5. Bố cục của luận văn
1.2.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề thu hồi đất và công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi đất đang là nội dung quan tâm của nhiều đối tƣợng trong xã hội.
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu xoay quanh chủ đề này, trong đó có một số chủ đề nghiên cứu về việc làm và thu nhập của hộ nông dân khi phát triển công nghiệp, cụ thể nhƣ sau:
Ảnh hƣởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân xã Tứ Minh – thành phố Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Vũ Tiến Quang.
Phân tích sinh kế nông ngƣ dân nghèo : trƣờng hợp nghiên cứu tại Thuận Nghĩa Hoà và Mỹ Thạnh Đông, tỉnh Long An, năm 2001, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I.
Đánh giá tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng thuộc chƣơng trình 135 đối với sinh kế của ngƣời dân tại một số xã huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ kinh tế, năm 2006, Nguyễn Quang Thƣơng.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc thu hồi đất do xây dựng khu công nghiệp tập trung đến đời sống kinh tế - xã hội của nông dân xã Phƣơng Liễu - Quế Võ - Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Trần Thị Thoa.
Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp đến kinh tế - xã hội của xã Vân Dƣơng – Quế Võ - Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Nguyễn Đức Thắng.
Thực trạng và ảnh hƣởng của việc mất đất sản xuất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của hộ nông dân xã Nghĩa Hiệp - Yên Mỹ - Hƣng Yên, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2003, Nguyễn Quang Hiệp.
Tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của hộ dân xã Yên Sơn - Quốc Oai – Hà Tây, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2006, Nguyễn Thị Xuân.
Ảnh hƣởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tập trung đến sản xuất nông nhiệp, đời sống của hộ nông dân xã Vân Dƣơng - Quế Võ - Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2004, Nguyễn Thị Hƣơng.
Thu nhập, đời sống, việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, GS. TSKH Lê Du Phong, NXB Chính trị quốc gia,
năm 2007.
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp và ứng xử của những ngƣời nông dân không đất trên địa bàn xã Đình Dù – Văn Lâm – Hƣng Yên, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Phạm Hữu Đoàn.
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các KCN, khu đô thị mới và đời sống của ngƣời có đất bị thu hồi. Đề án của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, năm 2006.
Ảnh hƣởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tập trung đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của hộ nông dân xã Việt Hoà - thành phố Hải Dƣơng - Hải Dƣơng, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Đỗ Thị Thu.
Thực trạng và biện pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân sau khi chuyển dổi đất nông nghiệp sang xây dựng khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Nguyễn Phƣơng Mai.
Cơ bản những tác giả này họ nghiên cứu ảnh hƣởng của việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị đến lao động, việc làm, thu nhập và đời sống xã hội của ngƣời nông dân. Đối với những nghiên cứu đặc thù liên quan đến KCN thì những tác giả này kết luận rằng khi xây dựng khu công nghiệp tập trung sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời nông dân trên chính mảnh đất mà họ đã bị mất. Nhƣng hầu hết lực lƣợng lao động này có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp không đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra của các nhà máy, xí nghiệp; do đó xảy ra tình trạng thất nghiệp lớn. Vì vậy việc thu hồi đất ảnh hƣởng rất lớn đến lao động, việc làm, thu nhập và đời sống xã hội của nông dân, gây nên tình trạng thất nghiệp ở những hộ nông dân mất đất này và những nông dân này cũng rất hoang mang trƣớc thực trạng mất đất đó. Về cơ bản chiến lƣợc sinh kế của hộ nông dân thay đổi hoàn toàn trƣớc những biến cố của sự phát triển KCN.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trên, ở nghiên cứu này chúng tôi đi sâu phân tích biến động về việc làm và thu nhập của những hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất, đối tƣợng bao gồm các hộ nông dân bị thu hồi đất và những hộ nông dân không bị thu hồi đất. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị chủ yếu nhằm tăng việc làm và nâng cao thu nhập theo hƣớng bền vững cho các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất phục vụ cho sự phát triển các khu công nghiệp.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra
Một là, quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở huyện Quế Võ diễn ra nhƣ thế nào?
Hai là, ngƣời nông dân huyện Quế Võ đã chịu những ảnh hƣởng nhƣ thế nào từ việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn?
Ba là, làm thế nào để giúp các hộ nông dân vùng chịu ảnh hƣởng ổn định việc làm và nâng cao thu nhập sau khi chịu sự ảnh hƣởng của các khu công nghiệp?
Bốn là, các chính sách nhằm hỗ trợ tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ nông dân vùng chịu ảnh hƣởng đã thực sự phát huy đƣợc hiệu quả hay chƣa?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phƣơng pháp luận trong nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phƣơng pháp nhìn nhận sự vật, hiện tƣợng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tƣợng khác.
1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
1.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn)
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã đƣợc chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên internet...
- Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong khu vực có các khu công nghiệp… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện và các phòng, ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
1.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này đƣợc thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp. Các số liệu này đƣợc sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong xã, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi việc làm của các hộ do ảnh hƣởng của các khu công nghiệp. Phƣơng pháp điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau:
* Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Việc chọn địa điểm nghiên cứu có ảnh hƣởng quyết định đến kết quả của việc nghiên cứu. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho vùng nghiên cứu chúng tôi căn cứ vào bản đồ đất đai, quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp và các chuyến đi khảo sát.
Đối với quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, đề tài chọn các xã Phƣợng Mao, Phƣơng Liễu, Ngọc Xá, Châu Phong, Việt Hùng làm điểm nghiên cứu, bởi KCN Quế Võ số 1, 2 và 3 chủ yếu nằm trên các xã này. Chính vì vậy sự tác động của quá trình thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp đến đời sống của ngƣời dân đƣợc thể hiện rõ nét nhất.
* Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra
Toàn huyện Quế Võ có 21 xã, thị trấn, hiện nay có 12 xã bị thu hồi đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi chọn 5 xã: Phƣợng Mao, Phƣơng Liễu, Ngọc Xá, Châu Phong, Việt Hùng để điều tra vì những lý do sau:
+ Thứ nhất: 5 xã này là những xã bị thu hồi đất nhiều nhất để phục vụ cho phát triển KCN.
+ Thứ hai: Mỗi xã có ngành nghề sản xuất khác nhau: Thuần nông, ngoài nghề nông ra còn có ngành nghề khác nhƣ buôn bán kinh doanh.
Mặc dù đề tài chọn điểm nghiên cứu là 5 xã: Phƣợng Mao, Phƣơng Liễu, Ngọc Xá, Châu Phong, Việt Hùng, nhƣng chúng tôi vẫn tiến hành quan sát ở các xã khác để nhìn nhận tốt hơn về vấn đề nghiên cứu.
* Phƣơng pháp phân tổ điều tra Căn cứ để phân tổ:
- Số lƣợng diện tích đất bị thu hồi - Loại đất bị thu hồi
Căn cứ vào đặc điểm địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra mỗi xã 30 hộ/xã theo tiêu chí:
+ Những hộ không bị thu hồi đất chọn 10 hộ/1 xã + Những hộ bị thu hồi đất một phần chọn 10 hộ/1 xã
+ Những hộ bị thu hồi đất nhiều và hoàn toàn chọn 10 hộ/1 xã Phân tổ thành 3 nhóm nhƣ sau:
+ Nhóm I: Là nhóm hộ không bị thu hồi đất nông nghiệp.
+ Nhóm II: Là nhóm hộ bị thu hồi đất nông nghiệp một phần (diện tích đất thu hồi dƣới 50% tổng diện tích đất nông nghiệp).
+ Nhóm III: Là nhóm hộ bị thu hồi nhiều và hoàn toàn (diện tích đất thu hồi từ 50 % tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có của hộ).
* Phƣơng pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lƣợng thông tin có tính đại diện và chính xác. Câu hỏi đƣợc soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
+ Nhóm thông tin về đặc điểm chung của hộ.
+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình việc làm và thu nhập của hộ.
+ Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp khi hình thành các khu công nghiệp ở địa phƣơng, mong muốn của ngƣời nông dân về vấn đề việc làm, đào tạo nghề…
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho ngƣời bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tƣợng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.
Phƣơng pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị…
Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tƣơng đối chi tiết về tình hình đời sống kinh tế - xã hội của hộ và những tác động của khu công nghiệp tới hộ nông dân.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ các cán bộ quản lý, ngƣời sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.
Phƣơng pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về sản xuất nông nghiệp.
- Phương pháp quan sát trực tiếp
Đây là phƣơng pháp rất sinh động và thực tế vì qua phƣơng pháp này tất cả các giác quan của ngƣời phỏng vấn đều đƣợc sử dụng: mắt nhìn, tai
nghe... qua đó các thông tin đƣợc ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
a. Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng biểu.
b. Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành đƣợc kiểm tra về độ chính xác và sẽ đƣợc nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lí.
1.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp tổng hợp
Là phƣơng pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Mục đích phân tích mức độ thu hồi đất, mức độ biến động việc làm, thu nhập thông qua các chỉ tiêu phân tích nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trong từng năm.
c. Phương pháp thống kê so sánh
Mục đích là so sánh sự khác nhau về thu hồi đất, việc làm, thu nhập giữa các nhóm hộ, các xã qua các năm. d. Phương pháp bình quân Công thức tính số bình quân: X = n X i i 1
Các số bình quân nhƣ: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân… Phƣơng pháp này cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của hộ nông dân.
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá
- Tổng diện tích đất của huyện bị thu hồi bàn giao cho KCN so với tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
- Giá trị đền bù = Pi x Bi (đơn vị tiền tệ) Trong đó:
Pi là giá đền bù của 1 đơn vị diện tích bị thu hồi ứng với loại (hạng) đất i. Bi là diện tích loại đất thứ i bị thu hồi
- Tỷ lệ sử dụng nguồn kinh phí đền bù
- Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi: là sự so sánh giữa diện tích bị thu hồi với diện tích đất nông nghiệp của hộ.
- Tỷ lệ lao động phục vụ cho các khu công nghiệp
1.2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu thể hiện thực trạng thu hồi đất nông nghiệp
- Diện tích và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp của huyện, của hộ nông dân bị thu hồi.
- Diện tích và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp của huyện, của hộ nông dân bị thu hồi theo từng mục đích: Khu công nghiệp, công trình phúc lợi (chợ, nhà văn hóa), kết cấu hạ tầng (thủy lợi, kênh mƣơng).
- Diện tích và tốc độ tăng giảm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của huyện qua các năm.
1.2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu thể hiện đặc điểm của các hộ nông dân bị thu hồi đất
- Số chủ hộ và tỷ lệ chủ hộ là nữ