THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 50)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA

PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ và sự cố gắng nỗ lực của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, công tác quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa đã được tăng cường và đạt hiệu quả cao hơn trước khi có Luật giao thông đường thủy nội địa.

Nhà nước đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng để quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa bằng việc ban hành Luật Giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005. Tiếp đó, Chính phủ ban hành các Nghị định số 09/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; Nghị định số 21/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa; Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Ngày 29/6/2007, Chính phủ có Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về Một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành các quyết định, thông tư để hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định của Chính phủ; đồng thời đã tổ chức, xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch, nhiều biện pháp để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, kể từ khi triển khai Luật Giao thông đường thủy nội địa đến nay, hiệu lực quản lý nhà nước được tăng cường, tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa đã có chuyển biến tích cực.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đã được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy nội địa của đông đảo nhân dân, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Công tác quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đã được Chính phủ quan tâm đầu tư kinh phí. Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng các đề án, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đến năm 2020. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xây dựng quy

hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường đường thủy nội địa của địa phương. Do vậy, một số tuyến đường thủy nội địa được cải tạo, nâng cấp; các cảng, bến thủy nội địa đã đủ điều kiện được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thuận tiện, an toàn cho hoạt động giao thông đường thủy nội địa.

Công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy nội địa đã được Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương quan tâm. Năm 2007, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các địa phương tiến hành tổng điều tra phương tiện giao thông đường thủy nội địa trong toàn quốc. Qua đó đề ra chủ trương, giải pháp, kế hoạch tiến hành tổ chức đăng ký quản lý phương tiện và đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên và người lái để quản lý theo pháp luật và Nghị quyết 32/CP của Chính phủ. Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn công tác đăng ký, đăng kiểm, Bộ giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện và đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện, xóa bỏ thủ tục không cần thiết, giảm phí và lệ phí cho các chủ phương tiện. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông đường thủy nội địa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.

Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa đã được các lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy và thanh tra giao thông, cảng vụ… thực hiện thường xuyên. Lực lượng Cảnh sát giao thông còn phối hợp với các lực lượng đường thủy nội địa Việt Nam, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tài nguyên môi trường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở một số địa phương trọng điểm. Từ năm 2005 đến hết tháng 6/2009, thông qua công tác tuần tra kiểm soát, lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy đã xử

lý 615.214 trường hợp vi phạm, phạt tiền nộp Kho bạc nhà nước trên 217 tỷ đồng; đồng thời đề xuất, kiến nghị với các ngành, các cấp có biện pháp khắc phục nhiều sơ hở, bất cập.

Ngoài việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, các bộ, ngành chức năng đã xây dựng và ký kết các quy chế liên ngành cùng thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Trong khu vực biên giới thủy nội địa, Tổng cục Cảnh sát cũng đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng ban hành Quy chế phối hợp giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên đường thủy nội địa trong khu vực biên giới. Thông qua đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa của các cấp, các ngành.

Tuy nhiên tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy còn diễn biến rất phức tạp và nhiều bất cập, như tình trạng lấn chiếm luồng chạy tàu thuyền và hành lang bảo vệ luồng giao thông cản trở hoạt động giao thông vận tải; bến thủy nội địa hoạt động không phép, không đủ điều kiện an toàn để hoạt động còn chiếm tỷ lệ cao, riêng bến chở khách ngang sông (đò) còn 1036/2427 bến chưa được cấp phép (42%), bến dọc sông còn 132/248 bến (34%) chưa được cấp phép, phương tiện thủy nội địa không đăng ký, đăng kiểm và người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn nhưng vẫn tham gia hoạt động giao thông còn phổ biến. Tình trạng tàu, thuyền chở quá tải, quá số người quy định vẫn xuất bến… Đó là những nguy cơ đang tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông trên đường thủy nội địa. Thực tế trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đường thủy đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người, như vụ đắm đò ở Chôm Lôm, Nghệ An làm chết 19 em học sinh (năm 2006), vụ đắm đò ở Quảng Hải, Quảng Trạch, Quảng Bình làm chết 42 người (năm2009)...

Giao thông vận tải đường thủy nội địa hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào tự nhiên. Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an trật tự an toàn giao thông đường thủy đang có nhiều bất cập. Mặc dù, ngày 5/7/1996 Chính phủ đã ban

hành Nghị định 40/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và Luật giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2005, nhưng đến nay ngành giao thông vận tải cũng mới chỉ công bố quản lý được 8.036 km đường sông, 877 km giao thông trên vịnh và ven biển, song thực trạng quản lý chưa đáp ứng yêu cầu an toàn vận tải. Tình trạng khan cạn thường xuyên xảy ra ở các tỉnh phía Bắc, ùn tắc giao thông ở các tỉnh phía Nam, nhất là trên tuyến kênh Chợ Gạo, huyết mạch thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền tây nam bộ. Các cơ quan chức năng cũng mới công bố quản lý được 103/136 cảng sông, cấp phép hoạt động được cho 739/1.796 bến khách ngang sông, 143/305 bến tàu khách, 1.111/4.089 bến xếp dỡ hàng hóa. Song ngay cả các cảng, bến được cấp phép hoạt động thì điều kiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Về quản lý phương tiện: Hiện nay ngành giao thông vận tải mới chỉ đăng ký, quản lý được 82.759/119.893 phương tiện; ngành thủy sản đăng ký quản lý được 56.997/83.701 phương tiện. Ngay cả phương tiện được đăng ký, quản lý cũng chỉ có khoảng 55 - 57% chấp hành việc kiểm định an toàn kỹ thuật theo định kỳ. Đồng thời cũng chỉ mới có 66.706 người đang làm việc trên các phương tiện thuộc Đội tàu thủy nội địa (So với 82.759 phương tiện được đăng ký) được đào tạo chuyên môn, có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Trình độ học vấn của người tham gia giao thông trên đường thủy nội địa còn thấp, ít hiểu biết về pháp luật, nên ý thức chấp hành các quy định pháp luật chưa cao. Tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói chung còn phổ biến. Chỉ tính riêng năm 2005, lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy đã phát hiện và xử phạt 125.366 trường hợp vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, với số tiền phạt là 33.825.000.000 đồng. Tai nạn giao thông đường thủy nội địa đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn cao. Một vài năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông tuy có được kiềm chế nhưng hàng năm vẫn xảy ra khoảng 300 vụ hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả tai nạn giao thông đường thủy thường rất nghiêm trọng, gây

thiệt hại nhiều về số người chết, phương tiện và việc khắc phục hậu quả tai nạn thường kéo dài.

Những tình hình trên cho thấy, công tác quả lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa và công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa hiện nay tồn tại nhiều vấn đề cẩn được chấn chỉnh, giải quyết. Đồng thời phải được tăng cường kiểm tra, xử lý để từng bước góp phần đưa việc quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa vào nề nếp.

Công tác thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính tại địa bản thành phố Hà Nội:

Theo kết quả báo cáo tình hình công tác hàng năm của Phòng cảnh sát giao thông đường thủy của Công an Thành phố Hà Nội:

Năm 2009: lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy đã kiểm tra và xử lý 5.033 trường hợp vi phạm, phạt 1.822.459.000 đồng, xử lý 76 trường hợp khai thác cát trái phép, và ra quyết định đình chỉ 19 bến khách vi phạm.

Năm 2010: lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy đã kiểm tra và xử lý 4.419 trường hợp vi phạm, phạt 3.408.435.000 đồng, xử lý 295 trường hợp khai thác cát trái phép, và ra quyết định đình chỉ 12 bến khách vi phạm, 36 bến vật liệu xây dựng.

Năm 2011: lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy đã kiểm tra và xử lý 4.453 trường hợp vi phạm, phạt 4.049.225.000 đồng, xử lý 378 trường hợp khai thác cát trái phép.

Sáu tháng đầu năm 2012: lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy đã kiểm tra và xử lý 2.319 trường hợp vi phạm, phạt 1.763.300.000 đồng.

Qua kết quả tổng kết trên của phòng cảnh sát giao thông đường thủy ta thấy số tiền phạt vi phạm tăng lên, chứng tỏ tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tại địa bàn Hà Nội rất nhiều và phức tạp. Các lỗi chủ yếu là:

Không có giấy đăng ký phương tiện, không có chứng chỉ nghiệp vụ, không có chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, không có bằng, phương tiện thiếu dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, chở quá số người quy định, chở ô tô cùng với khách…

Vi phạm hành lang đê điều để tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng còn xảy ra nhiều, các phương tiện giao thông chở vật liệu xây dựng quá tải hoạt động trên các tuyến đê dễ gây tình trạng sạt lở.

Việc khai thác cát trái phép dưới lòng sông gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, làm thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông.

Phòng cảnh sát giao thông đường thủy đã phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp, sở giao thông vận tải Thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên- Môi trường xử lý triệt để các hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời phòng cảnh sát giao thông đường thủy đã phối hợp với Cục cảnh sát giao thông đường thủy, đài truyền hình VTC, kênh VOV Đài tiếng nói Việt Nam, báo An ninh thủ đô, công an nhân dân thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy để tăng cường hiểu biết và ý thức người dân về pháp luật và hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Tuy nhiên kết quả nêu trên chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình phức tạp trên đường thủy. Đường thủy vẫn được xác định là địa bàn ẩn náu, hoạt động của các đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội. Trên các vịnh và các tuyến sông thuộc các tỉnh duyên hải Bắc bộ, ven biển miền Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ vẫn được xác định là địa bàn hoạt động của các đối tượng kinh tế. Công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội, nhất là đăng ký quản lý hộ khẩu mặt nước, tạm vắng, tạm trú đang còn nhiều bất cập và sơ hở. Theo báo các của công an 17 tỉnh trọng điểm về đường thủy, hiện đã có 26.973 hộ gia đình với 140.961 nhân khẩu sinh sống trên mặt nước, những việc nắm hộ, nắm người chưa được chặt chẽ. Do đó chưa nắm chắc được thực chất hoạt động của các đối tượng vi phạm trên đường thủy.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, yếu kém nêu trên, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là do công tác quản lý nhà nước về Trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa của các ngành, các cấp còn bị buông lỏng, yếu kém và bất cập. Hiện nay, còn nhiều địa phương chưa xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa; chưa quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa, các khu vực khảo sát thăm dò khai thác tài nguyên cát, sỏi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, họp chợ, làng chài... nên rất khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên đường thủy nội địa. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được tiến hành nhưng chưa thường xuyên và hiệu quả không cao. Việc phối hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền địa phương chưa chặt chẽ và đề cao trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn còn một số quy định không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện và quản lý vận tải thủy nội địa...

Giao thông đường thủy nội địa chủ yếu vẫn dựa vào tự nhiên nên phụ thuộc nhiều và điều kiện thủy văn và đặc điểm của từng sông, kênh, rạch làm cho luồng tuyến giao thông trên cùng một tuyến không thuần nhất. Mặt khác, giao thông đường thủy nội địa chịu ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên của khí hậu, thời tiết, lưu tốc dòng chảy, thủy triều nên ngay trên cùng một đoạn sông, kênh ngay trong ngày cũng có những tiêu chuẩn luồng, tuyến khác nhau, chỉ một số loại phương tiện đủ điều kiện hoạt động. Đặc biệt, hàng năm có nhiều tháng mưa lũ, bão trên toàn quốc, mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long gây nhiều khó khăn cho giao thông vận tải đường thủy, phát sinh nhiều yếu tố phức tạp tác động nghiêm trọng đến an toàn giao thông và hoạt

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)