Một số kinh nghiệm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hộ nông

Một phần của tài liệu việc làm và thu nhập của hộ nông dân trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tại huyện quế võ - tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 44)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.Một số kinh nghiệm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hộ nông

địa phương của Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Lao động – TBXH trong 5 năm (2001 - 2004) số ngƣời mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu: xây dựng KCN, khu chế xuất, khu đô thị... ở Hà Nội là gần 800.000 ngƣời. Trong 8 năm (từ 2001 đến 2007), Hà nội đã triển khai hơn 2800 dự án đầu tƣ liên quan đến thu hồi đất. Thành phố đã bàn giao cho chủ đầu tƣ gần 1300 dự án với 6300 ha đất, trong đó trên 80% là đất nông nghiệp, liên quan đến gần 180.000 hộ dân. Bình quân mỗi năm Hà Nội đã giải phóng mặt bằng gần 1000 ha.

Trong những năm qua, mặc dù Trung Ƣơng và Thành phố đã có những chính sách về hỗ trợ việc làm và học nghề nhƣng lại chƣa đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp ở ngƣời nông dân mất tƣ liệu sản xuất là đất đai rất lớn. Bởi họ khó học nghề mới, phần lớn lại ở độ tuổi cao, trình độ văn hoá hạn chế, không đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động chất lƣợng cao. Một bộ phận nông dân khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đã trở thành hộ nghèo. Ở 5 quận, huyện bị thu hồi nhiều nhất, có 1223 hộ nghèo với 4389 nhân khẩu.

Hạn chế chủ yếu trong cơ chế chính sách hỗ trợ hiện có đƣợc Hà Nội chỉ ra là việc bồi thƣờng, hỗ trợ đều dƣới hình thức chi trả trực tiếp tiền cho ngƣời dân bị thu hồi (tức là mới chỉ quan tâm đến khía cạnh vật chất) dẫn đến tình trạng ngƣời dân dùng tiền để mua sắm chứ ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề để có thể đảm bảo cuộc sống ổn định khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

Mới đây Hà Nội đã đƣa ra các chủ trƣơng tìm cách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất nhƣ sau:

- Một là, UBND thành phố đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ nông dân bị mất trên 30% đất sản xuất nông nghiệp đƣợc giao theo NĐ64/CP của Chính phủ. Quỹ này sẽ có vốn ban đầu là 40 tỷ đồng từ ngân sách thành phố cấp, tiếp theo sẽ trích nguồn kinh phí của các nhà đầu tƣ khi đƣợc giao đất.

- Hai là, trẻ em của các gia đình bị thu hồi đất sẽ đƣợc hỗ trợ học phí phổ thông trong 3 năm. Ngƣời lao động có nhu cầu học nghề sẽ đƣợc cấp thẻ học nghề có giá trị tối đa 6 triệu đồng, ƣu tiên những ngƣời này tham gia kinh doanh các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị và KCN. Hỗ trợ 100% kinh phí BHYT cho ngƣời trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ.

Ngoài ra các giải pháp khác đƣợc UBND Thành phố quan tâm đó là xây dựng, ban hành quy chế ƣu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị, KCN mới hình thành, xã hội hoá các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị, KCN xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp. Cho ngƣời dân có đất bị thu hồi tham gia kinh doanh, đặc biệt sẽ ƣu tiên cho lao động của hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất. Có cơ chế về đầu tƣ, xây dựng hạ tầng nông thôn tại các khu vực thu hồi nhiều đất nông nghiệp để tạo điều kiện kinh doanh dịch vụ phục vụ các KCN, khu đô thị, giải quyết việc làm tại chỗ, đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và KCN với vùng dân cƣ.

Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho ngƣời dân mất đất tại Hà Nội ta thấy:

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng thẻ học nghề sẽ tránh đƣợc việc ngƣời dân sử dụng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề vào việc khác mà không phải là việc học nghề. Tuy vậy, Hà Nội chƣa quan tâm rõ đến từng đối tƣợng, chƣa có chính sách cho những ngƣời lao động đã qua độ tuổi lao động hoặc gần hết tuổi lao động. Họ không có điều kiện chuyển đổi nghề mới.

Thứ hai, Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ học phí cho con em những hộ bị mất đất. Lập quỹ hỗ trợ ổn định đời sống.

Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong vòng 10 năm (từ 1997 đến 2007) nhờ phát triển các KCN tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 17.1%. Nhƣng cũng chính vì thế mà nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị, KCN… Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Vĩnh Phúc đã thu hồi hơn 4.000ha đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, khu đô thị và hạ tầng. Việc thu hồi đất đã khiến hơn 10.000 hộ dân mất một phần hoặc toàn bộ đất ở, đất canh tác. Sau khi bị thu hồi đất, có khoảng 45.000 lao động nông thôn mất hoặc thiếu việc làm. Thời gian tới đây, đất nông nghiệp ở nhiều địa phƣơng trong tỉnh sẽ tiếp tục bị thu hồi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện

đại hóa. Số lƣợng nông dân không còn tƣ liệu sản xuất sẽ tiếp tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm. Trƣớc thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng, biện pháp giải quyết cơ bản…

Với quan điểm: Có “an cƣ” mới “lạc nghiệp”. Để sớm ổn định đời sống cho ngƣời dân có đất ở bị thu hồi phải nhanh chóng giải quyết tốt vấn đề tái định cƣ cho dân. Đây là quan điểm nhất quán của tỉnh. Vì vậy, tỉnh chủ trƣơng khi tái định cƣ cho dân phải bảo đảm nơi ở mới có điều kiện sống, sinh hoạt tốt hơn nơi ở cũ. Trên thực tế đã có nhiều địa phƣơng làm khá tốt việc này, đƣợc dƣ luận nhân dân đánh giá cao nhƣ Vĩnh Yên, Mê Linh, Phúc Yên…

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã sớm xây dựng đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp”. Theo đề án, từ thời điểm thực hiện cho đến năm 2010, tỉnh sẽ dành khoảng 87 tỷ đồng để đầu tƣ xây dựng, nâng cấp hệ thống trƣờng dạy nghề, mua sắm, hiện đại hóa máy móc thiết bị; hỗ trợ học phí cho 14.000 lao động nông thôn (chủ yếu là thanh niên); phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm… Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề lên 45% vào năm 2010. Đến nay toàn tỉnh đã có 52 cơ sở đào tạo nghề, với cơ cấu nghề đào tạo khá đa dạng, quy mô đào tạo hơn 31.000 lao động mỗi năm, cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề của ngƣời lao động. Ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức 385 lớp đào tạo về các nghề chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, thú y, điện, kinh tế, tin học... cho trên 11.640 nông dân tham gia học tập. Để nâng cao hơn nữa số lƣợng thanh niên nông thôn đƣợc đào tạo nghề cũng nhƣ đƣợc nhận vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhƣ: các hộ gia đình dành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ nếu tham gia các khóa đào tạo nghề dài hạn sẽ đƣợc hỗ trợ 10 tháng/khóa học; tham gia học bổ túc văn hóa và nghề sẽ đƣợc hỗ trợ 15 tháng/khóa học (mức hỗ trợ 200.000 đồng/học viên/tháng). Tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động nông thôn vào làm việc với mức 500.000 đồng/ngƣời (nếu lao động chƣa đƣợc đào tạo nghề); 200.000 đồng/ngƣời (nếu lao động đã đƣợc đào tạo nghề), hỗ trợ học phí với mức từ 250 ngàn đến 300 ngàn đồng/tháng/học viên/khoá học đào tạo nghề; hỗ

trợ 1 triệu đồng/ngƣời/khoá đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hƣớng xuất khẩu lao động. Tỉnh cũng khuyến khích đƣa lao động đi làm việc ngoài tỉnh theo chế độ mỗi lao động thuộc hộ có đất chuyển đổi mục đích sử dụng đi làm việc ở các tỉnh phía Bắc đƣợc hỗ trợ 300 nghìn đồng, đi miền Trung 500 nghìn đồng và đi miền Nam là 700 nghìn đồng. Từ nay đến năm 2010, tỉnh sẽ mở 3.000 lớp đào tạo các nghề mới cơ khí, may, điện, điện tử...cho trên 90.000 nông dân; đồng thời mở các điểm tƣ vấn, thông tin việc làm, cơ chế chính sách, thị trƣờng lao động từ tỉnh đến huyện, xã phục vụ ngƣời dân. Chính từ những chủ trƣơng đúng đắn này mà đến nay, 23% lao động nông thôn có đất bị thu hồi đã đƣợc nhận vào làm việc ổn định trong các khu công nghiệp.

Đối với những lao động bị thu hồi đất nhƣng tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề, tỉnh xác định hƣớng giải quyết là tạo việc làm tại chỗ. Để làm đƣợc điều này, một mặt, tỉnh chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề thủ công, tiểu thủ công… Huy động Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… vào cuộc, nhằm định hƣớng, dạy nghề, tạo việc làm cho những đối tƣợng phù hợp, có nhu cầu. Mặt khác, một mô hình đƣợc dƣ luận đánh giá có tính “đột phá” đã và đang đƣợc tỉnh áp dụng rộng rãi. Đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ”. Quyết định 2502/2004/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị… đã nêu rõ: các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 40% tổng diện tích đất nông nghiệp trở lên của hộ gia đình, cá nhân đó sẽ đƣợc cấp đất để làm dịch vụ. Cứ 1 sào (360m2) đất thu hồi sẽ đƣợc cấp 10m2

đất dịch vụ (tối thiểu 20m2, tối đa 100m2). Đất “dịch vụ” sẽ đƣợc nông dân sử dụng để xây nhà cho công nhân thuê, kinh doanh hàng ăn, tạp phẩm… tùy từng gia đình. Đây thực sự là một quyết định đúng đắn, đƣợc sự đồng tình, nhất trí cao của đông đảo ngƣời dân có đất bị thu hồi. Đất “dịch vụ” không những giải quyết việc làm cho một lực lƣợng lớn lao động mà còn có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng…

Từ thực tiễn giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho ngƣời dân tỉnh Vĩnh Phúc ta thấy: Tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cụ thể cho từng đối tƣợng. Tỉnh cũng đã có những hỗ trợ dành cho những lao động bị

thu hồi đất nhƣng tuổi đã cao. Tuy nhiên đó mới chỉ là những giải pháp bƣớc đầu giải quyết đƣợc tình trạng thiều việc làm và thất nghiệp của hộ nông dân. Các biện pháp đó chƣa mang tính đồng bộ và dài hạn, chƣa gắn kết với các Sở, Ban, Ngành và lồng ghép sâu rộng với các chƣơng trình, dự án của Tỉnh cũng nhƣ trên phạm vi toàn quốc.

Kinh nghiệm của Quảng Nam

Điện Bàn hiện có hàng ngàn hộ nông dân thuộc diện bị thu hồi đất sản xuất cho các dự án trong khu công nghiệp. Nông dân trẻ còn có cơ hội tìm việc làm trong khu công nghiệp, nhƣng nông dân trên 40 tuổi rất khó khăn để chuyển đổi nghề. Công ty giày Ricker Việt Nam, đóng tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đã có cách làm mới để tạo việc làm tại nhà cho số lao động này bằng cách đƣa một số công đoạn gia công về các hộ gia đình…Với cách làm này vừa tạo việc làm cho nông dân lớn tuổi, vừa đem lại thu nhập cho họ. “Trung bình mỗi đôi giày may gia công, ngƣời làm sẽ đƣợc trả công 4.000 đồng/đôi. Bất cứ nông dân nào cũng có thể làm đƣợc trong lúc rảnh rỗi. Mỗi ngày làm đƣợc 4-5 đôi là đã có thêm đƣợc 20-30 ngàn đồng”.

Sử dụng mô hình nông dân dạy nông dân: Mô hình đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân của Công ty giày Ricker Việt Nam khá hiệu quả. Công ty này phối hợp với Ban quản lý KCN Điện Nam - Điện Ngọc mở các lớp tập huấn kỹ thuật may giày cho 70 nông dân nòng cốt vốn là các trƣởng thôn, bí thƣ đoàn, hội trƣởng nông dân, phụ nữ... Các chuyên gia của Công ty hƣớng dẫn rất kỹ lƣỡng và đƣa ra những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật may giày xuất khẩu. Khi những "nòng cốt" này vững tay nghề, họ sẽ về địa phƣơng truyền nghề lại cho những nông dân có nhu cầu. Với cách dạy nghề dây chuyền nhƣ thế, đến nay đã có hàng trăm nông dân học đƣợc cách may mũ giày vào đế - công đoạn gia công quan trọng nhất.

Việc đƣa một phân đoạn sản xuất ra ngoài cho nông dân thực hiện... đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro trong trƣờng hợp nông dân làm chƣa đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật vốn rất khắt khe đối với việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Thế nhƣng đây là một cách hiệu quả nhất để tạo việc làm cho những nông

dân lớn tuổi bị thu hồi đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu việc làm và thu nhập của hộ nông dân trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tại huyện quế võ - tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 44)