Khái niệm về công bằng xã hội và tiến bộ xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 94 - 98)

II. CHẤT LƯỢNG CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘ I

2.1. Khái niệm về công bằng xã hội và tiến bộ xã hội

- Công bng xã hi

Công bằng xã hội là một khái niệm có tính lịch sử cụ thể, nó có nội hàm khác nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Hiểu một cách khái quát, “Công bằng xã hội là khái niệm nói tới một xã hội đạt được sự công bằng

ở mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Đó là một xã hội có thể cho phép mọi cá nhân và nhóm xã hội được đối xử công bằng và thừa hưởng công bằng những lợi ích của xã hội” (Từ điển Wikipedia)12. Trong khái niệm này, các thuật ngữ

“Đối xử công bằng” và “Thừa hưởng công bằng” cũng có thể được diễn giải theo các nghĩa khác nhau ở những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau.

Công bằng xã hội cũng có thể được hiểu là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc: cống hiến về vật chất và tinh thần ngang nhau cho sự phát triển xã hội thì được hưởng thụ ngang nhau những giá trị vật chất và tinh thần do xã hội tạo ra, phù hợp với khả năng hiện thực của xã hội.

Đó là những giá trị cơ bản trong các quan hệ xã hội như: quan hệ giữa mức độ

lao động và mức độ thu nhập; quan hệ giữa quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền định đoạt sự sản xuất và phân phối; quan hệ giữa mức độ phạm tội và mức độ bị trừng phạt; quan hệ giữa các thành viên của xã hội có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, mức độ phát triển trí lực khác nhau và cơ hội khác nhautham gia vào quá trình giáo dục, khám chữa bệnh, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao...

Thừa nhận nội dung cơ bản nhất của công bằng xã hội là xử lý hợp lý nhất quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định, các nhà kinh tế học thường sử dụng hai khái niệm về công bằng, gồm: (1) Công bằng theo chiều ngang, tức là đối xử như nhau với người có đóng góp như

nhau; và (2) Công bằng theo chiều dọc, tức là đối xử khác nhau với người có khác biệt bẩm sinh hoặc có điều kiện xã hội khác nhau (do khả năng và kỹ năng lao động khác nhau, cường độ làm việc khác nhau, sự khác nhau về nghề

nghiệp, sự khác nhau về giáo dục và đào tạo, thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau, gánh chịu rủi ro khác nhau…).

Như vậy, có thể hiểu bản chất của công bằng xã hội là sự tương xứng (sự

phù hợp) giữa một loạt các khía cạnh khác nhau trong quan hệ giữa cái mà cá nhân, nhóm xã hội làm cho tập thể, cho xã hội hoặc cho cá nhân, cho nhóm xã hội khác với cái mà họ được hưởng từ tập thể, xã hội hay từ cá nhân, nhóm xã hội khác. Cái mà cá nhân làm có thể là điều tốt lành cho xã hội (lao động, cống hiến, nghĩa vụ, công lao...) hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội (thí dụ, tội phạm...). Còn cái mà cá nhân được hưởng có thể là tiền công, phần thưởng, quyền lợi, địa vị xã hội, sự đánh giá, ghi công của xã hội... và cũng có thể là sự trừng phạt bằng những hình thức từ thấp đến cao.

Ngày nay, công bằng xã hội được xem xét ở nhiều phương diện như: kinh tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức, văn hóa, xã hội... Trong đó, yếu tố có tính nền tảng là công bằng về phương diện kinh tế, tức là sự phù hợp tương xứng giữa lao động, đóng góp của cá nhân, nhóm xã hội vào quá trình sản xuất với sự hưởng thụ những kết quả của quá trình sản xuất ấy. Một biểu hiện cụ thể

của công bằng xã hội về khía cạnh kinh tế là công bằng phân phối (chủ yếu về

thu nhập và phúc lợi xã hội). Khía cạnh chính trị, pháp quyền của công bằng xã hội là sự tương xứng, chẳng hạn, giữa công lao của những người đi chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc với sự đánh giá, ghi công, đền đáp của xã hội, hoặc giữa sự thiệt hại mà cá nhân gây ra cho xã hội với những hình phạt của xã hội đối với họ. Ngoài ra, công bằng xã hội còn được xem xét ở nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội, cụ thể

như:

+ Công bằng về thể lực nhờ hệ thống y tế có khả năng bảo đảm cho sức khỏe của mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ; quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội; thực hiện bảo hiểm y tếđến toàn dân.

+ Công bằng về học vấn và kỹ năng nghề nghiệp nhờ hệ thống giáo dục và đào tạo có khả năng bảo đảm cho mọi người dân ai cũng được học hành; người nghèo được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ có cơ hội học tập; phát triển các trường phổ thông nội trú dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với những học sinh có năng khiếu nhưng hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở bậc cao…

+ Công bằng về quyền lao động, bao gồm công bằng về quyền có việc làm và quyền tự do lựa chọn việc làm, đảm bảo rằng mọi người lao động đều

được tuyển dụng, đều được làm việc để sinh sống và cống hiến. Công bằng về

trong lập nghiệp và hành nghiệp của người lao động. Theo đó, người lao động

được làm việc trong môi trường tốt, được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nghiệp, có cạnh tranh, thi đua lành mạnh, và được thưởng công xứng

đáng về những thành quảđạt được trong lao động.

+ Công bằng về các quyền con người và quyền công dân, có nghĩa là

đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện các quyền cơ bản của con người như: quyền tự do tư tưởng; các quyền tự do chính trị (bao gồm quyền đại diện tại các thể chế dân chủ, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền tự do hội họp); quyền tự do lập hội; và các quyền tự do khác theo quy định của pháp luật. Công bằng về các quyền con người cũng có nghĩa là bảo đảm sự công bằng cho mọi người dân trong việc tham gia các quyết định của nhà nước và kiểm tra công việc của nhà nước.

+ Công bằng trong tiếp xúc và giao lưu với thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, người dân của mỗi quốc gia ngày càng có nhiều cơ hội quan hệ, giao lưu với thế giới về công việc hoặc đời sống. Có thể nói rằng đây là những cơ

hội quan trọng để phát triển bản thân. Vì vậy, mỗi người dân hoặc nhóm xã hội cũng cần được đảm bảo sự tiếp cận công bằng với những cơ hội này.

Như đã nêu trên đây, công bằng xã hội là một khái niệm có tính lịch sử

cụ thể, bên cạnh đó nó còn là một khái niệm có sự phát triển. Lịch sử loài người là lịch sử phấn đấu không mệt mỏi cho sự công bằng và đi đến công bằng xã hội từ cấp thấp đến cấp cao, từ cho số ít đến cho số nhiều và cho mọi người. Một xã hội nhân đạo và công bằng phải là một xã hội tạo ra cho mọi người có những cơ may để họ tự phát triển, đem lại hạnh phúc cho bản thân họ

và có những đóng góp cho xã hội. Xã hội không thể lo đời sống một cách tỉ mỉ, cụ thể cho từng thành viên, nhưng xã hội có thể tạo điều kiện để mọi người tự

lo cho cuộc sống của mình.

- Tiến b xã hi

Trong các tài liệu lý luận mácxít, khái niệm tiến bộ thường được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với các khái niệm vận động và phát triển. Vận động – phát triển – tiến bộ là hệ thống các khái niệm phản ánh những trình độ vận

động khác nhau của toàn bộ thế giới khách quan với tính phức tạp, đa dạng của nó – từ các dạng vật chất vô cơ đến các dạng vật chất hữu cơ, từ giới tự nhiên vô sinh đến thế giới hữu sinh và xã hội loài người.

Tuy nhiên, trong các tài liệu lý luận và các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, do tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong lý luận phương Tây

hiện đại, khái niệm tiến bộ xã hội ít được sử dụng so với khái niệm phát triển. Người ta dùng khái niệm phát triển với nhiều nội hàm của khái niệm tiến bộ. Trong lý luận hiện đại, tăng trưởng – phát triển – phát triển bền vững là hệ

thống các khái niệm phản ánh sự tiến bộ kinh tế - xã hội trong đời sống xã hội. Với bản thân khái niệm tiến bộ xã hội thì nội hàm của nó biểu hiện khá rõ và gần như luôn luôn được xác định. Trong nhiều ngôn ngữ, tiến bộ đều bắt nguồn hay được đối chiếu với gốc từ tiếng Latinh: progressus, nghĩa là vận

động tiến lên phía trước; là một kiểu, một khuynh hướng phát triển được đặc trưng bởi bước chuyển từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, nói đến tiến bộ xã hội, người ta thường hiểu là tiến bộ trong xã hội, của xã hội, thuộc về xã hội.

Theo các tác giả Ngô Văn Dụ - Hồng Hà – Trần Xuân Giá13, tiến bộ xã hội là một khái niệm phản ánh sự vận động của xã hội từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, là sự vận động của xã hội loài người từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, hoàn thiện hơn, cả về cơ sở

hạ tầng kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng về pháp lý, chính trị và các hình thái ý thức xã hội. Lịch sử loài người nói chung bao giờ cũng vận động theo hướng tiến bộ, mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một nấc thang của tiến bộ xã hội.

Cụ thể hơn, trong bối cảnh kinh tế - xã hội của nước ta, tiến bộ xã hội có những tiêu chí sau đây:

+ Lực lượng sản xuất phát triển với hàm lượng khoa học ngày càng cao và với quan hệ sản xuất phù hợp; kinh tế tăng trưởng nhanh, có chất lượng cao và bền vững.

+ Quyền làm chủ của nhân dân đối với mọi mặt đời sống xã hội được bảo đảm; Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh. Dân chủđược phát huy; kỷ luật, kỷ cương được tôn trọng.

+ Văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệđược mở mang, trình độ dân trí phát triển, quan hệ giữa con người với con người lành mạnh, những thói hư, tật xấu và tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Đây là thước đo trí tuệ

và đạo đức của tiến bộ xã hội.

+ Môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện.

13 Ngô Văn Dụ - Hồng Hà - Trần Xuân Giá (2006), Tìm hiu mt s thut ng trong Văn

+ Con người có điều kiện từng bước phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo

đức, nghề nghiệp; có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc; được cống hiến và hưởng thụ công bằng thành quả của sự phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)