- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP
3.2.7. Tăng cƣờng công tác tuần tra kiểm soát của các chiến sĩ công an đƣờng thủy để nhanh chóng kịp thời phát hiện các hành vi
công an đƣờng thủy để nhanh chóng kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm hành chính
Công tác tuần tra kiểm soát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có trọng tâm,vận dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ. Trong điều
kiện lực lượng, phương tiện phục vụ tuần tra kiểm soát còn nhiều bất cập, thì việc xác định được địa bàn trọng điểm, bố trí lực lượng, phương tiện hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả cụ thể. Từng địa phương phải căn cứ thực tế để xây dựng các kế hoạch tuần tra kiểm soát toàn diện, nhưng xác định từng giai đoạn thực hiện cụ thể. Trên cơ sở đó tổ chức, bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát trên từng địa bàn, từng thời gian hợp lý, phù hợp với đặc điểm các tuyến luồng của địa phương. Ngoài ra cần phải nghiên cứu điều kiện thủy văn, thủy chí để sử dụng phương tiện tuần tra kiểm soát thích hợp và hiệu quả.
Trong quá trình tuần tra kiểm soát phải vận dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ và từng hình thức, chiến thuật thích hợp, nhằm tạo các yếu tố bất ngờ. Không được để tình trạng chỉ bố trí lực lượng, phương tiện tập trung, thường xuyên tại một điểm trên địa bàn đang rất phổ biến như hiện nay, tạo cho các đối tượng tham gia giao thông tìm cách đối phó để trốn tránh kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, phải kết hợp giữa tuần tra kiểm soát thường xuyên với việc mở các chiến dịch, cao điểm để tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm theo từng chuyên đề, trên từng địa bàn cụ thể. Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng thư Thanh tra giao thông, Tài nguyên- Môi trường, Thủy sản, Đơn vị quản lý giao thông, Đăng kiểm…Tổ chức các đợt tuần tra kiểm soát để giải quyết những vấn đề vướng mặc, thiếu đồng bộ trong xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nói riêng và trong quản lý nhà nước trên đường thủy nói chung.