Cần tăng cƣờng trong công tác quản lý nhà nƣớc về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng thủy nội địa

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 68)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

3.2.6. Cần tăng cƣờng trong công tác quản lý nhà nƣớc về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng thủy nội địa

vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng thủy nội địa

Các ngành, các cấp cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng về giao thông đường thủy nội địa của nước ta nói chung và công tác đảm bảo vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa nói riêng không chỉ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình giao lưu, hội nhập của đất nước ta. Các ngành, các cấp cần quan tâm và đề cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện; kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thủy nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm bảo đảm giao thông đường thủy nội địa được trật tự, an toàn và phát triển bền vững.

Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương đã ban hành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa, kịp thời đề

xuất bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới cho phù hợp với thực tế. Hiện nay, có những quy định phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp như quy định về hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền; quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện; quy định về đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên và người lái phương tiện thủy và quản lý vận tải thủy; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện để thực hiện đúng quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa và Nghị quyết 32/CP của Chính phủ.

Các đề án, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã được phê duyệt cần phải khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Các địa phương chưa xây dựng cần nhanh chóng thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải thủy nội địa, nhất là quy hoạch phát triển và sắp xếp lại hệ thống cảng, bến thủy nội địa; quy hoạch các khu vực khai thác cát, sỏi, khoáng sản, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, họp chợ, làng chài, làng nghề trên đường thủy nội địa. Bên cạnh đó phải có quy định cụ thể về các biện pháp quản lý phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm; áp dụng các biện pháp thiết lập lại trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương theo hướng tự chịu trách nhiệm để từng bước nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Công tác phối hợp giữa các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về Trật tự an toàn giao thôngđường thủy nội địa cần phải chặt chẽ và thường xuyên hơn nữa trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, tránh trùng dẫm và hạn chế thấp nhất những sơ hở trong công tác quản lý. Trước mắt Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành văn bản liên tịch hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao

thông đường thủy nội địa làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động phối hợp ở cấp cơ sở được thuận lợi và thường xuyên.

Đề nghị Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm đầu tư, tăng cường biên chế, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho các lực lượng thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa để các lực lượng này có đủ khả năng ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Hoạt động giao thông đường thủy nội địa mang tính xã hội hóa cao, diễn ra thường xuyên, liên tục trên khắp mọi vùng sông nước trong khi kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa của đối tượng tham gia giao thông chưa cao, tai nạn giao thông đường thủy nội địa có thể xảy ra đột biến, khó lường. Sự quan tâm thích đáng và đề cao được trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa sẽ góp phần đặc biệt quan trọng đảm bảo hoạt động giao thông đường thủy nội địa được an toàn, thuận lợi và phát triển bền vững trong tình hình mới.

Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cả giao thông động và giao thông tĩnh cho cơ quan chức năng để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy và xử lý kịp thời nghiêm minh hết các hành vi vi phạm hành chính như: tăng cường số lượng tàu, xuồng, ca nô để thực hiện công việc xử lý vi phạm, tăng cường cán bộ có bằng thuyền trưởng, nâng cao trình độ của cán bộ chiến sĩ công an…

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)