5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho hộ nông dân sau khi thực hiện CNH-HĐH phục vụ cho sự phát triển các khu CN
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có điều kiện về tự nhiên và nhân văn tƣơng đối giống Việt Nam. Trung Quốc là nƣớc đông dân nhất thế giới, với trên 1,3 tỷ ngƣời nhƣng gần 70% dân số vẫn còn ở khu vực nông thôn, hàng năm có tới hơn 10 triệu lao động đến độ tuổi tham gia vào lực lƣợng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở nên gây gắt. Trƣớc đòi hỏi bức bách của thực tế, ngay từ năm 1978, sau khi cải cách và mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc thực hiện phƣơng châm: “ Ly nông bất ly hƣơng, nhập xƣởng bất nhập thành” thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp Hƣơng Trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đƣờng để giải quyết vấn đề việc làm và sinh kế cho ngƣời dân. Các doanh nghiệp địa phƣơng đóng vai trò chính trong việc thu hút lực lƣợng lao động dôi dƣ ở nông thôn trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Chính sách khuyến khích đầu tƣ của nhà nƣớc cùng với sự đầu tƣ của kinh tế tƣ nhân vào khu vực phi nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phƣơng. Trong những năm đầu đã có đến 20% tổng thu nhập của ngƣời dân nông thôn là từ các doanh nghiệp địa phƣơng. Ở những vùng phát triển hơn, tỷ lệ này lên tới trên 50%.
Mặt khác Nhà nƣớc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng khuyến khích các thành phần kinh tế bình đẳng tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất hàng
hoá bằng cách thu mua bảo trợ hàng hoá nông nghiệp, mở rộng các hình thức tín dụng bằng cách cho ngƣời nông dân tiếp cận với thị trƣờng.
Từ năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc có tới 19 triệu xí nghiệp Hƣơng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lƣợng lao động ở nông thôn, tạo ra giá trị tổng sản lƣợng 1.162 tỷ Nhân Dân Tệ chiếm 60% giá trị sản phẩm khu vực nông thôn, 1/3 giá trị sản lƣợng công nghiệp, 1/4 GDP cả nƣớc. Nhờ phát triển công nghiệp nông thôn mà tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ trên 70% năm 1978 xuống dƣới 50% năm 1991.
Từ thực tiễn phát triển công nghiệp và giải quyết sinh kế ở nông thôn Trung Quốc thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
– Thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, khuyến khích nông dân đầu tƣ dài hạn phát triển sản xuất nông nghiệp và mở mang các hoạt động phi nông nghiệp. Đây là nhân tố quan trọng nhất tạo nên tốc độ tăng trƣởng kinh tế và làm đa dạng mô hình sinh kế cho ngƣời dân nông thôn, thu hút lao động vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp khác nhau ở nông thôn.
– Tạo môi trƣờng thuận lợi để công nghiệp nông thôn phát triển. Vào giai đoạn đầu của quá trình CNH – HĐH nông thôn, nhà nƣớc thực hiện bảo hộ sản xuất hàng trong nƣớc, hạn chế ƣu đãi đối với doanh nghiệp công nghiệp nhà nƣớc, qua đó tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho doanh nghiệp nông thôn. Từ đó giải quyết vấn đề lao động việc làm nông thôn, sinh kế ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện.
– Nhà nƣớc thực hiện chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng nên lao động bị bó chặt ở nông thôn. Việc hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng đã làm cho các doanh nghiệp ở nông thôn có vị trí độc quyền trong việc trả lƣơng, khai thác về lƣơng giữa nông thôn và thành thị cũng nhƣ những chênh lệch về năng suất lao động giữa sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp phi nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là một yếu tố làm hạn chế sinh kế của ngƣời dân nông thôn Trung Quốc.
Kinh nghiệm của Nhật Bản
tăng trƣởng trong nông nghiệp. Nhật Bản là nƣớc luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ít và dân số đông, diện tích đất canh tác bình quân của 1 hộ nông dân khoảng 0,8ha. Nhật Bản thực hiện chính sách đƣa sản xuất công nghiệp về nông thôn. Chính điều nay đã làm cơ cấu nông thôn thay đổi, các ngành phi nông nghiệp đã đóng góp ngày càng tăng vào thu nhập của ngƣời dân nông thôn (năm 1950 tỷ lệ này là 29% đã tăng lên 85% năm 1990). Việc chú trọng phát triển công nghiệp thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đã cơ bản giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác ngày càng giảm. Sau này khi công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn đƣợc coi trọng. Ngoài ra, Nhật bản còn phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Chính phủ Nhật Bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nƣớc với mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp qua Internet đến với những ngƣời đang tìm việc, giúp họ có những lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình. Chính phủ cũng bồi dƣỡng những công nhân có tay nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lƣợng các tổ chức giáo dục – đào tạo trên cơ sở nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin trong những khu vực mới hoặc đang phát triển.
Hoạt động giải quyết việc làm cho ngƣời cao tuổi đƣợc chú trọng để xoá bỏ những bất cân đối về việc làm do tuổi tác. Luật về ổn định việc làm của ngƣời lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hƣu bắt buộc và thuê mƣớn lại những ngƣời cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty hiện tại hoặc từ các công ty chi nhánh. Nhiều chính sách đƣợc đƣa ra nhƣ các chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại hình tuyển dụng và thuê mƣớn đƣợc đa dạng hoá, coi trọng các công việc làm thêm không chính thức nhƣ làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thƣờng. Chế độ tuyển dụng thay đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn nhƣ trƣớc kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phƣơng.
XX, đời sống của nông dân Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, nông dân thiếu nguồn lực sản xuất làm cho vấn đề việc làm trở nên trầm trọng. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành:
- Cải cách ruộng đất và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Cải cách ruộng đất đã khuyến khích ngƣời nông dân đầu tƣ thêm nhiều lao động vào ruộng đất chính họ sở hữu. Để tăng sản lƣợng, số ngày làm việc bình quân một vụ trên diện tích gieo trồng đƣợc tăng lên. Bên cạnh đó, thâm canh tăng vụ, hợp lý hoá cơ cấu cây trồng đã hạn chế đƣợc tình trạng thiếu việc làm theo thời vụ.
- Các chính sách và chƣơng trình hỗ trợ nông thôn khác nhau nhƣ: chƣơng trình tƣới tiêu, cung cấp tín dụng và trợ giá nông nghiệp, đƣa giáo dục nông học vào trƣờng phổ thông, hình thành các trung tâm nghiên cứu và trạm ứng dụng thử nghiệm phục vụ nông dân. Những chƣơng trình này đã tạo thêm nhiều chiến lƣợc sinh kế mới và làm tăng thu nhập cho nông dân. Sức mua ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo điều kiện để phát triển kinh tế phi nông nghiệp, từ đó thu nhập của các hộ nông dân tiếp tục tăng lên. Một nguyên nhân thành công của Nhật Bản trong việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp là mở rộng các dịch vụ ngành nông nghiệp, bán lẻ và phân phối các lĩnh vực, nền kinh tế thoát khỏi áp lực của di dân và cạnh tranh quốc tế.
Nhƣ vậy, từ cách làm của Nhật Bản ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, không ngừng phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hay nói cách khác là giúp đỡ ngƣời dân tăng cƣờng chất lƣợng nguồn vốn con ngƣời.
Thứ hai, phát triển mạnh mẽ những ngành nghề ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học - cộng nghệ và những ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
Thứ ba, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trƣờng lao động. Thứ tƣ, thực hiện cải cách chế độ tiền lƣơng, thu nhập của ngƣời lao động. Thứ năm, xây dựng nhiều chính sách nhằm làm có lợi cho chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Thứ sáu, với nguồn lực đất đai có hạn, Nhật Bản đã mở rộng diện tích gieo trồng, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, hợp lý hoá cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất và sản lƣợng cây trồng.
Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một nƣớc thuộc khu vực Đông Nam á, đây là một nƣớc có nền kinh tế mạnh trong khu vực. Từ những năm 50, Thái Lan đã chủ trƣơng phát triển công nghiệp mạnh mẽ trƣớc hết là ở các thành phố lớn, nhất là thủ đô Băngkok. Điều đó đã dẫn đến những ngoại ứng kể cả tiêu cực lẫn tích cực nhƣ sau:
Một là, ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển nhanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mặc dù ở thủ đô Băngkok có xu hƣớng phát triển công nghiệp hóa mạnh nhƣ các nƣớc phƣơng tây, nhƣng Thái Lan vẫn là một nƣớc mà nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, dân số nông thôn vẫn chiếm khoảng 80% dân số cả nƣớc.
Hai là, không có lợi cho việc nâng cao mức sống cho cƣ dân nông thôn. Ba là, dẫn đến sự suy thoái của các thành phố, thị trấn nhỏ, không những tạo thêm việc làm mới cho lao động mang tính thời vụ ở nông thôn, mà cho những ngƣời này tràn vào thủ đô Băngkok ngày càng nhiều để kiếm việc làm.
Do sớm nhận ra sai lầm Thái Lan đã kịp thời chuyển hƣớng chiến lƣợc. Thay vì chỉ tập trung vào công nghiệp hóa, đô thị hóa, Thái Lan đã tiến hành công nghiệp hóa song song cả đô thị và nông thôn theo hƣớng xuất khẩu. Quá trình công nghiệp hóa nông thôn cũng đồng thời với chuyển đổi cơ cấu đất đai. Đất nông nghiệp bị cắt sang các loại đất khác nên ngày càng bị thu hẹp diện tích đất sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực trong nƣớc, Thái Lan vừa chủ trƣơng mở mang xây dựng các khu công nghiệp, vừa tập trung vào phát triển một một nền nông nghiệp hàng hóa xuất khẩu, vừa phát triển các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Kết quả là trên lĩnh vực nông nghiệp sản xuất lúa đƣợc cơ giới hóa 90% khâu làm đất, 90% khâu đập lúa, tuốt lúa và 10% khâu sấy hạt. Những chủ trƣơng đúng đắn đó đã đƣa Thái Lan thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Bên cạnh việc tập trung cho sản xuất lúa hàng hóa, Thái Lan còn chú trọng một số cây công nghiệp ngắn ngày, tiêu biểu là cây mía nguyên liệu. Diện tích sản xuất mía nguyên liệu đƣợc
cơ giới hóa 100%, khâu trồng mía đƣợc cơ giới hóa 75%. 100% công nghệ chế biến đƣờng đƣợc chuyển giao và ứng dụng trong khâu chế biến. Máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, làm chi phí lao động giảm, năng suất lao động tăng cao.
Đồng thời với quá trình chuyển giao, áp dụng máy móc công nghệ vào nông nghiệp, Thái Lan cũng rất chú trọng đến những chính sách, biện pháp hỗ trợ, cung cấp vốn tín dụng, bồi dƣỡng tay nghề, đào tạo cho công nghiệp, tạo hợp đồng giữa công nghiệp và nông nghiệp. Nhờ đó, nông nghiệp Thái Lan mặc dù có giảm về diện tích nhƣng lại đi vào chiều sâu khiến cho cả năng suất, sản lƣợng nông nghiệp của Thái Lan đều tăng. Quá trình công nghiệp hóa nông thôn ở Thái Lan kéo theo quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh và tác động mạnh mẽ đến đời sống của nông dân Thái Lan, đời sống của ngƣời nông dân ngày càng đƣợc cải thiện.
Tóm lại: Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới, chúng ta rút ra một số kinh nghiệm giải quyết sinh kế cho nông dân trong phát triển các KCN nhƣ sau:
- Thực hiện đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khuyến khích nông dân đầu tƣ dài hạn phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá với việc ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, quan tâm tới các ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
- Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trƣờng lao động. Nhà nƣớc quan tâm đến các chính sách hỗ trợ giáo dục, bồi dƣỡng nguồn nhân lực; chính sách ổn định việc làm, chế độ tiền lƣơng và thu nhập cho ngƣời lao động; chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn.
1.2.2. Một số kinh nghiệm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất phục vụ cho sự phát triển các khu CN ở một số