Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu việc làm và thu nhập của hộ nông dân trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tại huyện quế võ - tỉnh bắc ninh (Trang 108 - 111)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.2.Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, khi áp dụng giải pháp này chúng ta cần phân loại các đối tƣợng mất đất theo các tỷ lệ khác nhau, các lứa tuổi khác nhau, vị trí khác nhau để áp dụng cho phù hợp. Căn cứ vào dự kiến cơ cấu kinh tế trong kế hoạch phát triển của huyện tại (bảng 3,3) ta cần có những giải pháp cụ thể sau:

a) Trước hết, các địa phương cần phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để làm khâu đột phá của quá trình chuyển dịch

97

Tập trung phát triển những ngành nghề truyền thống nhƣ nghề gốm sứ của xã Phù Lãng, nghề đan Mây tre xuất khẩu xã Việt Hùng… Để làm tốt vấn đề này cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nƣớc, thể hiện việc hỗ trợ về vốn cho các đối tƣợng muốn phát triển làng nghề. Khuyến khích các hộ muốn đầu tƣ mở rộng sản xuất và đặc biệt có thu hút lao động ngoài lao động gia đình.

Bảng 4.1. Dự kiến cơ cấu kinh tế trong những năm tới

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Công nghiệp, xây dựng (ĐVT %) 51,7 55,0 58

2 Thƣơng mại, dịch vụ (ĐVT %) 30,0 33,0 36

3 Nông, lâm, ngƣ nghiệp (ĐVT %) 18,3 12,0 6

Với những hộ mất đất từ trên 50% thì việc phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm, chúng ta phải tìm mọi cách để họ có thu nhập chủ yếu từ các ngành này. Tuy nhiên, do đặc điểm trình độ lao động của các ngành này không dễ thích ứng nhƣ sản xuất nông nghiệp nên cần rất nhiều giải pháp phụ trợ. Bên cạnh đó, vẫn phải có các giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ thật phù hợp, Những hộ mất nhiều đất tập trung chủ yếu ở xã Phƣơng Liễu, Nhân Hoà... diện tích mất đất nông nghiệp từ 80% trở lên. Phần đất nông nghiệp còn lại quá ít nên các hộ có thể dành cho việc tự sản xuất những sản phẩm thiết yếu cho gia đình để đảm bảo tính chủ động trong tiêu dùng của các hộ gia đình, cũng có thể hƣớng các hộ dân sản xuất một số loại rau gia vị vừa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, vừa có thu nhập cao và thu hút nhiều lao động.

b) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Đối với những hộ mất dƣới 50% diện tích đất đai, nghề nghiệp của họ không có sự thay đổi nhƣng có nhiều xáo trộn. Do đó, vấn đề cần làm là làm sao chỉ với số lƣợng đất ít ỏi còn lại mà họ vẫn có thể đảm bảo đƣợc việc làm, tăng thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu tìm đƣợc những cây, con cần đầu tƣ lƣợng lao động lớn, hiệu quả kinh tế cao cũng nhƣ tìm cách quay vòng ruộng đất nhiều hơn để tăng khối lƣợng sản phẩm và tăng giá trị của nó. Chú trọng những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu

98

thị trƣờng. Mặt khác cũng cần tìm những nghề thu hút nhiều lao động và ít ruộng đất hơn. Do đó cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, đầu tƣ phát triển nông nghiệp sạch theo hƣớng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng sản xuất tập trung; chú trọng đầu tƣ phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung kiểu trang trại hoặc bán tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn cho ngƣời và gia súc, phát triển cây trồng theo hƣớng sản xuất nông nghiệp sạch, chú trọng sản xuất những cây đặc sản, hình thành những vùng sản xuất rau an toàn. Với việc chuyển dịch này sẽ giúp các hộ nông dân có thêm việc làm với phần đất hạn hẹp còn lại sau thu hồi để phục vụ cho phát triển công nghiệp tại Huyện. Trong trƣờng hợp này, ngƣời lao động ở các lứa tuổi và cả những ngƣời không còn trong độ tuổi lao động đều có thể tham gia lao động mà không có trở ngại gì.

Một số địa phƣơng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau sạch, rau an toàn nhƣ Đại Xuân, Nhân Hòa... nên có sự liên kết để cung cấp rau sạch, rau an toàn cho các các chợ đầu mối, khách sạn, siêu thị, nhà hàng để giữ uy tín cho sản phẩm, từ đó ổn định thị trƣờng và ổn định giá cả.

Ổn định và phát triển nuôi bò thịt... ở vùng đồng bãi ven đê. Mở rộng nuôi trồng thủy sản bằng việc nuôi cá ở những vùng đất trũng hoặc kết hợp nuôi cá- lúa,,,

Để làm tốt việc này, chính quyền địa phƣơng cần làm tốt công tác dịch vụ. Tăng cƣờng liên kết làm cầu nối giữa những nhà sản xuất với các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất giống, các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm,,,, từ đó giúp ngƣời sản xuất có định hƣớng đúng và triển khai hợp lý.

c) Phát triển ngành du lịch, dịch vụ

Đây cũng là một trong những vấn đề cơ bản góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Chỉ đạo xây dựng và hình thành một số điểm du lịch sinh thái, cụm du lịch sinh thái, chú trọng công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, huy động mọi thành phần kinh tế, sự đóng góp của nhân dân và đầu tƣ của Nhà nƣớc để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và nâng cấp hạ tầng các điểm du lịch, chú trọng du lịch làng nghề.

99

Một phần của tài liệu việc làm và thu nhập của hộ nông dân trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tại huyện quế võ - tỉnh bắc ninh (Trang 108 - 111)