Đối với hình thức xử phạt

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 63 - 64)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

3.2.1.Đối với hình thức xử phạt

a. Cảnh cáo

Là hình thức phạt chính, áp dụng đối với các vi phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, chủ yếu mang tính giáo dục. Nếu hình thức phạt cảnh cáo hành chính chỉ dừng mức độ qui định như hiện nay thì hiệu quả áp

dụng hình thức xử phạt này sẽ không cao. Nên chăng, cần thiết có qui định buộc các chủ thể có thẩm quyền phải xử phạt phải thông báo việc xử phạt cảnh cáo về cơ quan, đơn vị công tác của cán bộ, công chức, viên chức vi phạm hoặc nơi cư trú của những cá nhân vi phạm mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức. Việc thông báo này sẽ tác động tích cực hơn đến tâm lí của đối tượng vi phạm.

b. Phạt tiền

Hiện nay, mức phạt tiền trong lĩnh vực này được đánh giá là khá cao và không phải ai cũng có đủ tiền để nộp phạt. Bên cạnh việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, còn phải tuyên truyền, giáo dục để pháp luật được thực thi hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là cần xác định mức phạt tiền phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính. Cần tôn trọng ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Trong những trường hợp, vi phạm pháp luật có tính chất, mức độ nguy hiểm cao, xét thấy cần thiết phải định lượng bằng giá trị tiền phạt lớn hơn 500.000.000 đồng thì cần coi đó là tội phạm bị áp dụng hình phạt tiền theo qui định của luật hình sự.

Một thực tế đang diễn ra, đó là áp dụng hình thức xử phạt bổ sung có tính răn đe, nghiêm khắc hơn hình thức xử phạt chính, thậm chí còn gây thiệt hại về vật chất lớn hơn so với hình thức xử phạt chính, ví dụ như: phương tiện vi phạm bị tịch thu còn giá trị hơn số tiền bị phạt. Mặt khác hình thức xử phạt bổ sung không mang tính chất do người có thẩm quyền chọn mà lại được pháp luật quy định cụ thể trường hợp nào thì được áp dụng.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 63 - 64)