5. Bố cục của luận văn
1.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này đƣợc thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp. Các số liệu này đƣợc sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong xã, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi việc làm của các hộ do ảnh hƣởng của các khu công nghiệp. Phƣơng pháp điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau:
* Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Việc chọn địa điểm nghiên cứu có ảnh hƣởng quyết định đến kết quả của việc nghiên cứu. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho vùng nghiên cứu chúng tôi căn cứ vào bản đồ đất đai, quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp và các chuyến đi khảo sát.
Đối với quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, đề tài chọn các xã Phƣợng Mao, Phƣơng Liễu, Ngọc Xá, Châu Phong, Việt Hùng làm điểm nghiên cứu, bởi KCN Quế Võ số 1, 2 và 3 chủ yếu nằm trên các xã này. Chính vì vậy sự tác động của quá trình thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp đến đời sống của ngƣời dân đƣợc thể hiện rõ nét nhất.
* Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra
Toàn huyện Quế Võ có 21 xã, thị trấn, hiện nay có 12 xã bị thu hồi đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi chọn 5 xã: Phƣợng Mao, Phƣơng Liễu, Ngọc Xá, Châu Phong, Việt Hùng để điều tra vì những lý do sau:
+ Thứ nhất: 5 xã này là những xã bị thu hồi đất nhiều nhất để phục vụ cho phát triển KCN.
+ Thứ hai: Mỗi xã có ngành nghề sản xuất khác nhau: Thuần nông, ngoài nghề nông ra còn có ngành nghề khác nhƣ buôn bán kinh doanh.
Mặc dù đề tài chọn điểm nghiên cứu là 5 xã: Phƣợng Mao, Phƣơng Liễu, Ngọc Xá, Châu Phong, Việt Hùng, nhƣng chúng tôi vẫn tiến hành quan sát ở các xã khác để nhìn nhận tốt hơn về vấn đề nghiên cứu.
* Phƣơng pháp phân tổ điều tra Căn cứ để phân tổ:
- Số lƣợng diện tích đất bị thu hồi - Loại đất bị thu hồi
Căn cứ vào đặc điểm địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra mỗi xã 30 hộ/xã theo tiêu chí:
+ Những hộ không bị thu hồi đất chọn 10 hộ/1 xã + Những hộ bị thu hồi đất một phần chọn 10 hộ/1 xã
+ Những hộ bị thu hồi đất nhiều và hoàn toàn chọn 10 hộ/1 xã Phân tổ thành 3 nhóm nhƣ sau:
+ Nhóm I: Là nhóm hộ không bị thu hồi đất nông nghiệp.
+ Nhóm II: Là nhóm hộ bị thu hồi đất nông nghiệp một phần (diện tích đất thu hồi dƣới 50% tổng diện tích đất nông nghiệp).
+ Nhóm III: Là nhóm hộ bị thu hồi nhiều và hoàn toàn (diện tích đất thu hồi từ 50 % tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có của hộ).
* Phƣơng pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lƣợng thông tin có tính đại diện và chính xác. Câu hỏi đƣợc soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
+ Nhóm thông tin về đặc điểm chung của hộ.
+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình việc làm và thu nhập của hộ.
+ Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp khi hình thành các khu công nghiệp ở địa phƣơng, mong muốn của ngƣời nông dân về vấn đề việc làm, đào tạo nghề…
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho ngƣời bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tƣợng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.
Phƣơng pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị…
Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tƣơng đối chi tiết về tình hình đời sống kinh tế - xã hội của hộ và những tác động của khu công nghiệp tới hộ nông dân.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ các cán bộ quản lý, ngƣời sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.
Phƣơng pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về sản xuất nông nghiệp.
- Phương pháp quan sát trực tiếp
Đây là phƣơng pháp rất sinh động và thực tế vì qua phƣơng pháp này tất cả các giác quan của ngƣời phỏng vấn đều đƣợc sử dụng: mắt nhìn, tai
nghe... qua đó các thông tin đƣợc ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
a. Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng biểu.
b. Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành đƣợc kiểm tra về độ chính xác và sẽ đƣợc nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lí.
1.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp tổng hợp
Là phƣơng pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Mục đích phân tích mức độ thu hồi đất, mức độ biến động việc làm, thu nhập thông qua các chỉ tiêu phân tích nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trong từng năm.
c. Phương pháp thống kê so sánh
Mục đích là so sánh sự khác nhau về thu hồi đất, việc làm, thu nhập giữa các nhóm hộ, các xã qua các năm. d. Phương pháp bình quân Công thức tính số bình quân: X = n X i i 1
Các số bình quân nhƣ: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân… Phƣơng pháp này cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của hộ nông dân.
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá
- Tổng diện tích đất của huyện bị thu hồi bàn giao cho KCN so với tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
- Giá trị đền bù = Pi x Bi (đơn vị tiền tệ) Trong đó:
Pi là giá đền bù của 1 đơn vị diện tích bị thu hồi ứng với loại (hạng) đất i. Bi là diện tích loại đất thứ i bị thu hồi
- Tỷ lệ sử dụng nguồn kinh phí đền bù
- Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi: là sự so sánh giữa diện tích bị thu hồi với diện tích đất nông nghiệp của hộ.
- Tỷ lệ lao động phục vụ cho các khu công nghiệp
1.2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu thể hiện thực trạng thu hồi đất nông nghiệp
- Diện tích và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp của huyện, của hộ nông dân bị thu hồi.
- Diện tích và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp của huyện, của hộ nông dân bị thu hồi theo từng mục đích: Khu công nghiệp, công trình phúc lợi (chợ, nhà văn hóa), kết cấu hạ tầng (thủy lợi, kênh mƣơng).
- Diện tích và tốc độ tăng giảm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của huyện qua các năm.
1.2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu thể hiện đặc điểm của các hộ nông dân bị thu hồi đất
- Số chủ hộ và tỷ lệ chủ hộ là nữ
Tỷ lệ chủ hộ là nữ = 100% x Số chủ hộ là nữ điều tra Tổng số chủ hộ điều tra - Tuổi bình quân của chủ hộ
Tuổi bình quân của chủ hộ =
Tổng số tuổi của các chủ hộ điều tra Tổng số chủ hộ điều tra
- Trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ - Diện tích đất chung bình quân 1 hộ
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 hộ - Nhân khẩu bình quân 1 hộ
- Lao động bình quân 1 hộ (tính cho từng ngành: Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ và ngành nghề, đi lao động nơi khác)
- Vốn bình quân 1 hộ
1.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng việc làm của hộ bị thu hồi đất
- Số ngƣời lao động và tỷ lệ lao động có việc làm
- Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên - Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm tạm thời - Số lao động và tỷ lệ lao động không có việc làm
1.2.3.5. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu nhập và chênh lệch thu nhập của hộ nông dân
* Số lƣợng, cơ cấu các nguồn thu bình quân của 1 hộ - Thu từ hoạt động nông nghiệp
- Thu từ hoạt động nuôi trồng thủy sản - Thu từ dịch vụ ngành nghề khác - Thu từ đi lao động nơi khác
* Số lƣợng chi và cơ cấu các khoản chi bình quân 1 hộ - Chi sản xuất
- Chi cho tiêu dùng - Các khoản chi khác
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẾ VÕ – TỈNH BẮC NINH
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu của huyện Quế Võ
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quế Võ là một huyện thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ, nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Ninh, dọc theo Quốc lộ 18, cách thành phố Bắc Ninh khoảng 12 km về hƣớng Tây, cách Thủ đô Hà Nội 45km về phía Tây - Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên là 154,85km2. Phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng, phía Bắc giáp huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp huyện Gia Bình và huyệnThuận Thành. Quế Võ có 3 con sông bao bọc (sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình) với 68 km đê trung ƣơng và địa phƣơng, 22 km quốc lộ 18. Ở vị trí này, Quế Võ khá thuận lợi trong giao thông hàng hoá, dịch vụ và phát triển kinh tế, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội nên có điều kiện tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện.
Về địa giới hành chính, huyện Quế Võ giáp ranh với:
+ Phía Bắc giáp huyện Yên Dũng, Việt Yên tỉnh Bắc Giang (ranh giới tự nhiên sông Cầu).
+ Phía Nam giáp với huyện Gia Bình, Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh (ranh giới tự nhiên sông Đuống).
+ Phía Đông giáp với huyện Chí Linh tỉnh Hải Dƣơng. + Phía Tây giáp với huyện Tiên Du và Thành phố Bắc Ninh.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình đồng bằng, tài nguyên trong lòng đất nhƣ các loại quặng khoáng sản… hầu nhƣ không có hoặc chƣa đƣợc phát hiện, nguồn nƣớc ngầm khá
phong phú đƣợc phân bổ đều cho các xã, thị trấn.
Tài nguyên đất, thuộc vùng châu thổ sông Hồng, đất đƣợc bồi lắng phù sa, do vậy đất nông nghiệp có độ phì nhiêu cao, thích hợp phát triển trồng cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp, cây ăn quả.
3.1.1.3. Đặc điểm điều kiện đất đai
Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên là: 15.484,82 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp 9.567,09 ha, gồm đất sản xuất nông nghiệp 8.555,85 ha; đất lâm nghiệp 152,68 ha; đất nuôi trồng thủy sản 857,74 ha; đất nông nghiệp khác 0,82 ha.
- Đất phi nông nghiệp 5.757,95 ha, gồm đất ở 1.744,72 ha; đất chyên dùng 2.775,84 ha;
- Đất chƣa sử dụng 159,78 ha.
3.1.1.4. Đặc điểm điều kiện khí hậu - thuỷ văn
Quế Võ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa đông thì khô và lạnh, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu trong mùa lạnh và hanh, nhiệt độ thấp, thƣờng ít mƣa, lƣợng mƣa chỉ chiếm gần 20% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa hè thì nóng, ẩm, có mƣa lũ từ tháng 4 đến tháng 10, lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.500 - 1.700mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC, số giờ nắng từ 1.340 đến 1.800 giờ/ năm, độ ẩm không khí trung bình từ 80 - 85%. Nhìn chung, khí hậu rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trƣởng nên hệ thống cây trồng vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì sự thay đổi bất thƣờng của khí hậu cũng gây khó khăn không ít cho phát triển sản xuất. Trong đó phải kể đến rét, sƣơng muối ở mùa đông và mƣa bão ở mùa mƣa.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Về dân số, lao động, việc làm (theo số liệu thống kê của huyện năm 2012): - Tổng số hộ toàn huyện 33.878 hộ, dân số 137.559 ngƣời; mật độ dân số 875 ngƣời/km2
.
- Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 92.905 ngƣời, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 75.758 ngƣời, lao động trong khu vực nhà nƣớc 3.320 ngƣời.
- Số lao động dôi dƣ do thu hồi đất: 9.166 ngƣời. Trong đó số lao động dƣới 35 tuổi là 5.091 ngƣời, số lao động trên 35 tuổi là 4.075 ngƣời. Số lao động có nhu cầu đào tạo nghề khoảng 5.000 ngƣời, số lao động trên 35 tuổi cần đƣợc hỗ trợ chuyển đổi nghề khoảng 3.500 ngƣời. Trong số lao động dôi dƣ trên, một bộ phận đã chuyển đổi đƣợc nghề sang lao động trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; số lao động chƣa có việc làm khoảng trên 6.000 ngƣời.
- Toàn huyện hiện có 3 làng nghề, trong đó có 01 làng nghề đƣợc Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh công nhận là làng nghề gốm Phù Lãng.
3.1.2.2. Hạ tầng cơ sở
a. Thực trạng mạng lưới giao thông
Huyện Quế Võ có một mạng lƣới giao thông rộng khắp với các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sông tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn thuận tiện cho việc giao lƣu kinh tế đối nội và đối ngoại.
- Đƣờng bộ: Quốc lộ 18 từ Thành phố Bắc Ninh đi Phả Lại chạy qua địa bàn huyện mở rộng theo tiêu chuẩn đƣờng cấp 3 đồng bằng và đang nâng cấp nên đƣờng đô thị cấp I. Tạo điều kiện thuận lợi giao lƣu, vận chuyển hàng hoá giữa huyện và các địa phƣơng khác trong tỉnh và các tỉnh bạn. Dọc tuyến quốc lộ 18 đã hình thành các khu, cụm công nghiệp góp phần vào sự phát triển kinh tế với tốc độ cao của tỉnh Bắc Ninh nói chung và Quế Võ nói riêng.
- Đƣờng sông: Ngoài đƣờng bộ huyện Quế Võ có 2 con sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Đuống. Cả 2 sông này đều có khả năng cho các phƣơng tiện thuỷ có trọng tải 200 - 400 tấn đi qua vào mùa mƣa. Tuy nhiên vào mùa khô chỉ