- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP
2.1.4. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đƣờng thủy nội địa
thông đƣờng thủy nội địa
Trình tự xử lý vi phạm hành chính là các bước tiến hành để xử lý một hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Trình tự xử lý vi phạm hành chính gốm: Phát hiện hành vi vi phạm, đình chỉ, ngăn chặn hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm the thủ tục đơn giản hoặc lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết khiếu nại về xử phạt vi phạm hành chính và lưu giữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là cách thức áp dụng các quy định cụ thể của pháp luật và từng bước trong trình tự xử lý vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm hành chính đã được phát hiện.
Pháp luật quy định rõ trình tự, thủ tục trong xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa nói riêng là nhằm giúp cho người có thẩm quyền phải tuân thận trọng trong khi tiến hành việc xử phạt vi phạm và đảm bảo việc xử lý được chính xác, đúng hành vi, đối tượng, mức độ vi phạm và đúng người thực hiện hành vi đó. Đồng thời bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính tuân thủ đúng nguyên tắc và mục đích công tác xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 60/2011/NĐ-CP có quy định: "Thủ tục xử phạt phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính". Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa cũng có thể được tiến hành theo thủ tục đơn giản hoặc thủ tục có lập biên bản, tùy thuộc vào hình thức xử phạt và mức phạt được áp dụng.
• Thủ tục đơn giản
Thủ tục đơn giản được hiểu là khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được ra quyết định xử phạt ngay mà không cần lập biên bản vi phạm. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản chỉ được áp dụng đối với những hành vi vi phạm đơn giản, rõ ràng và theo quy định của pháp luật. Thủ tục đơn giản sẽ được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng. Đây là thủ tục được áp dụng đối với những vi phạm hành chính có tính chất đơn giản, vi phạm lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp vi phạm giao thông có tính chất đơn giản, vi phạm lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng việc xử phạt vẫn phải lập biên bản vi phạm như "Hành vi không kẻ, kẻ không đúng quy định hoặc để mờ, che khuất biển ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện bị phạt từ 200-300 nghìn đồng". Trong trường hợp này, dù tính chất vi phạm rất đơn giản, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng vẫn phải lập biên bản và gửi lên cấp trên. Điều này đã không đồng nhất với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính- là một loại nguồn pháp luật rất quan trọng đối với pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
• Thủ tục có lập biên bản
Thủ tục có lập biên bản được áp dụng trong trường hợp không áp dụng thủ tục đơn giản. "Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản".
Biên bản vi phạm hành chính là trình tự và thủ tục pháp lý quan trọng hàng đầu trong việc xác định hình thức, mức độ xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với người thực hiện hành vi vi phạm. Yêu cầu của biên bản vi phạm hành chính là phải đảm bảo đúng quy định về hình thức pháp luật, vừa phải đảm bảo chặt chẽ về nội dung.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giai thông đường thủy nội địa phải áp dụng mẫu biên bản vi phạm hành chính (Mẫu 01/XLHC) theo Quyết định 1417/2005/QĐ-BCA-C11 ngày 02/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành một số mẫu để xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Đối với loại thủ tục xử phạt này, quy định xử phạt còn rườm rà, phức tạp. Khi phát hiện hành vi vi phạm (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản) thì hầu hết phải lập biên bản xử phạt, nếu phải tạm giữ phương tiện, thì phải lập biên bản tạm giữ sau đó cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện trong thời hạn nhất định tùy từng vi phạm. Sau đó người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, người vi phạm phải mang biên bản đó đến Kho bạc Nhà nước để nộp phạt, sau đó họ lại phải quay lại cơ quan đã ra quyết định xử phạt chứng minh mình đã nộp phạt để lấy lại giấy tờ, phương tiện. Quá trình này nhanh thì giải quyết xong trong ngày còn trong trường hợp tạm giữ phương tiện thì cũng phải tính hàng tuần.
Bên cạnh đó, Pháp luật hiện hành không qui định cụ thể thời gian buộc phải lập biên bản vi phạm kể từ ngày phát hiện vi phạm hành chính. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng vi phạm pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính. Thực tế, có rất nhiều trường hợp việc lập biên bản không được tiến hành tại thời điểm phát hiện vi phạm mà được lập sau nhiều ngày kể từ ngày vi phạm hành chính thực hiện và bị phát hiện. Do đó, biên bản không phản ánh đúng tính chất, mức độ vi phạm.