- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP
2.1.7. Quy định về tạm giữ phƣơng tiện giao thông
Pháp luật có quy định: "Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc chứng chỉ nghiệp vụ, bằng thuyền trưởng hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm". Như chúng ta đã biết trong nhiều năm qua, sự quá tải của hệ thống giao thông ở Việt Nam đã diễn ra ngày càng trầm trọng và gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân cũng như sự vận hành của xã hội. Chính vì thế, việc tạm giữ phương tiện (mỗi khi người chủ phương tiện vi phạm luật giao thông ở mức độ nào đó) như là một giải pháp hữu hiệu để răn đe những người vi phạm. Tuy nhiên, trong quá trình tạm giữ và xử lý các phương tiện vi phạm luật giao thông nói trên đã nảy sinh không ít tiêu cực, và do đó đã gây nên sự bất bình trong dân chúng.
Đối với chủ các phương tiện bị tạm giữ: Phương tiện giao thông vốn là công cụ lao động rất quan trọng. Việc tạm giữ những phương tiện đó sẽ gây khó khăn cho công việc sản xuất, kinh doanh của người dân, và do đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Mặt khác, vì mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam còn rất thấp, nên các phương tiện di chuyển như tàu, thuyền … là những tài sản có giá trị rất lớn đối với họ. Các phương tiện này, một khi bị tạm giữ, thường được bảo quản ở điều kiện rất tồi tệ nên bị hao mòn và hư hỏng rất nhanh chóng. Điều này gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể đối với người dân. Có khi phương tiện này chính là nhà ở, nơi sinh
hoạt hàng ngày của cả gia đình người dân. Do vậy việc tịch thu phương tiện là rất khó thực hiện.
Tác hại đối với nền kinh tế: Trong thời gian bị thu giữ, một phần thiệt hại đối với nền kinh tế gây ra từ việc giảm năng suất lao động của người dân do bị thiếu một công cụ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, không thể không nói đến sự lãng phí gây ra do các cơ sở vật chất (nhà kho, bến bãi…) bị huy động làm nơi tạm giữ các phương tiện. Các cơ sở hạ tầng này đã bị "vô dụng hóa" trong một thời gian dài, không đóng góp được gì vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Mặc dù số tiền để trả lương cho những lao động phát sinh trong quá trình tạm giữ và xử lý các phương tiện là do chủ sở hữu các phương tiện chi trả (dưới dạng tiền lưu kho, tiền thủ tục phí, tiền phạt), nhưng suy cho cùng đều là tiền của dân, tức là của cải của xã hội. Và trên thực tế tại địa bàn Hà Nội việc tịch thu phương tiện đường thủy là không thực hiện được.
Tác hại đối với xã hội: Sự lạm dụng việc tạm giữ các phương tiện giao thông nói trên đã cơ hội cho tiêu cực phát triển. Người dân sẽ tìm mọi cách để chạy chọt, nhờ vả nhằm lấy phương tiện ra khỏi nơi tạm giữ trước thời hạn và các "cò mồi " xuất hiện. Đối với các phương tiện đang bị tạm giữ, do quản lý lỏng lẻo và không có ai thực sự chịu trách nhiệm, đã làm nẩy sinh lòng tham của nhiều kẻ xấu. Thực tế cho thấy, việc tráo đổi, tháo dỡ phụ tùng của các phương tiện đang bị tạm giữ đã xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi.