5. Bố cục của luận văn
4.2.2.5. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, tăng cơ hội việc làm ngoài nƣớc
nước cho người lao động
Đây đƣợc coi là một trong những biện pháp tạo việc làm hiệu quả và thiết thực đƣợc nhắc tới rất nhiều trong những năm gần đây. Các cơ quan chức năng cần có sự liên kết với nhau trong tổ chức, sao cho những ngƣời bị thu hồi đất sẽ đƣợc ƣu tiên đi trƣớc, số còn lại mới dành cho các đối tƣợng khác. Tuy nhiên, để việc xuất khẩu lao động đƣợc thuận lợi, ngƣời lao động cũng cần phải đƣợc đào tạo cả về tiếng và về ý thức tổ chức kỷ luật cũng nhƣ về kỹ thuật công nghệ.
103
Có chính sách khuyến khích gián tiếp qua hỗ trợ ngƣời lao động để các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động trên địa bàn tuyển chọn lao động huyện Quế Võ nhƣ: chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động, hỗ trợ khám sức khoẻ, làm hộ chiếu cho lao động nghèo, chính sách thƣởng khuyến khích đối với các doanh nghiệp dành hợp đồng và thị trƣờng hợp đồng lao động phù hợp cho lao động của huyện, chính sách thƣởng cho các doanh nghiệp đƣa đƣợc nhiều lao động của huyện đi lao động ở nƣớc ngoài.
Tăng cƣờng chức năng quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động xuất khẩu lao động, thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động trên địa bàn.
4.3. Kết luận và kiến nghị
4.3.1. Kết luận
4.3.1.1. Lao động là bộ phận dân số trong quy định thực tế tham gia lao động, đang có việc làm và những ngƣời không có việc làm nhƣng đang tích cực tìm việc làm. Số lƣợng lao động và chất lƣợng lao động là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nguồn lao động.
Ngƣời có việc làm là ngƣời trong độ tuổi lao động, đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, không bị pháp luật ngăn cấm, mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Những ngƣời thất nghiệp là ngƣời có khả năng lao động, có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhƣng không có việc làm.
4.3.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mở ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị hiện đại. Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn tăng thêm chỗ làm việc mới, thúc đẩy kinh tế, năng cao thu nhập và mức sống của ngƣời dân. Mở rộng khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của ngƣời lao động.
Việc phát triển các KCN, CCN dẫn đến tình trạng hàng ngàn hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn các xã trong huyện. Tình trạng mất đất sản xuất nhất là đất nông nghiệp đã gây ra nhiều khó khăn trong việc ổn định nơi ăn chỗ ở, trong tìm kiếm việc làm ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động ở vùng thu hồi đất. Tìm kiếm việc làm hiện đang là vấn đề có tính chất thời sự ở tất các các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thuộc vùng thu hồi đất.
104
4.3.1.3. Trong những năm qua, Đảng và Chính quyền các cấp đã thực hiện khá tốt các chính sách hỗ trợ cho ngƣời lao động trong vùng thu hồi đất nhƣ chính sách đền bù, hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ tìm kiếm và tƣ vấn việc làm, cho vay vốn phát triển sản xuất và tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, theo kết quả còn nhiều hạn chế. Phần lớn ngƣời dân đều cho rằng các chính sách này là tốt nhƣng còn chƣa kịp thời, mức độ hỗ trợ còn thấp nên hiệu quả chƣa cao.
Huyện Quế Võ đã có cố gắng trong việc đào tạo nghề, tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động bao gồm việc trong các cơ sở CCN, KCN trên địa bàn tỉnh, các KCN, CCN có sử dụng đất thu hồi và tìm thị trƣờng xuất khẩu lao động. Số lƣợng lao động nông thôn đƣợc đào tạo ngày càng cao. Tuy nhiên, số lao động mất đất chƣa tìm kiếm đƣợc việc làm còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu chuyên môn kỹ thuật, do tổ chức kỷ luật trong các doanh nghiệp cao kết hợp với những lý do khác.
Đời sống của các hộ trƣớc và sau khi có KCN có nhiều thay đổi. Một số ít hộ có việc làm và thu nhập ổn định nên có thu nhập cao hơn trƣớc khi có KCN.
4.3.1.4. Một số giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong vùng thu hồi đất.
Trong thời gian tới, để giải quyết tốt công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động vùng thu hồi đất, huyện cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Hoàn thiện việc quy hoạch đất đai để công tác quản lý đi vào nề nếp, chặt chẽ, có kế hoạch và hiệu quả. Các dự án đi vào quy hoạch cần phải công khai và chỉ rõ thời gian, quy mô thu hồi đất để ngƣời dân chủ động trong chuyển đổi nghề tìm kiếm việc làm.
- Trƣớc tình hình diện tích đất sản xuất bị thu hẹp huyện cần chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển làng nghề tạo điều kiện thu hút nhiều lao động làm việc tại địa phƣơng. Trong nông nghiệp cần tập trung sản xuất hàng hóa hƣớng tới các sản phẩm rau quả có chất lƣợng.
105
- Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề cho nông dân, cần lƣu ý tới đối tƣợng, độ tuổi, văn hóa của ngƣời lao động để bố trí ngành nghề cho phù hợp. Trong đào tạo nghề gắn với xu thế phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ sản xuất, để ngƣời lao động giải quyết đƣợc các khó khăn về vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đăng ký thƣơng hiệu và mẫu mã sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trƣờng và có mặt hàng đủ điều kiện xuất khẩu.
- Công tác xuất khẩu lao động cần đƣợc coi trọng; có chính sách hỗ trợ ngƣời lao động đƣợc đào tạo định hƣớng trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài; hỗ trợ vốn vay đối với những ngƣời có khó khăn; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đƣợc phép xuất khẩu lao động tiếp cận địa bàn. Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động xuất khẩu lao động.
- Làm tốt công tác thông tin thị trƣờng lao động, nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan doanh nghiệp và ngành nghề đào tạo của các Trƣờng dạy nghề, tăng thêm nhiều cơ hội cho ngƣời lao động tìm kiếm việc làm.
- Xây dựng quỹ hỗ trợ đời sống, học tập, dạy nghề cho ngƣời lao động, từ đó giải quyết khó khăn trƣớc mắt cho nông dân khi bị thu hồi đất chƣa thích ứng với hoàn cảnh mới, có khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp.
4.3.2. Kiến nghị
4.3.2.1. Huyện Quế Võ
- Cần có sự quy hoạch phát triển kinh tế - Xã hội trong dài hạn trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tƣ phát triển các ngành sản xuất cụ thể.
- Thực hiện tốt và đồng bộ các chính sách hỗ trợ đối với ngƣời lao động trong vùng thu hồi đất để phục vụ cho sự phát triển các KCN.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong vùng thu hồi đất tuyển dụng lao động và có các chế tài đủ mạnh đối với các doanh nghiệp không thực hiện tốt các cam kết đã ký với lao động trƣớc khi thu hối đất.
4.3.2.2. Người lao động
- Chủ động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
106
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh tăng năng suất và hiệu quả. Thực hiện phân công lao động trong nội bộ hộ một cách hợp lý.
- Sử dụng hợp lý các nguồn lực của hộ, bao gồm nguồn vốn đền bù và nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc.
107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quế Võ (2010), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015.
2. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (2010), Hà Nam có 8 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
3. Bassand, Michel (chủ biên) (2001), Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (1995), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Lao động và TB&XH (2000), Báo cáo của chuyên gia về kết quả đi khảo sát về quản lý lao động tại Mỹ, Anh, Nhật Bản.
6. Bộ Lao động TB&XH (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội .
7. Bộ Xây dựng, Cục phát triển đô thị (2010), Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong phát triển đô thị ở nước ta, Hà Nội.
8. Con đƣờng công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nƣớc ta hiện nay (1996), Nxb- Khoa học Xã hội, Hà Hội.
9. Lê Xuân Bá, PGS (2009), Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở nước ta, Đề tài cấp nhà nƣớc KX. 02.01/06-10.
10. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Phạm Thanh Hà (2011), "Các khu công nghiệp ở Việt Nam hƣớng tới sự phát triển bền vững", Tạp chí Cộng Sản ra tháng 7/2011,(825).
12. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
108
các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Phòng Thống kê huyện Quế Võ, Niên giám thống kê huyện Việt Yên các năm: 2008, 2012.
14. Sở Lao động và TB&XH tỉnh Bắc Ninh (2005), Thực trạng lao động- việc làm tỉnh Bắc Ninh, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới.
15. Sở Lao động TB&XH tỉnh Hà Nam (2011), Báo cáo sau 04 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề và Đề án Giải quyết việc làm tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006- 2010.
16. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2002), "Công nghiệp hóa mục tiêu để phát triển kinh tế", (số 18,19).
17. UBND huyện Quế Võ (2010), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Quế Võ trong 5 năm từ 2006 đến năm 2010.
18. UBND huyện Quế Võ (2013), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Quế Võ năm 2013.
19. UBND huyện Quế Võ (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quế Võ giai đoạn 2011-2015.
20. UBND huyện Quế Võ (2011), Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm huyện Quế Võ giai đoạn 2011-2015.
21. http:/www.molisa.gov.vn/tintuc/frmdocchitiet.asp? mbien1=01&mbien2=101&mbien3=3005. 22. http:/www.molisa.gov.vn/tintuc/frmdocchitiet.asp? mbien1=01&mbien2=101&mbien3=3148. 23. http://www.khucongnghiep.com.vn; 24. http://www.dothi.net; 25. http://www.vneconomy.vn;
109
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN ĐÌNH PHÁI
VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẾ VÕ – TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung