Hình thức xử phạt vi phạm phạm hành chính trong giao thông đƣờng thủy nội địa

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 40 - 43)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

2.1.3.Hình thức xử phạt vi phạm phạm hành chính trong giao thông đƣờng thủy nội địa

thông đƣờng thủy nội địa

a. Hình thức xử phạt cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện. Là một hình thức xử phạt chính nên được áp dụng độc lập, một hành vi vi phạm hành chính chỉ có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền mà không thể đồng thời bị áp dụng hai hình thức cảnh cáo và phạt tiền. Đây là hình thức áp dụng đối với các vi phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, chủ yếu mang tính giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hình thức phạt cảnh cáo hành chính chỉ dừng mức độ quy định như hiện nay thì việc áp dụng hình thức xử phạt này còn nhiều điều đáng phải bàn. Bởi lẽ điều kiện áp dụng phạt cảnh cáo được quy định chung chung trong Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa cũng như trong Pháp mà không quy định một cách chi tiết cụ thể. Vi phạm lần đầu thì có thể hiểu được nhưng thế nào là vi phạm nhỏ, có tình tiết giảm nhẹ thì chưa được giải thích. Bên cạnh đó, ranh giới giữa hình thức xử phạt cảnh cáo và hình thức phạt tiền theo thủ tục đơn giản chưa rõ ràng. Trong khi thủ tục đơn giản sẽ được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng và cũng được áp

dụng đối với những vi phạm hành chính có tính chất đơn giản, vi phạm lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Như vậy, việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hay phạt tiền theo thủ tục đơn giản phụ thuộc vào ý chí của người phát hiện ra hành vi vi phạm và rất dễ dẫn đến việc nhiều trường hợp cán bộ thi hành nhiệm vụ lợi dụng chức vụ để thu lợi cá nhân. Đặc biệt, bản chất của pháp luật hành chính là bất bình đẳng, giữa một bên là cơ quan nhà nước và một bên là người dân vi phạm phải phục tùng, chấp hành. Chính điều này đã cũng cố thêm quyền uy của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường thủy nội địa, không cần chứng cứ người thi hành nhiệm vụ nhìn thầy hành vi vi phạm và nhân danh nhà nước có quyền xử phạt.

b. Hình thức xử phạt tiền

Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là từ 10.000 đồng đến 40.000.0000 đồng, đối với mỗi loại hành vi vi phạm giao thông mức phạt tiền cao hơn trước đây rất nhiều, việc tăng mức xử phạt thể hiện khuynh hướng nghiêm trị. Tuy nhiên, mức phạt tiền đôi khi không hợp lý, không khả thi. Ví dụ: đối với một trong các hành vi vi phạm như khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi luồng, phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép hoặc chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, theo quy định của Nghị định 09/2005 với hành vi này, người vi phạm nộp phạt mức từ 5000.000 đồng -10.000.000 đồng, quy định như vậy tính khả thi sẽ cao hơn so với quy định mới tại Nghị định 60/2011/NĐ-CP phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Quy định mức phạt như Nghị định 60/2011/NĐ-CP là cao, hành vi khai thác cát trái phép hiện nay rất phổ biến nhưng thực tế để họ nộp phạt số tiền như vậy là rất khó. Nhưng phạt nặng chưa phải là đặc trưng của chế tài hành chính, hơn nữa mức phạt cao không phải ai cũng có khả năng thi hành quyết định xử phạt được ngay dẫn đến tình trạng xin xỏ hối lộ người thi hành công vụ. Vấn đề quan trọng là mọi hành vi vi phạm đều phải được phát hiện ngăn chặn và xử

lý kịp thời, cùng với đó là tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông của người dân.

c. Hình thức phạt bổ sung

Căn cứ vào khoản 2 điều 5 Nghị định 60/2011/NĐ-CP hình thức phạt bổ sung bao gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt này đồng thời mang tính phòng ngừa, ngăn chặn và tính cưỡng chế làm bất lợi về lợi ích vật chất và tinh thần. Hình thức xử phạt bổ sung này được đánh giá là khá nghiêm khắc, là một chế tài đủ mạnh để trừng trị một số hành vi vi phạm giao thông hết sức nghiêm trọng, hoặc để tạo nên áp lực răn đe. Ngày nay, mức sống của người dân càng ngày càng cao, nếu chỉ sử dụng biện pháp phạt tiền - đặc biệt khi mức phạt lại là cố định, việc sửa luật không thường xuyên theo kịp với mức độ trượt giá của đồng tiền - thì trong nhiều trường hợp, chỉ có tịch thu giấy phép, phương tiện mới là biện pháp mạnh, đủ sức phòng ngừa, răn đe. Tuy nhiên, vi phạm nghiêm trọng đến mức độ nào thì tước quyền đó và khi nào thì có thời hạn, khi nào thì không thời hạn lại chưa được các văn bản của Chính phủ quy định cụ thể. Chính "điểm trống" này đang tạo ra hành vi tùy tiện và không công bằng trong truy cứu trách nhiệm hành chính; hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính cũng cần được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn trên tinh thần của xử phạt hành chính là không nên có các biện pháp thái quá không tương xứng với tính chất và mức độ vi phạm hành chính, với nguyên tắc không tịch thu toàn bộ, phải để cho người vi phạm có điều kiện sinh sống để tránh sự áp dụng tràn lan, đôi khi lạm dụng, tùy tiện như hiện nay.

Tuy nhiên việc áp dụng hình phạt bổ sung có chỗ còn chưa rõ, ví dụ như việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với hành vi khai thác cát sỏi trái phép trong phạm vi bảo vệ luồng là tịch thu tang vật khai thác chưa rõ là tàu

thuyền chuyên chở hay các công cụ dùng để khai thác như đầu nổ hay đường ống dẫn, hút. Chính điều này gây khó khăn cho việc xử lý phạt của cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 40 - 43)