Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác nặng hơn khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 66 - 70)

mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật

Qui định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chính thức được qui định từ BLTTH năm 1988, sau đó được sửa đổi và tiếp tục qui định trong

BLTTHS năm 2003. Mặc dù, qui định này được nhận thức và áp dụng tương đối thống nhất trong suốt thời gian qua nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề vướng mắc được đặt ra.

Qua nghiên cứu 100 hồ sơ vụ án hình sự đã xét xử sơ thẩm ở TAND tỉnh Thái Bình, tỉnh Hải Dương và tỉnh Hà Tây (cũ) từ năm 2007-2010 cho thấy:

- Tòa án xét xử theo tội danh VKS truy tố: 92 vụ. - Tòa án xét xử theo khoản khác cùng điều luật: 05 vụ. - Tòa án xét xử theo tội khác bằng hoặc nhẹ hơn: 02 vụ. - Tòa án thấy cần xét xử theo tội khác nặng hơn: 03 vụ.

Những số liệu này phần nào đã chỉ ra rằng trong thực tiễn xét xử, việc định tội danh của HĐXX phần lớn thống nhất với việc định tội danh của VKS và thống nhất với tội danh đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vụ án, việc định tội danh của HĐXX đối với hành vi của bị cáo có thể khác theo hướng nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với việc định tội danh trong quyết định truy tố của VKS.

Việc giới hạn Tòa án phải xét xử bị cáo theo tội danh mà VKS truy tố dẫn đến tình trạng có ba vụ án HĐXX thấy cần phải xét xử bị cáo theo tội danh khác nặng hơn nhưng cuối cùng vẫn phải tuyên bị cáo phạm tội theo tội danh mà VKS đã quyết định truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.

Trong 100 vụ án chúng tôi lấy để nghiên cứu cho thấy, trường hợp Tòa án xét xử theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật có 05 vụ, trong đó có một số vụ Tòa án xét xử theo khoản khác nặng hơn. Điển hình như vụ án hình sự sơ thẩm số 14/2009/HSST, VKSND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã ra quyết định truy tố Nguyễn Đức Nam về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Khoản 1 Điều 139 BLHS (khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù) nhưng TAND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã xét xử bị cáo theo Khoản 2 có khung hình phạt nặng hơn (từ 2 năm đến 7 năm tù). Bản

án có hiệu lực pháp luật mà không bị kháng cáo hay kháng nghị, điều đó thể hiện việc tuyên án của HĐXX là tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và đúng pháp luật.

Như vậy, trong thực tiễn, trên cơ sở chứng cứ tài liệu về nội dung vụ án đã đầy đủ và rõ ràng nhưng do có sự đánh giá mức độ và tính chất của vụ án khác nhau, Tòa án có thể kết luận và tuyên bản án có hình phạt nặng hơn khoản mà VKS đã truy tố là hoàn toàn phù hợp.

Về trường hợp, Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác nặng hơn khoản mà VKS truy tố đã gây ra những vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Theo Điều 176 BLTTHS, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và bản cáo trạng của VKS:

- Nếu đồng ý với quan điểm nêu trong bản cáo trạng thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 178);

- Nếu Tòa án không đồng ý mà thấy cần điều tra bổ sung thì trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung (Điều 179);

- Nếu Tòa án thấy có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án (Điều 180).

Việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử cũng không có nghĩa là Tòa án đã nhất trí với VKS về tội danh, điều luật mà VKS đã áp dụng để quyết định truy tố bị can. Có ba khả năng có thể xảy ra khi Tòa án không đồng ý với quan điểm của VKS về tội danh của bị cáo:

Một là, Tòa án thấy cần xét xử bị cáo theo tội danh khác bằng hoặc

nhẹ hơn tội danh mà VKS đã truy tố;

Hai là, Tòa án thấy cần xét xử theo khoản khác với khoản mà VKS

truy tố trong cùng một điều luật (có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn);

Theo qui định tại Điều 196 và các qui định khác của BLTTHS năm 2003 có thể thấy, khi nghiên cứu hồ sơ nếu Thẩm phán thấy vụ án rơi vào trường hợp thứ nhất và thứ hai thì không cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thế nhưng, Điều 178 BLTTHS năm 2003 về nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ qui định Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải nêu rõ "tội danh và điều khoản của BLHS mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo".

Trong 10 mục của Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo Điều 178 BLTTHS năm 2003 không hề có qui định phải ghi tội danh và điều khoản mà Tòa án có thể xét xử. Điều này dẫn đến một khó khăn là trong trường hợp Tòa án thấy cần xét xử bị cáo theo khung hình phạt nặng hơn mà khung hình phạt đó có mức cao nhất là tử hình (yêu cầu thành phần HĐXX gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm và bắt buộc phải có người bào chữa) thì Tòa án sẽ quyết định như thế nào về thành phần HĐXX và nếu bị cáo chưa mời người bào chữa thì Tòa án xử lí như thế nào? Bởi lẽ, nếu chỉ ghi tội danh và điều khoản mà VKS đề nghị áp dụng với bị cáo thì không thể nào thể hiện được nội dung cần phải có HĐXX năm người và phải yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa.

Trong thực tế thì các Tòa án đều viện lý do "vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp" để hợp lý hóa việc quyết định thành lập HĐXX năm người, nhưng lí do này lại không được thể hiện trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đối với vấn đề người bào chữa thì lại càng không có cơ sở để yêu cầu. Nếu như luật cho phép trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án được ghi tội danh mà bị cáo có thể bị xét xử thì rất logic với việc quyết định thành lập HĐXX và có căn cứ để yêu cầu người bào chữa (nếu chưa có) trong trường hợp này.

Ví dụ: VKS truy tố bị cáo theo Khoản 3 Điều 133 (tội cướp tài sản), có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù nhưng Tòa án thấy cần xét xử bị cáo theo Khoản 4 Điều 133, có mức hình phạt cao nhất là tử hình mà lại không

ghi rõ Khoản 4 Điều 133 trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì không thể hiện được việc phải có người bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.

Vì vậy, cần nghiên cứu quy định về việc Tòa án được ghi các nội dung phù hợp trong quyết định đưa vụ án ra xét xử để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 66 - 70)