- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP
3.2.11. Bổ sung nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Đây là nguyên tắc rất quan trọng nhằm đảm bảo thực thi Hiến pháp cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong việc xây dựng cũng như thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đều phải dựa trên cơ sở bảo đảm, tôn trọng các quyền công dân đã được Hiến pháp và các điều ước quốc tế ghi nhận.
2. Nguyên tắc bình đẳng Nguyên tắc bình đẳng trong xử phạt vi phạm hành chính bắt nguồn từ nguyên tắc "mọi công đân đều bình đẳng trước pháp luật". Vì vậy, người vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, không có ngoại lệ.
3. Nguyên tắc công khai
Nguyên tắc công khai trong xử phạt vi phạm hành chính thể hiện: mọi quy định về xử phạt vi phạm hành chính được công bố công khai để mọi người biết để thực hiện; biên bản về hành vi vi phạm được công bố cho người vi phạm biết; việc xử phạt được tiến hành công khai để cá nhân, tổ chức có thể giám sát…
4. Nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc nhân đạo trong xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở các tình tiết giảm nhẹ đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai, người nuôi con nhỏ, người già, người tàn tật; không dùng nhục hình đối với người vi phạm, không xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người vi phạm…
5. Xử phạt tăng nặng đối với cán bộ, công chức và người có thẩm quyền Nội dung nguyên tắc này là xử phạt tăng nặng đối với cán bộ, công chức so với công dân nếu họ thực hiện cùng một hành vi với tính chất và mức
độ như nhau, trong trường hợp hành vi vi phạm của cán bộ, công chức liên quan tới việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Nguyên tắc này nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức.