Sửa đổi, bổ sung các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính theo hƣớng bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 76 - 80)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

3.2.13. Sửa đổi, bổ sung các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính theo hƣớng bảo vệ quyền

chính và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính theo hƣớng bảo vệ quyền con ngƣời

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính (tạm giữ người, khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm là nhà ở…) liên quan trực tiếp đến quyền, tự do cơ bản

của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Và trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, các biện pháp ngăn chặn cần được sửa đổi theo định hướng bảo vệ quyền con người. Và để đảm bảo quyền con người, điều quan trọng nhất là cần kiểm soát các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Do tầm quan trọng như vậy, các biện pháp ngăn chặn, thẩm quyền áp dụng, thủ tục áp dụng, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền phải được quy định rõ ràng trong Luật xử phạt vi phạm hành chính. Nghị định không được quy định về vấn đề này.

Ngoài ra, cần bổ sung biện pháp "đình chỉ vi phạm hành chính" là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính.

KẾT LUẬN

Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hành chính nói riêng luôn là nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước ta. Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực giao thông đường thủy nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. điều chỉnh bằng luật (hay pháp lệnh) cụ thể đến chi tiết tất cả các loại vi phạm hành chính to nhỏ, đều rất khó phản ứng kịp với biến động của thực tiễn, bằng nghị định thì có thể nhanh hơn, nhưng thực tiễn đã chứng tỏ vẫn rất bất cập. Từ khi Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 có hiệu lực thi hành thì Nghị định 09/2005, nay được thay thế bằng Nghị định 60/2011/NĐ-CP cũng được ban hành, quy định về hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Nghị định này được xây dựng trong hoàn cảnh tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy có những diễn biến phức tạp, tình trạng lấn chiếm luồng chạy tàu thuyền và hành lang bảo vệ luồng giao thông cản trở hoạt động giao thông vận tải; bến thủy nội địa hoạt động không phép, không đủ điều kiện an toàn để hoạt động còn chiếm tỷ lệ cao, riêng bến chở khách ngang sông (đò) còn 1036/2427 bến chưa được cấp phép (42%), bến dọc sông còn 132/248 bến (34%) chưa được cấp phép, phương tiện thủy nội địa không đăng ký, đăng kiểm và người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn nhưng vẫn tham gia hoạt động giao thông còn phổ biến. Tình trạng tàu, thuyền chở quá tải, quá số người quy định vẫn xuất bến… Đó là những nguy cơ đang tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông trên đường thủy nội địa. Thực tế trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đường thủy đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người, như vụ đắm đò ở Chôm Lôm, Nghệ An làm chết 19 em học sinh (năm 2006), vụ đắm đò ở Quảng Hải, Quảng Trạch, Quảng Bình làm chết 42 người (năm2009).

Trước thực tế này, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa cần phải được hoàn thiện theo hướng đồng bộ với hệ thống pháp luật, phải đáp ứng được yêu cầu của việc ngăn chặn, xử lý, răn đe các hành vi vi phạm, phải đảm bảo tính khách quan, phù hợp với yêu cầu quản lý, quá trình áp dụng trong thực tế, đảm bảo sự công bằng, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người vi phạm. Với các nội dung đề cập tại luận văn này, chỉ đề cập tới các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, để từ đó làm cơ sở cho việc tổng hợp và đề xuất những nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Giải quyết và xử phạt những vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật từ Pháp lệnh cho đến các văn bản hướng dẫn, sao cho tránh chồng chéo, đặc biệt, cần hoàn thiện Luật xử phạt vi phạm hành chính để đưa vào thực tiễn, làm cơ sở vững chắc, là một loại nguồn pháp luật quan trọng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Bên cạnh đó, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng công an nhân dân, cũng như thanh tra đường thủy nội địa trực tiếp tham gia vào làm nhiệm vụ mà chức vụ lãnh đạo thấp để tránh tình trạng việc giải quyết xử phạt bị dồn lên cấp trên. Thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người thi hành công vụ và người bị xử phạt. Đồng thời với việc hoàn thiện pháp luật, chúng ta cũng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa, để pháp luật đi vào thực tế một cách sâu sắc nhất.

Để chứng minh cho những nhận xét trên đây, luận văn đã cố gắng phân tích, kiến giải những quy định chưa phù hợp với pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa, để từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)