5. Bố cục của luận văn
3.2.4.1. Khái quát chung về các hộ điều tra
Các hộ nông dân trên địa bàn huyện Quế Võ, Bắc Ninh về cơ bản là có những nét đặc trƣng của hộ nông dân Việt Nam, đó là sự cần cù chịu khó và có hạn chế về trình độ văn hóa. Chính vì những tập quán và những giới hạn của ngƣời nông dân đã làm cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nƣớc ta bị chậm hơn.
Qua điều tra các hộ trên địa bàn huyện Quế Võ thể hiện trên bảng 3.2 tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra, chủ hộ có tuổi bình quân từ 43 cho đến 50 tuổi, và nam giới chiếm đa số từ 70% đến 80%. Tuổi bình quân của chủ hộ ở mức trung bình, trình độ văn hóa của chủ hộ ở mức không thấp lắm so với các hộ nông dân trong các vùng khác, chủ yếu trình độ văn hóa của chủ hộ là học hết cấp 2 (7/10), đối với nhóm I chủ hộ học hết cấp 3 là 26,6%, học hết cấp 2 là 53,3% còn lại chƣa học hết cấp 2. Số chủ hộ có qua đào tạo trung cấp và sơ cấp chỉ chiếm 0,06%, còn lại đa số chủ hộ là không có trình độ chuyên môn. Nhóm II chủ hộ học hết cấp 2 chiếm 69%, cấp 3 chiếm 15,5%, nhƣng số chủ hộ học qua lớp sơ cấp chỉ chiếm 0,1% còn lại là học hết cấp 1. Nhóm III đa số chủ hộ học hết cấp 2 và không có chủ hộ nào có trình độ chuyên môn. Nhƣ vậy, trình độ chuyên môn của chủ hộ là rất thấp, hầu hết các chủ hộ đều không có bằng cấp. Tuy nhiên huyện Quế Võ là nơi có vị trí địa lý gần thành phố Bắc Ninh, do vậy có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, nhƣng trình độ học vấn của ngƣời nông dân còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu là trồng lúa và một số cây rau màu quen thuộc nhƣ: Đỗ tƣơng, lạc, khoai tây, dƣa…Sản xuất nông nghiệp hay kinh doanh buôn bán của hộ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống tích lũy trong quá trình làm việc, thiếu tính sáng tạo trong sản xuất, tƣ duy còn cũ nên hiệu quả kinh tế thƣờng không cao, năng suất lao động thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên rất khó tìm đƣợc việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Bảng 3.2. Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III
I. Thông tin chủ hộ Hộ 50 50 50
1. Tuổi bình quân Tuổi 44,5 45,2 45,9
2. Giới tính 100 100 100 - Nam % 75 78 85,0 - Nữ % 25 22 15,0 3. Trình độ văn hóa 100 100 100,0 - Cấp 1 % 20,1 18,5 41,3 - Cấp 2 % 53,3 69 50,1 - Cấp 3 % 26,6 15,5 8,6 4. Trình độ chuyên môn - Không bằng cấp % 95 95 97,5 - Sơ cấp, trung cấp % 5 5 2,5
II. Thông tin về hộ
1. Số khẩu/hộ Ngƣời 4,35 4,35 4,15
- Lao động/hộ LĐ 3,0 3,0 2,9
- Lao động NN/hộ LĐ 1,9 1,4 1,3
- Lao động phi NN/hộ LĐ 1,1 1,6 1,6
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn hộ năm 2013
Về số khẩu bình quân của nhóm hộ ở mức trung bình, không cao vào khoảng từ 3,8 đến 4,3 ngƣời/hộ. Song đời sống của ngƣời dân gặp không ít khó khăn do những năm gần đây giá cả leo thang, thu nhập của ngƣời dân không đƣợc cải thiện. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm của các hộ gia đình. Số nhân khẩu tăng lên làm cho lao động trong hộ tăng lên song không đáng kể, nhóm I năm 2013 số lao động tăng lên 0,3 lao động/hộ, nhóm II số lao động tăng lên 0,2 lao động/hộ và nhóm III tăng lên 0,1 lao động/hộ.
Quá trình thu hồi đất để hình thành các khu công nghiệp, đƣờng giao thông đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, lực lƣợng lao động nông nghiệp chuyển dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Lao động ở nhóm III là nhóm bị thu hồi nhiều và hoàn toàn, có những gia đình còn đất nông nghiệp không đáng kể họ không thể cấy lúa mà chủ yếu trồng rau dùng cho sinh
hoạt hàng ngày, số lao động nông nghiệp năm 2013 giảm 0,48 lao động/hộ và chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp khác nhƣ mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa, đi làm thuê, bán hàng rau ở chợ, một số đi làm nghề thợ xây, phụ hồ… họ có thu nhập bấp bênh.
Qua phân tích tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra cho thấy, trình độ văn hóa và tuổi thọ bình quân của các chủ hộ không có sự chênh lêch nhiều nhƣng về cơ cấu lao động lại có sự thay đổi giữa các năm và chênh lệch giữa các nhóm hộ. Đây chính là tác động tiêu cực của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đề hình thành các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng địa phƣơng đến các hộ nông dân của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua.
b. Điều kiện sản xuất của hộ
Điều kiện sản xuất là điều kiện quan trọng quyết định đến việc làm và thu nhập của hộ nông dân, điều kiện sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện tăng việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân và ngƣợc lại. Các số liệu ở bảng 3.3 cho thấy năm 2013 diện tích đất đai tính trên bình quân 1 hộ điều tra của nhóm I (nhóm không bị thu hồi đất nông nghiệp) là 984,025 m2, của nhóm II (nhóm hộ bị thu hồi một phần đất nông nghiệp) là 769,86 m2, giảm 214,165 m2 trên 1 hộ so với nhóm I, nhóm III là nhóm có diện tích đất bị thu hồi nhiều và hoàn toàn thì diện tích đất nông nghiệp tính tính quân trên 1 hộ trong nhóm giảm xuống còn 543,27 m2
. Qua đó cho thấy rằng diện tích đất nông nghiệp tính bình quân 1 hộ của nhóm III là ở mức thấp hơn so với nhóm I và nhóm II, tuy diện tích đất nông nghiệp giảm nhƣng những ngƣời nông dân họ lại dùng tiền đền bù sử dụng vào các mục đích khác nhau, có nhiều ngƣời chuyển đổi sang những ngành nghề kinh doanh dịch vụ, điều đó không những góp phần tạo nên những việc làm mới cho lao động bị thu hồi mà còn góp phần tăng thêm thu nhập cho lao động địa phƣơng.
Lao động bình quân/hộ của nhóm I, nhóm II, nhóm III đều ở mức xấp xỉ 3 lao động/hộ. Tài sản cố định dùng cho sản xuất của nhóm III là cao nhất 3.218,35 nghìn đồng, tài sản cố định sử dụng cho tiêu dùng ở nhóm III – nhóm bị thu hồi đất nhiều và hoàn toàn cũng là nhiều nhất đạt 48.150 nghìn đồng/hộ. Vốn cũng là điều kiện không thể thiếu và rất quan trọng trong phát triển kinh tế
hộ, mức vốn trung bình tính trên 1 hộ điều tra của nhóm I là 27.725 nghìn đồng, ở nhóm II có mức vốn cao hơn 33.160 nghìn đồng, cao nhất ở nhóm III là 35.280 nghìn đồng.
Bảng 3.3. Điều kiện sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra
(Tính bình quân trên 1 hộ điều tra)
Chỉ tiêu ĐVT Các nhóm Nhóm I Nhóm II Nhóm III Đất đai m2 984,025 769,86 543,27 Lao động Ngƣời 3,0 3,0 2,9 TSCĐ SX 1000đ 2202,5 2538,5 3218,35 TSCĐ TD 1000đ 44.950 46.250 48.150 Vốn 1000đ 27.725 33.160 35.280
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn hộ năm 2013
c. Đặc điểm của hộ điều tra
* Tình hình nhân khẩu, lao động của nhóm hộ điều tra
Bảng 3.4. Tình hình dân số, lao động của các nhóm hộ điều tra
Nhóm hộ điều tra Số hộ điều tra Nhân khẩu thực tế thƣờng trú (ngƣời) Độ tuổi TB của các nhân khẩu
Số ngƣời trong độ tuổi lao động (ngƣời) Tổng số Trong đó Nữ CC (%) Nam CC (%) Nhóm hộ I 50 211 29,5 165 80 48,48 85 51,52 Nhóm hộ II 50 233 29 169 92 54,43 77 45,57 Nhóm hộ III 50 240 30,5 177 98 55,36 79 44,64 Tổng số 150 684 511 270 100 241 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn hộ năm 2013
Qua điều tra 150 hộ gia đình ở các khu vực vừa bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn trong giai đoạn 2008-2012, chúng tôi thấy
tổng số thành viên của các hộ là 684 ngƣời, trung bình 4,6 khẩu/hộ. Số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 74,71% tổng dân số; trong đó nam chiếm 47,16% và nữ chiếm 52,84%.
Đối với nhóm I có 211 khẩu với số nam trong độ tuổi lao động là 85 ngƣời chiếm 51,52%, nữ chiếm 48,48% ứng với 80 ngƣời. Nhóm II có 233 ngƣời, bình quân mỗi hộ có 4,66 khẩu. Số nữ trong độ tuổi lao động ở nhóm II cao hơn số lao động là nam. Nhóm hộ III có 50 hộ, tổng số nhân khẩu là 240 ngƣời, nhƣng tỷ lệ nam ở nhóm hộ III trong độ tuổi lao động ít hơn hơn so với nữ. Nam trong độ tuổi lao động chiếm 44,64% ứng với 79 ngƣời, nữ 98 ngƣời chiếm 55,36%. Qua điều tra cho ta thấy độ tuổi trung bình của nhóm III cao nhất. Tuổi bình quân mỗi nhân khẩu ở nhóm III cao nhất trong 3 nhóm là 30,5 tuổi, nhóm hộ này có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do diện tích đất nông nghiệp của nhóm này bị thu hồi nhiều nhất nên nguồn thu nhập từ nhóm ngành nông nghiệp cũng bị giảm. Nhƣng các hộ trong nhóm III đã chuyển hƣớng sang các ngành thƣơng mại và dịch vụ hay đi làm công nhân nên thu nhập của các hộ cũng không bị biến động quá nhiều.
* Trình độ văn hóa của nhóm hộ điều tra
Trình độ văn hóa có thể coi là chìa khoá để tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập cho bất kỳ lao động nào trong xã hội. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy trong 511 ngƣời trong độ tuổi lao động của 3 nhóm thì số ngƣời mới học hết tiểu học chiếm tỷ trọng vẫn còn cao. Đây là khó khăn lớn cho ngƣời lao động khi trình độ học vấn của họ quá thấp trong khi các doanh nghiệp của các KCN đòi hỏi trình độ trung học cơ sở trở lên. Số liệu điều tra cho thấy số ngƣời có trình độ tiểu học ở nhóm I chiếm tỷ trọng 14,55%; ở nhóm II chiếm 16,57% và ở nhóm III chiếm 18,64%. Trình độ văn hoá trung học cơ sở ở nhóm hộ I chiếm tỷ lệ 66,67%, nhóm II chiếm 68,05% và nhóm III chiếm 65,54%, Trình độ văn hoá hết trung học phổ thông ở nhóm I chiếm 18,79%, ở nhóm II chiếm 15,38% và ở nhóm III chiếm 15,82%. Nhƣ vậy, ta thấy trình độ văn hoá của 3 nhóm chủ yếu hết tiểu học và trung học cơ sở và vẫn chiếm một tỷ trọng lớn.
Bảng 3.5. Trình độ văn hoá của nhóm hộ điều tra trong độ tuổi lao động
ĐVT: Người
STT Nhóm hộ
điều tra
Số ngƣời trong độ
tuổi lao động Trình độ văn hoá
Tổng số Nữ Nam Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Số CC Số CC Số lƣợng CC (%) lƣợng (%) lƣợng (%) 1 Nhóm hộ I 165 80 85 24 14,55 110 66,67 31 18,79 2 Nhóm hộ II 169 92 77 28 16,57 115 68,05 26 15,38 3 Nhóm hộ III 177 98 79 33 18,64 116 65,54 28 15,82
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn hộ năm 2013
Kết quả điều tra cho thấy chất lƣợng lao động ở các hộ điều tra chƣa cao. Nhu cầu đào tạo nghề của lao động là rất lớn nhƣng phần lớn lao động lại không tham dự đƣợc, một phần do ngƣời lao động thật sự khó khăn về kinh tế, một phần do họ ngại học. Chất lƣợng lao động là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới biện pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp để phục vụ cho sự phát triển của các KCN.