Một số giải pháp nhằm đa dạng hóa việc làm và thu nhập cho hộ nông dân

Một phần của tài liệu việc làm và thu nhập của hộ nông dân trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tại huyện quế võ - tỉnh bắc ninh (Trang 105 - 107)

5. Bố cục của luận văn

4.2.Một số giải pháp nhằm đa dạng hóa việc làm và thu nhập cho hộ nông dân

Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng cho phát triển các khu công nghiệp là tất yếu. Đi liền với quá trình này là việc ngƣời nông dân bị mất đất sản xuất, bên cạnh những tác động tích cực của nó thì cũng có không ít các tác động tiêu cực. Trong giai đoạn 2005 – 2010 quá trình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tƣơng đối lớn, các hộ nông dân bị mất đất phải chuyển đổi ngành nghề tăng cao và ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân. Xu hƣớng chuyển dịch ngành nghề trong lực lƣợng lao động đã có chuyển biến tốt theo hƣớng tăng trong công nghiệp, dịch vụ và thƣơng mại. Một số lao động trẻ có xu hƣớng tách dần khỏi nông nghiệp, hƣớng đến lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; một bộ phận lao động trong các hộ gia đình đã tìm đƣợc việc làm mới và có thu nhập tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, số lƣợng lao động không có việc lam trong tổng số lao động của huyện vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tình trạng này một phần là do đa số lao động nông nghiệp của Huyện Quế Võ không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ văn hóa thấp, không có tay nghề nào khác ngoài lĩnh vực nông nghiệp, thêm vào đố là vấn đề đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

Thực trạng chung của cả nƣớc và riêng huyện Quế Võ cho thấy các cơ quan chƣc năng cũng nhƣ ngƣời nông dân không chuẩn bị kỹ càng trong việc thu hồi đất của nông dân khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra. Trong khi xu thế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ,

94

diện tích đất nông nghiệp sẽ còn giảm mạnh thì sức ép về việc làm càng trở lên căng thẳng. Nhƣ vậy, nếu không có các giải pháp để giải quyết kịp thời việc làm và thu nhập cho hộ nông dân sẽ dẫn đến tình trạng di dân hàng loạt từ nông thôn ra thành thị. Vì vậy, bài toán đặt ra cho giai đoạn tới để ổn định cuộc sống cho nông dân sau khi bị thu hồi đất cần phải có các giải pháp đồng bộ, cụ thể nhƣ sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với các hộ gia đình

Nhƣ đã phân tích ở các phần trƣớc: Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của những các hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ cho quá trình phát triển các khu công nghiệp thấp; khả năng về vốn của các hộ còn hạn chế; việc sử dụng tiền đền bù thu hồi đất chƣa hợp lý...Để có khă năng tìm kiếm việc làm, các hộ nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp cơ bản sau:

- Đối với những hộ gia đình trong diện bị thu hồi đất hoặc sắp thu hồi đất phải ý thức đƣợc việc tự trang bị cho mình một nghề nhất định để có thể đáp ứng kịp thời với sự thay đổi việc làm khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi;

- Cần có kế hoạch sự dụng vốn hợp lý: Các hộ gia đình khi nhận đƣợc tiền bù cần xây dựng kế hoạch chi tiêu khoa học, thực chất đây là một khoản vốn lớn nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần hỗ trợ việc làm, ổn định cuộc sống cho ngƣời nông dân sau khi bị thu hồi đất. Cụ thể: các hộ gia đình cần đầu tƣ vốn vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đầu tƣ vào tìm kiếm việc làm mới hoặc có thể đầu tƣ vào việc đào tạo nghề nâng cao trình độ tay nghề;

- Đối với những hộ gia đình có lao động trẻ cũng nhƣ lực lƣợng lao động còn có khả năng chuyển đổi ngành nghề cần chú trọng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn để thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng; cần tăng cƣờng đầu tƣ cho con cái học hành để có thể nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho con em có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tại các công ty, nhà máy, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Mặt khác có biện pháp cƣỡng chế đối với những doanh nghiệp trong KCN cần phải có chính sách nhận con em địa phƣơng vào làm việc tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo và duy trì cuộc sống cho nhân dân trong vùng cũng nhƣ an ninh trật tự xã hội;

95

- Đối với các hộ gia đình còn tham gia sản xuất nông nghiệp cần tích cực tham gia sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp bằng nhiều biện pháp nhƣ thăm canh, tăng vụ hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với diện tích đất còn lại...đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, lựa chon những con, những cây có giá trị kinh tế cao;

- Các hộ gia đình cần thực hiện tốt pháp lệnh dân số và kế hoạch hóa gia đình, hạn chế tốc độ phát triển dân số tự nhiên, ổn định quy mô về dân số, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế;

- Với những hộ gia đình có các ngành nghề thu công, tiểu thu công nghiệp...vận động khuyến khích nhân dân đầu tƣ mởi rộng sản xuất, tạo điều kiện cho ngành nghề phát triển nhƣ tham quan học hỏi những mô hình mới, đầu tƣ sản xuất.

Một phần của tài liệu việc làm và thu nhập của hộ nông dân trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tại huyện quế võ - tỉnh bắc ninh (Trang 105 - 107)