Các giải pháp then chốt nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 81 - 94)

I. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.5. Các giải pháp then chốt nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng

Từ những phân tích trên đây, kết hợp với việc xem xét bối cảnh kinh tế

trong nước, khu vực và thế giới, có thể cho phép dựng lên bức tranh thực trạng tổng thể hiện nay của nền kinh tế Việt Nam theo sơ đồ SWOT với những nét chính như sau (Bảng 19):

Bng 19. Tng hp đim mnh, đim yếu, cơ hi và thách thc (SWOT) ca nn kinh tế Vit Nam

Đim mnh

Xu thế thị trường – mở cửa, hội nhập quốc tế là không thể đảo ngược. Đà tăng trưởng cao. Thế và lực phát triển mới.

Ổn định chính trị - xã hội. Lợi thếđịa – chiến lược11.

Dân sốđông, trẻ; lao động rẻ, chăm chỉ. Thị trường trong nước tương đối lớn. Tài nguyên thiên nhiên (phong cảnh, khí hậu, khoáng sản) đa dạng, đặc thù.

Tiềm năng tăng trưởng cao còn lớn (dư địa cải cách thể chế, nguồn lực chưa được sử dụng).

Nền kinh tế đã sớm vượt qua khủng hoảng và đang hồi phục khá rõ rệt.

Đim yếu

Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp. Tiềm lực kinh tế - tài chính mỏng (nghèo).

Kết cấu hạ tầng kém, công nghệ lạc hậu. Cơ cấu công nghiệp: giá trị gia tăng thấp, thiếu công nghiệp phụ trợ.

Lao động dư thừa, trình độ thấp, tính kỷ

luật thấp và năng suất thấp.

Lệ thuộc nhiều vào nước ngoài (nhất là về xuất nhập khẩu, đầu tư).

Cấu trúc thị trường không đồng bộ, bị

chia cắt, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng.

Nhà nước “thừa” và “thiếu”; phối hợp chính sách kém hiệu quả.

Khu vực doanh nghiệp (tư nhân) yếu. Sức cạnh tranh yếu, chậm cải thiện.

Cơ hi

Bước chuyển thời đại: toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, tạo khả năng nhập cuộc và nhảy vọt cơ cấu (về công nghệ, sản phẩm...).

Khu vực Đông Á tăng trưởng và liên kết mạnh: mở rộng cơ hội thị trường “ngách”.

Triển vọng hội nhập (cải cách thể chế, áp lực cạnh tranh và mở rộng thị trường). Triển vọng FDI vào Việt Nam khá dồi

Thách thc Tốc độ cao + bất ổn thị trường >< mục tiêu bền vững + năng lực quản trị phát triển. Các đối thủ cạnh tranh mạnh (Trung Quốc, Ấn Độ,…). Tháo gỡ các “điểm nghẽn” tăng trưởng (kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính). Việc làm đầy đủ >< hiện đại hóa.

Đô thị hóa tương ứng với công nghiệp

11 Lợi thếđịa – chiến lược của Việt Nam tổ hợp từ một loạt yếu tố, trong đó hai yếu tố quan trọng nhất là: (1) Nút giao thoa của một vùng tăng trưởng nhanh và năng động nhất thế giới – Đông Á, gần kề hai nền kinh tếđang nổi lên là hai động lực tăng trưởng mạnh nhất của thế

giới (Trung Quốc và Ấn Độ); (2) Là quốc gia – biển, nằm tại tuyến hải hành quan trọng nhất thế giới.

dào.

Tái cấu trúc nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng.

hóa.

Vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế

(bao gồm tái cấu trúc nền kinh tế).

Vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là làm thế nào để

phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội để vượt qua thách thức, hướng đến hoàn thành các mục tiêu phát triển, trong đó có mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp then chốt được đưa ra như

sau:

- Điu chnh mô hình tăng trưởng kinh tế

Yêu cầu căn bản hiện nay là Việt Nam cần điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế, hướng tới mô hình hiện đại. Mô hình tăng trưởng hiện đại đặt các mục tiêu chất lượng (cơ cấu, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, vị thế của nền kinh tế trong hệ thống phân công lao động quốc tế và khu vực,...) lên vị trí ưu tiên hàng đầu so với các mục tiêu tăng trưởng sản lượng (tốc độ tăng GDP, tiết kiệm, đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu,...). Vì vậy, một trong những nội dung đổi mới tư duy quan trọng nhất hiện nay là cần chuyển nhanh và triệt để từ tư duy chính sách coi “tốc độ tăng trưởng cao là ưu tiên hàng đầu và phải đạt được bằng mọi giá” sang tư duy nhấn mạnh trước hết hiệu quả, năng lực cạnh tranh và vị thế quốc tế của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam. Cụ thể, mô hình đó phải bảo đảm cho nền kinh tế: (1) Năng lực cạnh tranh để tồn tại trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế; (2) Phát triển bền vững, nhảy vọt để rút ngắn quãng thời gian phát triển so với các nước đi trước, đưa nền kinh tế thoát khỏi tụt hậu; và (3) Làm cho dân giàu (đông đảo nhân dân được hưởng thành quả tăng trưởng), nước mạnh (mục tiêu tối cao).

Cụ thể hơn, để đảm bảo điều chỉnh mô hình tăng trưởng thành công, cần tập trung vào một sốđiểm nhấn quan trọng sau đây:

+ Một là, trong dài hạn, cần chấm dứt quan điểm phải đạt được tốc độ

tăng trưởng nhanh bằng mọi giá theo mô hình tăng trưởng nhờ khai thác chiều rộng, tăng trưởng nhờ dốc sức vào tăng khối lượng vốn đầu tư và vào khai thác tài nguyên; chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào hiệu quả và bền vững, tập trung nhiều hơn, quyết liệt hơn vào mục tiêu chất lượng dài hạn, năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Hai là, cần nâng chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học và công nghệ, tăng cường tác dụng của nhân tố TFP, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,

tăng năng suất lao động, hướng hoạt động của nền kinh tế theo các ngành, các lĩnh vực tạo nhiều giá trị gia tăng, giảm chi phí trung gian, chủ động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có dung lượng công nghệ cao trên cơ sở

khai thác triệt để lợi thế của đất nước và thực hiện đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.

+ Ba là, phải có tầm nhìn dài hạn trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Các nhà hoạch định chính sách phát triển cần hướng đến các chính sách nhằm tạo ra, duy trì và củng cố các cơ sở phát triển dài hạn như vốn nhân lực, kết cấu hạ

tầng kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối, không dựa trên cơ sở vay mượn. Theo thông điệp này, có thể phải chấp nhận tạm thời trong một số năm trước mắt nền kinh tế không đạt được tốc độ phát triển cao như kỳ vọng vì phải dốc sức vào việc tạo lập và củng cố cơ sở phát triển dài hạn, nhưng suốt cả giai

đoạn dài sau đó, nền kinh tế nhất định đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững.

+ Bốn là, gắn tăng trưởng kinh tế với việc tạo tác động lan tỏa tích cực

đến các đối tượng chịu ảnh hưởng: Hướng tăng trưởng kinh tế tới các mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, vấn đề quan trọng không phải là bám đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh mà là duy trì một mục tiêu tăng trưởng hợp lý trong mối quan hệ ràng buộc với những điều kiện về tài nguyên môi trường và các vấn đề xã hội.

+ Năm là, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Cần có chính sách tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và năng động, bảo đảm sự phát triển

đồng bộ các thị trường, phân định hợp lý vai trò của Nhà nước với thị trường, phân công và phối hợp chức năng tốt giữa các chủ thể thị trường mà quan trọng nhất là các thành phần và khu vực kinh tế, một hệ thống thuế đơn giản và có

định hướng khuyến khích rõ ràng, một hệ thống ngân hàng thương mại hoạt

động theo nguyên tắc không thiên vị xuất xứ thành phần của doanh nghiệp.

- Thc hin tái cu trúc nn kinh tế

Tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay đang là xu hướng phổ biến trên thế giới, từ các nền kinh tế quốc gia đến nền kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, tái cấu trúc nền kinh tế là yêu cầu cấp bách để chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ

chiều rộng sang chiều sâu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Đề ánTái cấu trúc kinh tế với 7 nội dung cơ bản, gồm: (1) Cơ cấu lại hệ thống ưu đãi; (2) Đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; (3) Phát triển kết nối vùng; (4) Nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước; (5) Cải thiện

chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài; (6) Khuyến khích phát triển nông thôn và tổ chức cuộc sống nông thôn theo hướng hiện đại; và (7) Nâng cao chất lượng thể chế, năng lực hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật.

Trên đây đều là những vấn đề lớn, đòi hỏi quá trình thực hiện lâu dài và sự nỗ lực của tất cả các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần sớm cụ thể hóa các nội dung về tái cấu trúc nền kinh tế

trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 cũng như trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách cần đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả và hiệu lực cao, nhằm sớm đạt được các mục tiêu

đề ra.

- Thc hin công nghip hóa – hin đại hóa theo kiu “rút ngn”, kết hp vi phát trin kinh tế tri thc

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực hiện quá trình CNH-HĐN đất nước theo kiểu rút ngắn, kết hợp với phát triển kinh tế tri thức. Để thực hiện thành công quá trình này, cần giải quyết tốt những vấn đề quan trọng sau đây:

+ Thứ nhất, về bước đi, cần kết hợp tuần tự với nhảy vọt, tạo những đột phá ở những ngành và vùng trọng điểm, dẫn tới bước nhảy vọt trong toàn nền kinh tế. Một mặt tận dụng cơ sở vật chất hiện có, tận dụng lao động, sử dụng tri thức mới, cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Giải quyết mâu thuẫn giữa lao động và công nghệ bằng cách dùng tri thức mới mở rộng ngành, nghề, đa dạng hoá sản phẩm, tạo việc làm mới.

Mặt khác đi thẳng vào hiện đại, sử dụng công nghệ cao và phương pháp tổ

chức quản lý tiên tiến nhất để phát triển nhanh những lĩnh vực, những ngành có lợi thế, các vùng kinh tế mũi nhọn, tạo thành đầu tàu dẫn dắt toàn nền kinh tế đi lên. Phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu kinh tế mở… cùng với các chính sách ưu đãi thu hút mạnh các công ty xuyên quốc gia có thế

mạnh nhất hiện nay về công nghệ đầu tư vào Việt Nam để nhanh chóng tạo thành những ngành, vùng mũi nhọn đi tiên phong vào kinh tế tri thức.

+ Thứ hai, thực hiện sự chuyển hướng chiến lược về cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành sản xuất và dịch vụ dựa vào công nghệ mới, công nghệ

cao, giá trị gia tăng cao, tăng nhanh hàm lượng tri thức trong GDP, giảm các ngành tiêu hao nhiều vật liệu, năng lượng; tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu chế biến, nhất là chế biến bằng công nghệ mới.

+ Thứ ba, sử dụng tri thức mới, công nghệ mới, phương pháp mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động đểđổi mới cách làm việc, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các ngành, các lĩnh vực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Thứ tư, tăng cường sử dụng tri thức để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xã hội nông thôn. Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ và phương pháp tổ chức quản lý mới nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; sử dụng công nghệ

mới để phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn; hiện đại hóa các làng nghề

truyền thống, nhanh chóng đưa tỷ lệ giá trị công nghiệp và dịch vụ chiếm đa số

trong GDP ở nông thôn. Phát triển nhanh các khu nông nghiệp công nghệ cao, tạo sự đột phá trong phát triển nền nông nghiệp tri thức. Khâu then chốt là phát triển giáo dục và đào tạo nghề ở nông thôn, phát triển mạng thông tin để đưa thông tin và tri thức đến tận người dân, giúp dân nắm bắt công nghệ mới, tiếp cận thị trường, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Có chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ở nông thôn. Tạo sự liên kết chặt chẽ nông dân, doanh nghiệp với khoa học.

+ Thứ năm, đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ truyền thống. Nhanh chóng hiện đại hóa các ngành công nghiệp then chốt: ngành cơ khí chế

tạo máy chuyển sang số hóa, tự động hóa, sử dụng công nghệ cơ- quang- điện tử, trở thành ngành công nghiệp tri thức, tạo nền tảng cho hiện đại hóa các ngành công nghiệp khác. Sử dụng công nghệ mới nhất phát triển các ngành công nghiệp chế biến, làm gia tăng gấp bội giá trị xuất khẩu; hạn chế tối đa xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm thô. Các ngành tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch… phát triển thành những ngành kinh tế tri thức tạo giá trị

lớn trong GDP. Các ngành dịch vụ công: giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe cũng trở thành những ngành kinh tế tri thức có giá trị gia tăng rất cao.

+ Thứ sáu, ưu tiên tập trung các nguồn lực để phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô v.v…) để trở thành những ngành mũi nhọn chiến lược có tỷ lệ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP, làm động lực thúc đẩy phát triển toàn bộ

+ Thứ bẩy, ngăn chặn xu thế nhập công nghệ lỗi thời đang được các nước phát triển tìm cách "chuyển giao" cho các nước đang phát triển; mà hậu quả nghiêm trọng nước ta đã từng gánh chịu. Thu hút đầu tư nước ngoài phải gắn với chuyển giao công nghệ, tri thức mới. Đề phòng đầu tư nước ngoài gắn với công nghệ lỗi thời. Khắc phục khuynh hướng coi nặng khối lượng vốn đầu tư mà nhẹ về chuyển giao tri thức. Đầu tư nước ngoài phải kích thích nâng cao trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, không kìm hãm sự

phát triển các doanh nghiệp trong nước.

- Tiếp tc hoàn thin th chế kinh tế th trường định hướng XHCN

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, nhằm tạo lập thể chếđúng, tạo thuận lợi, tăng động lực, phát huy sức mạnh và tiềm năng của nền kinh tế, của doanh nghiệp, của nhân dân. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp này, cần thực hiện một sốđịnh hướng lớn sau đây:

+ Thứ nhất, tiếp tục làm rõ nội hàm cơ bản của thể chế kinh tế thị trường

định hướng XHCN: đặc biệt một số vấn đề cơ bản liên quan đến bản chất của "kinh tế thị trường định hướng XNCH" như: công cụ thực hiện kinh tế thị

trường, các vấn đề liên quan đến sở hữu, vai trò của Nhà nước,... cần sớm được làm sáng tỏ và được thể chế hóa.

+ Thứ hai, hoàn thiện khung pháp luật cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: đó là khung pháp luật về sở hữu (trong đó có việc làm rõ nội hàm cụ thể của sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và xác định rõ quyền của chủ

sở hữu, quyền của người sử dụng, cơ chế quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân,...); khung pháp luật bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với cam kết quốc tế; xác định nguyên tắc và làm rõ giới hạn của sự can thiệp của Nhà nước bằng các biện pháp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng khung pháp luật

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)