Hàn Quốc bị giảm năng lực cạnh tranh dài hạn đã ngày càng bộc lộ rõ khi những điều kiện thị trường quốc tế không còn thuận lợi. Ví dụ, giá xuất khẩu giảm mạnh vào năm 1996 khiến một số ngành công nghiệp ở Hàn Quốc rơi vào đình trệ, gây tổn hại nghiêm trọng đến những doanh nghiệp nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 40 - 47)