Biến động việc làm của hộ nông dân sau khi có KCN

Một phần của tài liệu việc làm và thu nhập của hộ nông dân trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tại huyện quế võ - tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 84)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4.2.Biến động việc làm của hộ nông dân sau khi có KCN

a. Các loại việc làm

* Sự thay đổi ngành nghề sản xuất giữa các nhóm điều tra

Việc phân chia ngành nghề giữa các nhóm điều tra có rất nhiều phƣơng pháp phân chia, qua điều tra thực tế các hộ nông dân chúng tôi tiến hành phần chia ngành nghề của hộ nông dân thành các ngành nghề theo công việc để dễ nghiên cứu và phân tích, đó là các ngành nghề: Nông nghiệp, thủy sản, kinh doanh dịch vụ, làm nghề tự do, đi học nghề, làm công nhân, xuất khẩu lao động.

Qua bảng 3.6 cho thấy sự biến động ngành nghề của nhóm hộ điều tra có sự thay đổi theo từng nhóm điều tra. Nhóm I số lao động làm trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng trƣớc khi có KCN là 35,15%, sau khi có KCN tỷ trọng lao động làm trong nông nghiệp của nhóm này là 32,72%, qua đó ta thấy nhóm I tỷ

trọng lao động làm việc trong nông nghiệp có biến động qua các năm nhƣng mức giảm không đáng kể, đó là do nhóm I là nhóm không bị ảnh hƣởng bởi thu hồi đất nông nghiệp. Lao động làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của nhóm này cũng có sự biến động nhƣng không đáng kể, trƣớc khi có KCN là 22,43%. Còn những lao động làm việc trong các ngành nghề khác (làm nghề tự do, làm công nhân, xuất khẩu lao động…) của lao động trong nhóm này không có sự biến động lớn.

Bảng 3.6. Phân bổ sử dụng lao động trƣớc và sau khi có KCN của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu

Trƣớc khi có KCN Sau khi có KCN

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm I Nhóm II Nhóm III

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

I, Tổng số lao động 165 100 169 100 177 100 165 100 169 100 177 100

II, Chia theo công việc

1, Nông nghiệp 58 35,15 65 38,46 73 41,24 54 32,72 36 21,3 42 23,73 2, Thuỷ sản 12 7,27 8 4,73 3 1,7 8 4,85 8 4,73 4 2,26 3, DV & ngành nghề - KD & dịch vụ 37 22,43 32 18,93 30 16,95 39 23,63 38 22,49 34 19,21 - Làm nghề tự do 21 12,73 23 13,61 24 13,56 22 13,34 31 18,34 36 20,34 - Đi học nghề 24 14,54 29 17,16 33 18,64 25 15,15 36 21,3 34 19,21 4, Lao động nơi khác - Làm công nhân 12 7,27 8 4,74 11 6,21 14 8,49 15 8,88 23 12,99

- Xuất khẩu lao động 1 0,61 4 2,37 3 1,7 3 1,82 5 2,96 4 2,26

Nhóm II là nhóm chịu ảnh hƣởng bởi thu hồi đất nông nghiệp nên sự biến động ngành nghề của ngƣời lao động trong các nhóm điều tra có sự rõ rệt hơn, trƣớc khi có KCN nhóm II chƣa bị ảnh hƣởng bởi thu hồi đất thì tỷ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp là 38,46%, sau khi có KCN tỷ trọng này giảm xuống còn 21,3%. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ khi đất nông nghiệp bị thu hồi thì lực lƣợng lao động họ phải chuyển sang những ngành nghề khác cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại. Trong nhóm này thì lực lƣợng lao động làm công nhân có sự biến động mạnh qua các năm theo hƣớng tăng lên lần lƣợt là 4,74% và 8,88%, đây cũng là chính sách ƣu tiên của doanh nghiệp với những hộ bị thu hồi đất, bên cạnh đó sự biến động ngành nghề của lao động đi lao động nƣớc ngoài cũng tăng, trƣớc khi có KCN lao động đi xuất khẩu chiếm 2,37%, sau khi có KCN là 2,96%.

Nhóm III là nhóm bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều và hoàn toàn, tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp trƣớc khi có KCN chiếm 41,24% còn sau khi có KCN tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp giảm xuống chỉ còn là 23,73% (giảm xuống 17,51%), lao động làm việc trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có xu hƣớng biến động tăng lần lƣợt là 16,95% và 19,21%, tỷ lệ lao động làm công nhân tăng từ 6,21% lên 12,99%, nguyên nhân là do nhóm III có sự nắm bắt kịp thời sự thay đổi nên họ đã chuyển sang các ngành thƣơng mại và dịch vụ hơn hai nhóm kia và lại gần các khu công nghiệp nên các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã thu hút nhiều lao động địa phƣơng làm việc.

*Nhận xét chung:

- Mặt đƣợc:

+ Các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội đã từng bƣớc nhận thức đƣợc vị trí tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. Nhận thức của ngƣời lao động về sự cấp thiết học nghề, việc làm đã đƣợc nâng lên, số lao động tham gia học nghề ngày càng tăng, đặc biệt là học nghề dài hạn.

thống cơ sở dạy nghề, trong đó có cơ sở ngoài công lập đƣợc mở rộng dƣới nhiều hình thức. Công tác dạy nghề đã đƣợc xã hội hóa một bƣớc, số cơ sở dạy nghề tăng lên, đã huy động nhiều nguồn lực cho dạy nghề, từng bƣớc đáp ứng phần nào nhu cầu cung ứng lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp, làng nghề.

- Những tồn tại yếu kém:

+ Về dạy nghề: Do điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm Dạy nghề của huyện còn thiếu, cơ sở đào tạo mới chƣa xây dựng xong, vì vậy quy mô đào tạo còn ít, ngành nghề đào tạo còn hạn chế. Đào tạo nghề chƣa gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ đào tạo nghề, chất lƣợng đào tạo nghề còn thấp, chủ yếu là ngắn hạn. Dạy nghề cho nông dân ở khu vực thu hồi đất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Kinh phí đầu tƣ vào trƣơng trình khuyến công còn ít, công tác kiểm tra tổ chức sản xuất các dự án khuyến công sau đào tạo còn hạn chế, hiệu quả một số dự án thấp chƣa tập trung vào các ngành nghề mũi nhọn sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

+ Về giải quyết việc làm: Ngƣời lao động làm việc ổn định trong các doanh nghiệp không nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông nên chủ sử dụng lao động ký hợp đồng lao động một thời gian, đến khi hết việc lại cho ra khỏi doanh nghiệp. Quyền lợi của ngƣời lao động ở một số doanh nghiệp chƣa đƣợc đảm bảo nhƣ: lƣơng còn thấp, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ mà chƣa có biện pháp hữu hiệu buộc các doanh nghiệp thực hiện các quy định cơ bản của bộ luật lao động.

Nguyên nhân của hạn chế trên: Trƣớc hết là nhận thức của một số lãnh đạo từ huyện đến các xã còn hạn chế, cho rằng huyện chƣa bức xúc về việc làm, do vậy không quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực này. Chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch tổng thể về “giải quyết việc làm” để làm cơ sở cho các ngành trong huyện xác định nhiệm vụ cụ thể của mình phải làm gì để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Thông tin hƣớng nghiệp ở các trƣờng phổ thông, phổ thông trung học còn rất hạn chế, phần lớn học sinh sau khi dời ghế nhà trƣờng thƣờng chọn con đƣờng vào đại học, cao đẳng, khi không đỗ mới vào các trƣờng nghề nên tỷ lệ

học nghề thấp, chất lƣợng đầu vào không cao. Chƣa cung cấp thông tin đầy đủ về thị trƣờng lao động việc làm dẫn đến tình trạng thiếu thông tin, nhiều ngƣời cần việc không kiếm đƣợc việc làm, nhƣng không hiếm trƣờng hợp việc chờ ngƣời. Thu nhập tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động còn thấp từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/tháng chƣa hấp dẫn ngƣời lao động. Công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp chƣa chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với ngƣời lao động theo bộ Luật lao động cũng không đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm túc.

b. Số ngƣời có việc làm

Việc làm là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất, bởi lẽ sau khi thu hồi đất nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, song song với nó là việc làm trong nông nghiệp trở nên ít đi, vậy lao động nông nghiệp sẽ thay đổi thế nào trƣớc tình hình thực tế đó. Đứng trên góc độ nghiên cứu của đề tài và qua tình hình điều tra hộ thực tế, chúng tôi đƣa ra quan điểm về việc làm thƣờng xuyên, việc làm tạm thời nhƣ sau:

Việc làm thƣờng xuyên: Là việc làm mà ngƣời lao động có thời gian làm việc từ 6 tháng trong năm trở lên, công việc mang tính chất ổn định thƣờng xuyên liên tục.

Việc làm tạm thời: Là việc làm mà ngƣời lao động có thời gian làm việc dƣới 6 tháng trong năm, có tính chất không ổn định, thời vụ.

- Số ngƣời chƣa có việc làm.

* Biến động số ngƣời có việc làm giữa các nhóm hộ điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói CNH, HĐH với việc thu hồi đất nông nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến việc sử dụng và phân bổ thời gian làm việc của các hộ nông dân. Chỉ tiêu này phản ánh đƣợc phần nào tình hình việc làm của các hộ. Các hộ gia đình với những điều kiện làm việc, những ngành nghề cụ thể khác nhau thì sử dụng quỹ thời gian làm việc trong năm cũng khác nhau. Qua bảng 3.7 cho ta thấy trƣớc khi có KCN, tỷ trọng ngƣời có việc làm thƣờng xuyên ở nhóm I là cao nhất chiếm 58,79%, nhóm II là 55,62%, nhóm III là 50,28%. Sau khi có KCN,

đã có sự biến động việc làm giữa các nhóm hộ một cách rõ rệt. Cụ thể, nhóm I số ngƣời có việc làm thƣờng xuyên tăng từ 58,79% lên thành là 66,67%. Tuy không bị thu hồi đất nông nghiệp, nhƣng sự biến động mạnh mẽ này là do điều kiện sản xuất chung của các xã đều phát triển, những hộ có tiền đền bù đất thu hồi tạo điều kiện về vốn cho những hộ không bị thu hồi đất vay, cho nên điều kiện sản xuất những hộ nhóm I đƣợc cải thiện theo hƣớng tăng tỷ trọng việc làm thƣờng xuyên qua các năm. Tỷ trọng ngƣời chƣa có việc làm trong nhóm I này có xu hƣớng giảm từ 14,54% xuống còn 12,12%.

Nhóm II là nhóm hộ bị thu hồi đất nông nghiệp một phần, những hộ này diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhƣng nhờ chuyển đổi nhanh chóng sang ngành nghề khác, nên tỷ trọng những ngƣời có việc làm thƣờng xuyên có biến động mạnh.

Bảng 3.7. Biến động về số ngƣời có việc làm giữa các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu

Trƣớc khi có KCN Sau khi có KCN

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm I Nhóm II Nhóm III

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Số ngƣời có việc làm thƣờng xuyên 97 58,79 94 55,62 89 50,28 110 66,67 109 64,5 113 63.84

Số ngƣời có việc làm tạm thời 44 26,67 50 29,58 54 30,51 35 21,21 40 23,67 44 24.86

Số ngƣời chƣa có việc làm 24 14,54 25 14,8 34 19,21 20 12,12 20 11,83 20 11.3

Tổng 165 100 169 100 177 100 165 100 169 100 177 100

Trƣớc khi có KCN tỷ trọng ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên trong nhóm II là 55,62%, sau khi có KCN tỷ trọng này là 64,5%. Kết quả này chứng tỏ họ đã tiến hành chuyển đổi ngành nghề đúng đắn, tạo việc làm thƣờng xuyên ổn định cho những lao động trong nhóm hộ mình. Tỷ lệ ngƣời lao động không có việc làm biến động giảm qua các năm lần lƣợt từ 14,8% xuống còn 11,83%.

Nhóm III là nhóm hộ bị thu hồi đất nhiều và hoàn toàn, nhiều hộ nông dân mất phần lớn diện tích đất nông nghiệp, có những hộ diện tích đất nông nghiệp họ không còn có thể cấy lúa và lƣơng thực vì nó quá nhỏ, chỉ có thể trồng rau. Tuy nhiên, nhờ có sự chuyển đổi đúng đắn sang những ngành nghề dịch vụ khác mà tỷ trọng ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên đƣợc gia tăng một cách ổn định – trƣớc khi có KCN ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên của nhóm này là 50,28%, sau khi có KCN là 63,84%. Tỷ lệ ngƣời lao động chƣa có việc làm cũng có sự biến động theo hƣớng giảm xuống tích cực từ 19,21% giảm xuống còn 11,3%.

c. Thời gian có việc làm trung bình trong tháng

Thời gian có việc làm của ngƣời lao động cũng thể hiện tính chất ổn định của công việc, dựa trên tình hình thực tế của các hộ điều tra, chúng tôi tiến hành phân chia thời gian có việc làm thành 3 loại nhƣ sau:

Số ngày làm việc thƣờng xuyên Số ngày làm việc tạm thời Số ngày không có việc

* Sự thay đổi thời gian làm việc của lao động trong nhóm hộ điều tra

Qua bảng 3.8 cho thấy cả ba nhóm hộ điều tra đều có số ngày làm việc thƣờng xuyên tăng lên sau khi có KCN. Cụ thể là, nhóm I – tăng từ 21,5 ngày, lên 23 ngày, nhóm II – từ 22 ngày lên 25 ngày và nhóm III – từ 23,5 ngày lên 25,5 ngày. Đây là một sự biến động hiệu tích cực và là kết quả của quá trình chuyển đổi ngành nghề trong các nhóm hộ điều tra.

Bảng 3.8. Thay đổi về thời gian làm việc của lao động trong nhóm hộ điều tra

(Tính trung bình cho 1 lao động trong 1 tháng)

ĐVT: Ngày

Chỉ tiêu Trƣớc khi có KCN Sau khi có KCN

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Số ngày làm việc thƣờng xuyên 21,5 22 23,5 23 25 25,5

Số ngày làm việc tạm thời 15,5 16,5 17 22,5 18,5 19

`Số ngày không có việc 18,5 16 15 12,5 14 14

Tóm lại, thu hồi đất phục vụ cho sự phát triển các KCN tại địa bàn đã tác động đến biến động về số ngƣời có việc làm theo xu hƣớng: tăng thời gian việc làm và việc làm thƣờng xuyên đối với lao động làm nghề phi nông nghiệp, giảm thời gian làm việc đối với lao động làm nghề nông nghiệp.

d. Các vấn đề xã hội nảy sinh

Bên cạnh những mặt tích cực là chuyển đổi cơ cấu ngành nghề địa phƣơng theo hƣớng phát triển công nghiệp dịch vụ, việc thu hồi đất nông nghiệp cho việc hình thành khu công nghiệp, phát triển kinh doanh dịch vụ và cơ sở hạ tầng địa phƣơng cũng làm nảy sinh những vấn đề xă hội tiêu cực. Do vậy, nếu không có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hữu hiệu thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lƣờng. Một số vấn đề sau đây đã nảy sinh tại địa bàn điều tra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, một bộ phận nông dân ở những vùng bị thu hồi đất rơi vào tình cảnh không có hoặc không đủ đất để sản xuất, do đó bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của họ.

Điều đáng bàn là ở địa phƣơng, nhiều hộ gia đình “giàu lên” nhanh chóng nhờ tiền đền bù đất, sau một số năm lại rơi vào tình trạng “bần cùng hóa”, tệ nạn xă hội xâm nhập vào các gia đình. Điều tra hiệu quả sử dụng tiền đền bù từ việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân huyện Quế Võ cho thấy: 46,2% số tiền đền bù đƣợc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh và học nghề. Còn lại 53,8% đƣợc sử dụng vào các lĩnh vực tiêu dùng không tạo việc làm nhƣ mua sắm đồ dùng sinh hoạt, sửa chữa nhà cửa và các mục đích khác.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do ngƣời dân sử dụng số tiền đƣợc đền bù không có hiệu quả, tỷ lệ tiền đền bù đầu tƣ cho phát triển sản xuất, tạo việc làm, cho giáo dục đạt rất thấp mà chủ yếu là đƣợc sử dụng vào việc tiêu dùng cho sinh hoạt, thậm chí một số hộ gia đình con cái ăn chơi tiêu sài, dẫn đến tệ nạn xă hội trong nông thôn ngày càng gia tăng.

Thứ hai, nhiều “điểm nóng” phát sinh, tình trạng khiếu kiện đất đai kéo

Một phần của tài liệu việc làm và thu nhập của hộ nông dân trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tại huyện quế võ - tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 84)