Những yếu kém trong thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 110 - 122)

II. CHẤT LƯỢNG CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘ I

2.4. Những yếu kém trong thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội

Cho dù đã đạt những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, sự bất công bằng trong xã hội vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là về thu nhập, về thụ hưởng những lợi ích của sự phát triển, về chênh lệch trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, các cơ hội phát triển… giữa các tầng lớp xã hội, các địa phương khác nhau. Tỷ lệ nghèo đói trong dân cư, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn cao. Người nông dân, chiếm tỷ lệ lớn trong dân số nước ta, vẫn chịu nhiều thua thiệt trong phát triển, trong

đó đáng lưu ý là những người nghèo, người bị mất đất sản xuất và chưa được

đào tạo nghề để ổn định cuộc sống. Công nhân và một bộ phận trí thức cũng gặp không ít khó khăn trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong việc tiếp cận với các cơ hội phát triển.

- V công bng cơ hi

Trong những năm đổi mới, tăng trưởng GDP bình quân của nước ta đạt trên 7%/năm, một tỷ lệ tăng khá cao so với thế giới và khu vực, nhưng tiến bộ

và công bằng xã hội tăng bao nhiêu phần trăm thì chúng ta không thống kê

được, dù là ước tính. Qua hơn 20 năm đổi mới, vấn đề phát triển kinh tế đã đạt

được những thành tựu to lớn, trong khi đó vấn đề xã hội (trong đó có tiến bộ và công bằng xã hội) chưa phát triển tương xứng, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố

gắng giải quyết vấn đề bức bách này.

Không thể phủ nhận những chuyển biến tích cực trong việc cải thiện tình hình công bằng xã hội, tuy nhiên vẫn còn không ít vấn đề bất cập gây cản trở

cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân. Cụ thể, theo Báo cáo Phát triển con người Việt Nam về vấn đề nghèo đói và tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, trong số trên 10.000 xã của cả nước, có 1.498 xã thuộc diện nghèo

đói, 687 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 591 xã thiếu phòng học cấp phổ thông cơ sở, 445 xã chưa có trạm y tế hoặc có trạm y tế bị xuống cấp nghiêm trọng, 760 xã chưa có chợ, 941 xã chưa có điện, 594 xã có tỷ lệ trên 50% dân cư thiếu nước sạch, dân cư chủ yếu sản xuất theo tập quán, năng suất lao động thấp, chi phí vận chuyển cao.

Hệ thống y tế phát triển hơn nhưng tình trạng quá tải tại các bệnh viện lớn còn rất phổ biến. Chi phí y tế cao, vì thế nhiều người nghèo có nhu cầu

khám, chữa bệnh chưa tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Các bệnh viện công và tư hiện nay đang rơi vào tình trạng chỉ phục vụ tốt cho những người có khả

năng chi trả, trong khi đó lại thờ ơ với việc phục vụ miễn phí cho người nghèo. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có cơ chế bảo trợ cho người dân để đương đầu với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Theo phân tích của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hiện nay người giàu sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại tuyến tỉnh trở lên cao gấp 7 lần người nghèo.

Về khả năng tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và đào tạo, nhiều nông dân trẻ, con em nhà nghèo, nhất là ở những xã nghèo miền núi, vùng dân tộc, không có điều kiện để học chữ, học nghề, không có điều kiện để tiếp cận và thừa hưởng nền giáo dục có chất lượng cao. Từ đó, họ rất khó kiếm được việc làm với năng suất và mức thu nhập tốt hơn, không thể tự nâng trình độ và năng lực của bản thân mình. Trong khi đó, dân cư đô thị được tiếp cận nền giáo dục và đào tạo có chất lượng cao, thậm chí con cái những gia đình khá giả có điều kiện tiếp cận với nền giáo dục hiện đại ở nước ngoài.

Các cơ hội đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác chủ yếu thuộc về những người giàu có. Theo số liệu thống kê, hiện có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo về các khoản chi phí ngoài ăn uống. Nhóm 20% số hộ giàu có mức chi phí ngoài ăn uống cao gấp 7,6 lần so với nhóm 20% số hộ nghèo. Trong đó, chi phí về giáo dục cho bậc tiểu học và trung học cơ sở gấp 5 lần, chi phí cho học thêm gấp 30 lần; chi phí về nhà ở, điện nước gấp 10,6 lần; chi thiết bị đồ dùng gia đình gấp 7,8 lần; chi

đi lại và bưu điện gấp 16 lần; chi văn hóa, thể thao, giải trí gấp 104 lần… Như

vậy, kinh tế thị trường dường như tạo điều kiện và cơ hội cho người giàu nhiều hơn trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, vui chơi giải trí…; ngược lại, người có thu nhập thấp càng gặp khó khăn hơn trước sự bùng phát của vô số các loại hình dịch vụ.

- V công bng phân phi

Tuy đã có những cải thiện cơ bản về chế độ phân phối, song việc thực hiện phân phối theo nguyên tắc thị trường ở nước ta cho đến nay còn nhiều hạn chế và chưa triệt để. Những cuộc cải cách, đặc biệt cải cách tiền lương còn mang tính nửa vời. Điều đó làm rối loạn khâu phân phối, thu nhập bằng lương còn mang nặng dấu ấn bình quân, chênh lệch giữa các mức lương rất nhỏ, xét về mặt giá trị không đáng kể. Mức lương còn quá thấp khiến không một ai trong xã hội có thể sống chỉ bằng lương. Theo kết quả tính toán tiền lương mới

chỉ tương đương 30% giá trị lao động bỏ ra, vì vậy, buộc mọi người phải tìm cách làm thêm dù rằng công việc đó trái với đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

Hệ thống thuế đã qua hai lần cải cách và nhiều lần sửa đổi nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay thuế chưa bao quát được hết các nguồn thu và tính công bằng chưa cao. Thuế thu nhập còn đóng góp phần quá nhỏ trong thu ngân sách. Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp từ các loại thuế, phí và các loại

đóng góp khác nhau ở khu vực nông thôn đang tạo ra gánh nặng cho nhiều hộ

gia đình có thu nhập thấp.

Hệ thống an sinh xã hội đang phát triển, nhưng mạng lưới này mới chỉ

bao phủ một tỷ lệ nhỏ dân số ở Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội trong tổng số doanh nghiệp còn hạn chế. Các hộ gia đình hưởng lợi từ sự

trợ giúp còn rất hạn hẹp. Trung bình người dân hưởng lợi mới chỉ nhận được từ

mạng lưới an sinh tương đương 5% thu nhập của hộ gia đình. Những dữ liệu nghiên cứu, khảo sát mức sống ở Việt Nam cho thấy phúc lợi xã hội đã đem lại lợi ích cho những hộ khá giả nhiều hơn các hộ nghèo.

Sự tiếp cận bình đẳng những cơ hội mà với cố gắng của con người có thể

có thu nhập cao hơn đối với người nghèo hiện nay còn nhiều hạn chế. Số liệu

điều tra mức sống ở Việt Nam chỉ ra rằng mới khoảng 5% hộ gia đình nghèo

được vay vốn tín dụng ưu đãi trong khi 2,75 triệu hộ gia đình trên toàn đất nước được vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Người nghèo cũng rất ít có cơ hội hưởng giáo dục bậc cao, vì chi phí quá lớn trong khi đó chính sách học bổng còn rất hạn hẹp.

Bộ máy quản lý nhà nước còn yếu kém cộng với cơ chế xin- cho chưa xoá bỏđược đã làm nảy sinh phân phối theo quyền lực đối với những người có chức có quyền, tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn hối lộ và tham nhũng phát triển. Đó cũng là hành vi bóc lột, thậm chí là bóc lột siêu kinh tế tệ hại nhất. Trong thực tế, tham nhũng đã xuất hiện ở tất cả các khâu của quá trình phân phối và bóp méo kết quả phân phối ở nước ta. Còn tham nhũng thì chưa thể nói

đến công bằng xã hội. Nó đang tạo ra sự bất bình đẳng lớn trong thu nhập hiện nay ở nước ta.

Điều lo ngại nhất về bất bình đẳng ở nước ta hiện nay không phải ở chỗ

khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng doãng ra và tìm giải pháp nhằm hạn chế nó trong phạm vi cho phép, mà là nội dung và tính chất của nó đang có tác

động đến vấn đề tâm lý xã hội của người dân. Người dân không phẫn nộ với bản thân sự giàu có, mà phẫn nộ với sự giàu có bất công. Họ không bất bình

với các quan chức nói chung, mà là đối với những quan chức lợi dụng vị trí để

làm giàu bất chính. Vì vậy, chỉ thực hiện một nhà nước thực sự pháp quyền minh bạch mới có thể giải quyết vấn đề này.

Phần dưới đây phân tích sâu hơn sự chênh lệch về thu nhập và một số

yếu tố khác giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và giữa khu vực thành thị và nông thôn trong cả nước.

(1) Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư:

Đánh giá theo các phương pháp khác nhau, kết quả đều cho thấy, qua hơn 20 năm đổi mới mức độ phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam có xu hướng ngày càng lớn:

+ Đánh giá về chênh lệch giàu nghèo theo phương pháp tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, các chỉ số thống kê cho thấy, hệ số chênh lệch giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất

đang ngày càng tăng lên, từ 8,1 lần năm 2002 lên 8,4 lần năm 2006 (Bảng 21). Hệ số của nước ta hiện cao hơn một số nước, kể cả những nước đã qua nhiều năm phát triển tư bản chủ nghĩa (Mỹ năm 2000 là 8,4 lần, Thái Lan năm 2000 là 7,7 lần, Malaysia năm 1999 là 7,1 lần, Canađa năm 1998 là 5,8 lần, Hàn Quốc năm 2003 là 5,2 lần, Inđônêsia năm 2002 là 5,2 lần, Ấn Độ năm 2000 là 4,7 lần, Đức năm 2000 là 4,3 lần…).

Bng 21. Thu nhp bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm thu nhp Đơn vị: 1000 đ (giá hiện hành) Chênh lch gia nhóm 5 và nhóm 1 Năm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Lần 1000 đồng 2002 107,7 178,3 251,0 370,5 872,9 8,1 765,2 2004 141,8 240,7 347,0 514,2 1.182,3 8,3 1040,5 2006 184,3 318,9 458,9 678,6 1.541,7 8,4 1357,4 Ngun: Tổng cục Thống kê.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, theo kết quả đề tài nghiên cứu “Mức sống kết hợp với môi trường sống của các hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh” do Viện Nghiên cứu Phát triển Thành

phố Hồ Chí Minh thực hiện17, mức sống của người dân Thành phố không ngừng tăng lên và hiện nay thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.500 USD/năm. Nhưng nếu tính bình quân chung giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất thì con số này chênh nhau 6,9 lần. Một số kết quả

nghiên cứu đáng chú ý được phản ánh trong Hộp sau đây.

Hp 1. Mt s kết quảđáng chú ý ca Đề tài nghiên cu “Mc sng kết hp vi môi trường sng ca các h gia đình ti Thành ph H Chí Minh”

Bình quân chung Thành phố Hồ Chí Minh có 4,6 người/hộ, trong đó gia đình từ 1-4 người chiếm 43,3%. Số người trong độ tuổi lao động là 69,7%, cao hơn bình quân cả nước, dân số phụ thuộc (bao gồm những người chưa đến độ tuổi lao động) chiếm khoảng 19,6% và những người ngoài độ tuổi lao động chiếm 10,7%.

Tỷ lệ người có việc làm ổn định không cao (chiếm 47,8%), tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 4,5% và nhóm làm việc bấp bênh là 4,1%. Về thời gian cư trú, có gần phân nửa số hộ cư trú dưới 25 năm và người định cư trong vòng 10 năm trở lại đây chiếm phần lớn.

Khảo sát cũng cho thấy chỉ có khoảng 24,3% hài lòng với mức thu nhập của mình và con số không hài lòng cao hơn: 35%. Chi tiêu ăn uống chiếm hơn phân nửa trong tổng thu nhập của hộ gia đình, cá nhân, khoảng 20% chi cho việc học hành. Nếu lấy thu nhập trừ cho chi tiêu thì số tiền dư ra của khoảng 40% tổng số hộ gia

đình là không đáng kể, thậm chí nhóm có mức thu nhập và chi tiêu thấp nhất còn bị

âm nên cuộc sống của những hộ này không đảm bảo.

Kết quả nghiên cứu cũng cho biết việc động viên và giúp đỡ những gia đình nghèo cố gắng vươn lên để thoát nghèo là những ý kiến được nhiều người quan tâm.

Ngun: http://tintuc.xalo.vn, ngày 07/01/2010.

+ Nếu đo lường bất bình đẳng thu nhập theo hệ số GINI18, các chỉ số

thống kê của Việt Nam về hệ số GINI năm 1994 là 0,350, năm 1995 là 0,357, năm 1996 là 0,362, năm 1999 là 0,390, năm 2002 là 0,420, năm 2004 là 0,423 và năm 2006 là 0,430. Những con số này chứng tỏ sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm dân cư có xu hướng tăng lên. Nếu so sánh với hệ số GINI của một nước châu Á, thì hệ số của Việt Nam cao hơn đáng kể (Bảng 22).

17

Đề tài do ThS. Lê Văn Thành làm chủ nhiệm, thực hiện tại 12 quận, huyện với 720 phiếu

điều tra.

18 Hệ số Gini có giá trị từ 0 – 1, số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt

Bng 22. H s GINI v bt bình đẳng thu nhp ca mt s nước châu Á

Năm điều tra 20% giàu nhất so với 20% nghèo nhất (lần)

Hệ số GINI

Mt s nước Đông Nam Á

Vit Nam 2006 8,4 0,430 Campuchia 2007 6,9 0,407 Inđônêsia 2005 6,7 0,394 Lào 2002 4,9 0,326 Malaysia 2004 6,9 0,379 Philippin 2006 9,0 0,440 Thái Lan 2004 8,0 0,425 Singapore 1999 9,7 0,425 Mt s nước châu Á khác Ấn Độ 2005 5,6 0,368 Trung Quốc 2005 8,3 0,415 Hàn Quốc 2003 5,2 0,306 Nhật Bản 1993 3,4 0,249

Ngun: Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.

+ Theo phương pháp tính tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất, nếu tỷ trọng thấp hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao, nếu nằm trong khoảng 12 - 17% là có sự bất bình đẳng vừa; nếu lớn hơn 17% là có sự

tương đối bình đẳng. Các chỉ số thống kê của Việt Nam từ cuộc khảo sát mức sống qua các năm cho thấy, tỷ trọng này của nước ta năm 1995 là 21,1%, năm 1996 là 21%, năm 1999 là 18,7%, năm 2002 là 18%, năm 2004 là 17,4%. Như

vậy, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ có thu nhập thấp nhất so với các nhóm còn lại vẫn đang tiếp tục tăng lên, và theo tiêu chí này thì Việt Nam

đang rơi vào diện các nước có sự bất bình đẳng vừa.

(2) Sự chênh lệch thu nhập và chi tiêu giữa thành thị và nông thôn:

+ Theo số liệu khảo sát mức sống của Tổng cục Thống kê, trong những năm vừa qua thu nhập bình quân đầu người một tháng của dân cư khu vực nông

thôn tăng nhanh hơn khu vực đô thị đôi chút, cho nên khoảng cách thu nhập giữa hai khu vực có xu hướng giảm, nhưng mức độ vẫn lớn và tốc độ giảm rất chậm (Bảng 23).

Bng 23. Thu nhp bình quân đầu người 1 tháng

Đơn vị: 1.000 đồng Năm 1999 2002 2004 2006 2008 Cả nước 295 356 484 636 995 Thành thị 517 622 815 1058 1605 Nông thôn 225 275 378 506 762 Khoảng cách (lần) 2,30 2,26 2,16 2,09 2,11 Ngun: Tổng cục Thống kê.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng, trong điều kiện nước ta trở thành thành viên WTO, rất có thể xu thế diễn biến của khoảng cách giàu nghèo sẽ bị đảo ngược trong những năm tới. Do việc thực hiện cam kết hội nhập, hàng rào thuế

quan và bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp bị gỡ bỏ một cách nhanh chóng không đồng thời với một chính sách hỗ trợđủ hiệu quả, khiến cho sản phẩm do

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng của sự phát triển kinh tế, xã hội PGS. TS. LÊ XUÂN BÁ (Trang 110 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)